Thuế giảm, giá ôtô giảm, bù thu ngân sách ở đâu?
Thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống còn 0% sẽ khiến số thu ngân sách từ mỗi chiếc xe ASEAN nhập khẩu về giảm từ trăm triệu đến cả tỉ đồng
Sở hữu một chiếc ôtô là ước mơ của nhiều gia đình ở Việt Nam. Thời điểm hiện nay, nhiều đại lý và người mua xe đã cảm nhận được sự giảm nhiệt mạnh của thị trường ôtô từ các chương trình giảm giá.
Tuy vậy, sức mua vẫn không được cải thiện do kì vọng thuế nhập khẩu về 0% vào đầu năm tới (kể từ năm 2018 thì thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN theo cam kết sẽ giảm còn 0%) đang khiến nhiều người tin rằng giá xe còn thấp hơn nữa. Liệu kì vọng này có trở thành hiện thực và các chính sách thuế của Việt Nam sẽ có thay đổi gì để thích ứng với cắt giảm thuế hàng loạt khi hội nhập.
Câu trả lời có trong số phát sóng ngày 23/8 của chương trình Hội nhập trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc, khách mời của chương trình cho biết, thuế nhập khẩu đã được cắt giảm rất nhiều lần, tuy nhiên khi theo dõi lộ trình về xe ôtô, có thể nhận thấy không phải mỗi lần giảm thuế nhập khẩu, giá xe đều giảm xuống.
Cũng theo bà Cúc, thuế nhập khẩu cơ cấu là thuế gián thu nằm trong giá bán nhưng không phải cứ thuế giảm bao nhiêu là nhà nhập khẩu phải giảm giá xuống tương ứng. Bởi vậy, việc giá bán xe ôtô có giảm hay không còn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, chiến lược và phân khúc thị trường mà họ hướng tới.
Từ ngày 1 /1/2018, khi thuế nhập khẩu xuống còn 0%, giá xe nhập khẩu từ ASEAN chỉ phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng, tức là giá một chiếc xe ôtô rơi vào khoảng 330 triệu đồng chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, xe nhập khẩu từ các nước khác vẫn là 429 triệu, đắt hơn xe nhập khẩu từ ASEAN gần 100 triệu.
Thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống còn 0% sẽ khiến số thu ngân sách từ mỗi chiếc xe ASEAN nhập khẩu về giảm từ trăm triệu đến cả tỉ đồng. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, Bộ Tài Chính đòi hỏi sẽ phải có các khoản hồi thu nhưng phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
“Đối với các khu vực ngoài quốc doanh, hiện nay chúng ta vẫn còn thất thu đối với khu vực này. Với mức thất thu này, nếu chúng ta tăng cường quản lý tốt thì có thể tăng được nguồn thu để bù đắp lại những thiếu hụt trước đây. Mới đây, Chính phủ Việt Nam mới ban hành Nghị định 20 về chống chuyển giá. Nếu có thể thực hiện tốt Nghị định của Chính phủ về chống chuyển giá thì cũng có thể góp phần tăng thu vào ngân sách Nhà nước”, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài Chính, cho biết.
Trong những năm tới, hội nhập sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vươn ra ngoài thị trường trong nước nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho hàng hóa nội địa và đặc biệt là thu ngân sách Nhà nước, nhất là khi số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp mở ra cơ hội cho nhiều ngành như xây dựng hạ tầng, giao thông, du lịch, dịch vụ. Và khi những ngành dịch vụ này phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách một cách hiệu quả và bền vững.
Tuy vậy, sức mua vẫn không được cải thiện do kì vọng thuế nhập khẩu về 0% vào đầu năm tới (kể từ năm 2018 thì thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN theo cam kết sẽ giảm còn 0%) đang khiến nhiều người tin rằng giá xe còn thấp hơn nữa. Liệu kì vọng này có trở thành hiện thực và các chính sách thuế của Việt Nam sẽ có thay đổi gì để thích ứng với cắt giảm thuế hàng loạt khi hội nhập.
Câu trả lời có trong số phát sóng ngày 23/8 của chương trình Hội nhập trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas - Công ty Cổ phần, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty Cổ phần Peacelife Việt Nam và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc, khách mời của chương trình cho biết, thuế nhập khẩu đã được cắt giảm rất nhiều lần, tuy nhiên khi theo dõi lộ trình về xe ôtô, có thể nhận thấy không phải mỗi lần giảm thuế nhập khẩu, giá xe đều giảm xuống.
Cũng theo bà Cúc, thuế nhập khẩu cơ cấu là thuế gián thu nằm trong giá bán nhưng không phải cứ thuế giảm bao nhiêu là nhà nhập khẩu phải giảm giá xuống tương ứng. Bởi vậy, việc giá bán xe ôtô có giảm hay không còn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, chiến lược và phân khúc thị trường mà họ hướng tới.
Từ ngày 1 /1/2018, khi thuế nhập khẩu xuống còn 0%, giá xe nhập khẩu từ ASEAN chỉ phải chịu 10% thuế giá trị gia tăng, tức là giá một chiếc xe ôtô rơi vào khoảng 330 triệu đồng chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, xe nhập khẩu từ các nước khác vẫn là 429 triệu, đắt hơn xe nhập khẩu từ ASEAN gần 100 triệu.
Thuế nhập khẩu ôtô giảm xuống còn 0% sẽ khiến số thu ngân sách từ mỗi chiếc xe ASEAN nhập khẩu về giảm từ trăm triệu đến cả tỉ đồng. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, Bộ Tài Chính đòi hỏi sẽ phải có các khoản hồi thu nhưng phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
“Đối với các khu vực ngoài quốc doanh, hiện nay chúng ta vẫn còn thất thu đối với khu vực này. Với mức thất thu này, nếu chúng ta tăng cường quản lý tốt thì có thể tăng được nguồn thu để bù đắp lại những thiếu hụt trước đây. Mới đây, Chính phủ Việt Nam mới ban hành Nghị định 20 về chống chuyển giá. Nếu có thể thực hiện tốt Nghị định của Chính phủ về chống chuyển giá thì cũng có thể góp phần tăng thu vào ngân sách Nhà nước”, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài Chính, cho biết.
Trong những năm tới, hội nhập sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam vươn ra ngoài thị trường trong nước nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho hàng hóa nội địa và đặc biệt là thu ngân sách Nhà nước, nhất là khi số thu thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp mở ra cơ hội cho nhiều ngành như xây dựng hạ tầng, giao thông, du lịch, dịch vụ. Và khi những ngành dịch vụ này phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách một cách hiệu quả và bền vững.