Thượng viện Mỹ chính thức thông qua dự luật Phố Wall
Với tỷ lệ 60 phiếu thuận/39 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua dự luật Phố Wall
Với 60 phiếu thuận trên 39 phiếu chống, sáng sớm nay (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua dự luật cải cách ngành tài chính sâu rộng nhất kể từ sau Đại suy thoái những năm 1930.
Theo hãng tin AP, Thượng viện đã nhất trí chấm dứt các cuộc tranh luận về dự luật Phố Wall, sau khi các nghị sỹ đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ quan trọng từ 3 thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa là Scott Brown, Olympia Snowe và Susan Collins.
Sau cuộc bỏ phiếu này, dự luật sẽ được chuyển lên Tổng thống Barack Obama để ký thành luật.
Trước đó, tối 30/6, với 237 phiếu thuận và 192 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua văn kiện cuối cùng của dự luật cải cách Phố Wall và chuyển lên Thượng viện để thông qua lần cuối.
Dự luật cải cách Phố Wall được xem là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ. Đây là dự luật cải cách mạnh mẽ và sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930.
Sau chương trình cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, dự luật Phố Wall hiện được xem là ưu tiên đối nội hàng đầu của Tổng thống Barack Obama.
Dự luật dày khoảng 2.000 trang đưa ra một loạt biện pháp cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro.
Dự luận cũng sẽ tạo ra một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và ngăn cản việc dùng số tiền tiết kiệm của dân chúng vào việc giải cứu các tập đoàn tài chính lớn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13/7 cho rằng, dự luật cải cách Phố Wall tốt cho nền kinh tế tổng thể, và Thượng viện Mỹ nên “bật đèn xanh” cho dự luật này càng sớm càng tốt.
Theo Tân Hoa Xã, trong một tuyên bố, ông Obama đã nói rằng, dự luật này sẽ giúp ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự như cơn bão tài chính 2007-2009. Dự luật này sẽ tốt cho nước Mỹ, cũng như đối với nền kinh tế tổng thể của quốc gia này.
Theo hãng tin AP, Thượng viện đã nhất trí chấm dứt các cuộc tranh luận về dự luật Phố Wall, sau khi các nghị sỹ đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ quan trọng từ 3 thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa là Scott Brown, Olympia Snowe và Susan Collins.
Sau cuộc bỏ phiếu này, dự luật sẽ được chuyển lên Tổng thống Barack Obama để ký thành luật.
Trước đó, tối 30/6, với 237 phiếu thuận và 192 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua văn kiện cuối cùng của dự luật cải cách Phố Wall và chuyển lên Thượng viện để thông qua lần cuối.
Dự luật cải cách Phố Wall được xem là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ. Đây là dự luật cải cách mạnh mẽ và sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930.
Sau chương trình cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, dự luật Phố Wall hiện được xem là ưu tiên đối nội hàng đầu của Tổng thống Barack Obama.
Dự luật dày khoảng 2.000 trang đưa ra một loạt biện pháp cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro.
Dự luận cũng sẽ tạo ra một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và ngăn cản việc dùng số tiền tiết kiệm của dân chúng vào việc giải cứu các tập đoàn tài chính lớn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13/7 cho rằng, dự luật cải cách Phố Wall tốt cho nền kinh tế tổng thể, và Thượng viện Mỹ nên “bật đèn xanh” cho dự luật này càng sớm càng tốt.
Theo Tân Hoa Xã, trong một tuyên bố, ông Obama đã nói rằng, dự luật này sẽ giúp ngăn chặn khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự như cơn bão tài chính 2007-2009. Dự luật này sẽ tốt cho nước Mỹ, cũng như đối với nền kinh tế tổng thể của quốc gia này.