Thụy Điển “khốn khổ” vì thu được... quá nhiều thuế
Do lãi suất âm, các công ty và người dân Thụy Điển đang đua nhau nộp thừa thuế cho nhà nước
Chính phủ Thụy Điển đang phải đối mặt với một “nỗi khổ khác người”: thu được quá nhiều thuế.
Theo hãng tin CNBC, lãi suất âm đã khiến những mức thuế vào hàng cao nhất thế giới của Thụy Điển bớt “chát” hơn đối với doanh nghiệp và cá nhân ở nước này. Các công ty và người dân Thụy Điển đang đua nhau nộp thừa thuế cho nhà nước, bởi việc nộp thuế mang lại cho họ mức lợi nhuận tương đối hấp dẫn.
Dữ liệu công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy trong năm 2016, Chính phủ Thụy Điển đạt thặng dư ngân sách 85 tỷ Krona, tương đương 9,5 tỷ USD. Trong đó, khoảng 40 tỷ Krona đến từ những khoản thuế được cố tình nộp thừa. Chính phủ Thụy Điển sẽ phải trả lại cho doanh nghiệp và cá nhân số tiền tương đương khoảng 4,4 tỷ USD thuế nộp thừa trong năm 2016.
Chính phủ Thụy Điển không muốn người dân tiếp tục nộp thừa thuế, nhưng cơ quan quản lý nợ quốc gia của nước này thừa nhận rằng nỗ lực của họ có lẽ là không đủ.
“Chúng tôi không thể làm gì hơn. Đó đơn giản chỉ là hệ quả của lãi suất hiện nay”, ông Marten Bjellerup, trưởng bộ phận dự báo văn phòng nợ quốc gia của Thụy Điển, phát biểu.
Tình trạng nộp thuế thừa có chủ đích là một hệ quả không được lường trước từ những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nhằm kích thích lạm phát thông qua hạ lãi suất dưới 0% cách đây 2 năm.
Trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lao dốc, theo luật thuế của Thụy Điển, tiền thừa trong tài khoản thuế của người đóng thuế vẫn được hưởng lãi suất tối thiểu 0,56% mỗi năm. Điều này khiến nhiều người tận dụng tài khoản thuế làm nơi giữ tiền thay cho tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng.
Tờ Financial Times nói rằng hầu hết các chính phủ trên thế giới đều vui nếu thặng dư ngân sách hàng năm cao gấp đôi dự báo. Tuy nhiên, Stockholm lại phàn nàn rằng việc “vay mượn không tự nguyện” từ người dân sẽ khiến Chính phủ thiệt hại khoảng 800 triệu Krona trong năm 2016-2017 so với việc vay tiền theo lãi suất thị trường.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở Thụy Sỹ, quốc gia áp dụng lãi suất âm vào năm 2015. Ông Olle Holmgren, chiến lược gia trưởng về Thụy Điển của SEB, nói rằng việc doanh nghiệp và người dân nộp thuế thừa mà Chính phủ không thể lường trước “gây một chút khó khăn cho văn phòng nợ quốc gia”.
“Họ không biết số tiền thừa sẽ ở bao lâu trong tài khoản. Nếu số tiền đó bị rút, họ sẽ phải tìm nguồn vốn ở nơi khác. Vấn đề này có thể xử lý, nhưng tạo ra một nhân tố bất ổn mới trong quy trình ngân sách và vay mượn”, ông Holmgren phát biểu.
Hiện nay, Chính phủ Thụy Điển đã dừng trả lãi suất đối với số dư tài khoản thuế, nhưng văn phòng nợ quốc gia nước này cho rằng ngay cả lãi suất 0% vẫn có thể thu hút các công ty. Lãi suất liên ngân hàng ở Stockholm, loại lãi suất mà văn phòng nợ quốc gia sử dụng như một lãi suất tham chiếu, đã ở mức âm kể từ tháng 3/2015.
Ông Holmgren cho biết một số khách hàng doanh nghiệp của SEB “tỏ ý sẵn sàng giữ thặng dư tài khoản thuế cho dù quy định đã thay đổi”.
Không may cho văn phòng nợ quốc gia của Thụy Điển là ít có khả năng vấn đề sẽ sớm được giải quyết. Trong cuộc họp chính sách gần nhất diễn ra vào tuần trước, Ngân hàng Trung ương nước này nói nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất sâu hơn trong lãnh địa âm, thay vì sớm tăng lãi suất trở lại.
Theo hãng tin CNBC, lãi suất âm đã khiến những mức thuế vào hàng cao nhất thế giới của Thụy Điển bớt “chát” hơn đối với doanh nghiệp và cá nhân ở nước này. Các công ty và người dân Thụy Điển đang đua nhau nộp thừa thuế cho nhà nước, bởi việc nộp thuế mang lại cho họ mức lợi nhuận tương đối hấp dẫn.
Dữ liệu công bố hôm thứ Tư tuần này cho thấy trong năm 2016, Chính phủ Thụy Điển đạt thặng dư ngân sách 85 tỷ Krona, tương đương 9,5 tỷ USD. Trong đó, khoảng 40 tỷ Krona đến từ những khoản thuế được cố tình nộp thừa. Chính phủ Thụy Điển sẽ phải trả lại cho doanh nghiệp và cá nhân số tiền tương đương khoảng 4,4 tỷ USD thuế nộp thừa trong năm 2016.
Chính phủ Thụy Điển không muốn người dân tiếp tục nộp thừa thuế, nhưng cơ quan quản lý nợ quốc gia của nước này thừa nhận rằng nỗ lực của họ có lẽ là không đủ.
“Chúng tôi không thể làm gì hơn. Đó đơn giản chỉ là hệ quả của lãi suất hiện nay”, ông Marten Bjellerup, trưởng bộ phận dự báo văn phòng nợ quốc gia của Thụy Điển, phát biểu.
Tình trạng nộp thuế thừa có chủ đích là một hệ quả không được lường trước từ những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nhằm kích thích lạm phát thông qua hạ lãi suất dưới 0% cách đây 2 năm.
Trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lao dốc, theo luật thuế của Thụy Điển, tiền thừa trong tài khoản thuế của người đóng thuế vẫn được hưởng lãi suất tối thiểu 0,56% mỗi năm. Điều này khiến nhiều người tận dụng tài khoản thuế làm nơi giữ tiền thay cho tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng.
Tờ Financial Times nói rằng hầu hết các chính phủ trên thế giới đều vui nếu thặng dư ngân sách hàng năm cao gấp đôi dự báo. Tuy nhiên, Stockholm lại phàn nàn rằng việc “vay mượn không tự nguyện” từ người dân sẽ khiến Chính phủ thiệt hại khoảng 800 triệu Krona trong năm 2016-2017 so với việc vay tiền theo lãi suất thị trường.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở Thụy Sỹ, quốc gia áp dụng lãi suất âm vào năm 2015. Ông Olle Holmgren, chiến lược gia trưởng về Thụy Điển của SEB, nói rằng việc doanh nghiệp và người dân nộp thuế thừa mà Chính phủ không thể lường trước “gây một chút khó khăn cho văn phòng nợ quốc gia”.
“Họ không biết số tiền thừa sẽ ở bao lâu trong tài khoản. Nếu số tiền đó bị rút, họ sẽ phải tìm nguồn vốn ở nơi khác. Vấn đề này có thể xử lý, nhưng tạo ra một nhân tố bất ổn mới trong quy trình ngân sách và vay mượn”, ông Holmgren phát biểu.
Hiện nay, Chính phủ Thụy Điển đã dừng trả lãi suất đối với số dư tài khoản thuế, nhưng văn phòng nợ quốc gia nước này cho rằng ngay cả lãi suất 0% vẫn có thể thu hút các công ty. Lãi suất liên ngân hàng ở Stockholm, loại lãi suất mà văn phòng nợ quốc gia sử dụng như một lãi suất tham chiếu, đã ở mức âm kể từ tháng 3/2015.
Ông Holmgren cho biết một số khách hàng doanh nghiệp của SEB “tỏ ý sẵn sàng giữ thặng dư tài khoản thuế cho dù quy định đã thay đổi”.
Không may cho văn phòng nợ quốc gia của Thụy Điển là ít có khả năng vấn đề sẽ sớm được giải quyết. Trong cuộc họp chính sách gần nhất diễn ra vào tuần trước, Ngân hàng Trung ương nước này nói nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất sâu hơn trong lãnh địa âm, thay vì sớm tăng lãi suất trở lại.