“Tiền hậu bất nhất” về lỗ, lãi của Petrolimex
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã chính thức trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lỗ, lãi của Petrolimex
Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu
chung của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong các năm từ
2006 - 2010 đều lỗ, trừ năm 2009.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại văn bản trả lời chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng về hoạt động kinh doanh của Petrolimex.
Dù trước đó, cũng chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã khẳng định trước Quốc hội và cử tri cả nước tại phiên trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp chiều 24/11 là ba năm gần đây (2008, 2009, 2010) nếu nói riêng về kinh doanh xăng dầu của Petrolimex “thì là lỗ”.
Ở chất vấn của mình, đại biểu Hùng đặt vấn đề: kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thực chất là lỗ hay lãi? Nếu là lãi thì tại sao nhiều năm Nhà nước phải bù lỗ? Nếu là lỗ thì tại sao vừa rồi Petrolimex lại báo cáo là lãi? Một số công ty xăng dầu ở địa phương khi báo cáo thành tích để đề nghị khen thưởng huân chương cũng đều báo cáo là lãi.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của Petrolimex được thực hiện thế nào? Cơ chế điều hành giá đã thật sự minh bạch chưa, đại biểu Hùng chất vấn.
Tại văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng khẳng định: kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu chung của Petrolimex qua các năm từ 2006 - 2010 đều lỗ, trừ 2009.
Tuy nhiên, con số cụ thể hơn về vấn đề này đã không được Bộ trưởng nêu.
Cũng theo Bộ trưởng Hoàng, đối với các hoạt động ngoài kinh doanh xăng dầu, Petrolimex tổ chức kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Theo quy định, lãi từ các hoạt động này được để lại cho doanh nghiệp, không sử dụng cho việc bù lỗ kinh doanh xăng dầu.
Văn bản trả lời chất vấn còn cho biết, tại bản công bố chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Petrolimex, đơn vị này đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa phù hợp với số liệu trên bản báo cáo tài chính (kết quả lãi/lỗ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp), trong đó lãi (lợi nhuận) trước thuế các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 1.018, 3.216 và 314 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, các số liệu và tình hình trên sẽ được đánh giá về mức độ chính xác sau khi có kết quả thẩm tra của Bộ Tài chính”.
Liên quan đến một số công ty xăng dầu ở địa phương đều báo lãi khi xin khen thưởng, người đứng đầu ngành công thương trả lời rằng, các công ty xăng dầu thành viên hạch toán độc lập, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh được tổng hợp từ cả kinh doanh xăng dầu và các hoạt động khác, và lỗ/lãi của mỗi công ty là khác nhau.
Với 4 trang trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng cũng giải thích khá nhiều về vấn đề quản lý nhà nước và cơ chế điều hành giá xăng dầu. Đồng thời khẳng định “Bộ Công Thương đã thực hiện đúng vai trò phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng, dầu theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/ NĐ-CP mà còn bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ…”.
Chờ đợi một thời gian khá dài mới nhận được câu trả lời chất vấn, song đại biểu Hùng cho biết, ông vẫn muốn có báo cáo kết quả kiểm toán.
Có lẽ, đây cũng là nguồn thông tin mà nhiều vị đại biểu và cử tri cũng mong muốn được tiếp cận, khi mà câu trả lời về lỗ, lãi của Petrolimex không chỉ không thống nhất giữa các bộ trưởng, mà còn “tiền hậu bất nhất” từ chính Bộ trưởng Hoàng.
Rồi, trong khi Bộ Tài chính cho rằng khoản lỗ của Petrolimex có nguyên nhân là do đã chi phí thù lao cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức thì lãnh đạo Bộ Công Thương lại cho rằng, mức thù lao quá cũ này chưa được thay đổi là do lỗi của các bộ.
Có lẽ, thực hư chuyện lỗ, lãi của Petrolimex và rộng hơn là sự minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, vẫn chỉ là câu hỏi.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại văn bản trả lời chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng về hoạt động kinh doanh của Petrolimex.
Dù trước đó, cũng chính Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã khẳng định trước Quốc hội và cử tri cả nước tại phiên trả lời chất vấn được truyền hình trực tiếp chiều 24/11 là ba năm gần đây (2008, 2009, 2010) nếu nói riêng về kinh doanh xăng dầu của Petrolimex “thì là lỗ”.
Ở chất vấn của mình, đại biểu Hùng đặt vấn đề: kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thực chất là lỗ hay lãi? Nếu là lãi thì tại sao nhiều năm Nhà nước phải bù lỗ? Nếu là lỗ thì tại sao vừa rồi Petrolimex lại báo cáo là lãi? Một số công ty xăng dầu ở địa phương khi báo cáo thành tích để đề nghị khen thưởng huân chương cũng đều báo cáo là lãi.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của Petrolimex được thực hiện thế nào? Cơ chế điều hành giá đã thật sự minh bạch chưa, đại biểu Hùng chất vấn.
Tại văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng khẳng định: kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu chung của Petrolimex qua các năm từ 2006 - 2010 đều lỗ, trừ 2009.
Tuy nhiên, con số cụ thể hơn về vấn đề này đã không được Bộ trưởng nêu.
Cũng theo Bộ trưởng Hoàng, đối với các hoạt động ngoài kinh doanh xăng dầu, Petrolimex tổ chức kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Theo quy định, lãi từ các hoạt động này được để lại cho doanh nghiệp, không sử dụng cho việc bù lỗ kinh doanh xăng dầu.
Văn bản trả lời chất vấn còn cho biết, tại bản công bố chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Petrolimex, đơn vị này đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa phù hợp với số liệu trên bản báo cáo tài chính (kết quả lãi/lỗ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp), trong đó lãi (lợi nhuận) trước thuế các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 1.018, 3.216 và 314 tỷ đồng.
“Tuy nhiên, các số liệu và tình hình trên sẽ được đánh giá về mức độ chính xác sau khi có kết quả thẩm tra của Bộ Tài chính”.
Liên quan đến một số công ty xăng dầu ở địa phương đều báo lãi khi xin khen thưởng, người đứng đầu ngành công thương trả lời rằng, các công ty xăng dầu thành viên hạch toán độc lập, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh được tổng hợp từ cả kinh doanh xăng dầu và các hoạt động khác, và lỗ/lãi của mỗi công ty là khác nhau.
Với 4 trang trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hoàng cũng giải thích khá nhiều về vấn đề quản lý nhà nước và cơ chế điều hành giá xăng dầu. Đồng thời khẳng định “Bộ Công Thương đã thực hiện đúng vai trò phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng, dầu theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/ NĐ-CP mà còn bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ…”.
Chờ đợi một thời gian khá dài mới nhận được câu trả lời chất vấn, song đại biểu Hùng cho biết, ông vẫn muốn có báo cáo kết quả kiểm toán.
Có lẽ, đây cũng là nguồn thông tin mà nhiều vị đại biểu và cử tri cũng mong muốn được tiếp cận, khi mà câu trả lời về lỗ, lãi của Petrolimex không chỉ không thống nhất giữa các bộ trưởng, mà còn “tiền hậu bất nhất” từ chính Bộ trưởng Hoàng.
Rồi, trong khi Bộ Tài chính cho rằng khoản lỗ của Petrolimex có nguyên nhân là do đã chi phí thù lao cho tổng đại lý, đại lý có thời điểm cao hơn mức chi phí kinh doanh xăng dầu định mức thì lãnh đạo Bộ Công Thương lại cho rằng, mức thù lao quá cũ này chưa được thay đổi là do lỗi của các bộ.
Có lẽ, thực hư chuyện lỗ, lãi của Petrolimex và rộng hơn là sự minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, vẫn chỉ là câu hỏi.