Tiền mặt đang là “vua” ở Cyprus
Nhiều nhà hàng, trạm xăng, ki-ốt bán lẻ đang đòi khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt
Trước tình cảnh khủng hoảng ngân hàng, ngày càng nhiều nhà bán lẻ ở Cyprus yêu cầu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, còn người dân đảo quốc này thì lo lắng sẽ sớm cạn túi do các ngân hàng đóng cửa im lìm.
Cảnh đổ xô tới các máy ATM để rút tiền vẫn đang tiếp diễn tại Cyprus, trong khi ngày càng có nhiều cửa hàng từ trạm xăng, quán cà phê, ki-ốt bán lẻ cho tới nhà hàng, khách sạn yêu cầu khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và từ chối thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc séc, tờ Economic Times cho biết.
Cũng có một số cửa hàng lớn vẫn chấp nhận thanh toán qua thẻ. Ông Demos Strouthos, quản lý một nhà hàng ở trung tâm thủ đô Nicosia của Cyprus, cho biết, “chúng tôi đang chịu sức ép từ các nhà cung cấp. Họ muốn chúng tôi thanh toán tiền mặt, nên chúng tôi cũng đành phải đòi khách hàng trả bằng tiền mặt”.
“Trong vòng 3 ngày qua, việc kinh doanh của nhà hàng chúng tôi đã giảm sút tới 70%. Thông thường vào ngày thứ 6 và dịp cuối tuần, nhà hàng của chúng tôi luôn chật kín khách đặt bàn trước, nhưng trong ba ngày tới, chúng tôi rất khó khăn. Không biết tuần tới có mở cửa hàng không nữa”, ông Strouthos nói.
Theo một phóng viên của hãng tin AFP, các trạm xăng trong thủ đô Nicosia vẫn chứa đầy xăng, dầu nhưng khách hàng tới mua buộc phải thanh toán bằng tiền mặt.
Quản lý một trạm xăng ở đại lộ Makarios nói, “hiện chúng tôi chỉ chấp nhận thanh toán tiền mặt. Hai ngày qua, chúng tôi phải thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt. Chúng tôi không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặc biệt là những thẻ thanh toán của ngân hàng Laiki (ngân hàng lớn thứ 2 của Cyprus)”.
Chủ tịch Hiệp hội Các chủ doanh nghiệp xăng dầu Cyprus, ông Stephanos Stephanou, cho biết, hiện các trạm xăng dầu đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, nếu họ không có tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung cấp. Đảo quốc này có đủ dự trữ nhiên liệu, nhưng chủ các trạm lại thiếu tiền mặt để thanh toán.
Trong lúc này, Chính phủ Cyprus đang cố gắng tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua ở đảo quốc này. Hôm trước, Liên minh châu Âu đã ra hạn chót cho Nicosia phải huy động được 5,8 tỷ Euro, để được giải ngân khoản vay 10 tỷ Euro giải cứu ngân hàng từ khối này.
Hôm 22/3, các nhà chức trách tại Cyprus đã đạt được một số thỏa thuận nhất định, đáp ứng được một phần các điều kiện giải ngân. Dự kiến, cuối tuần này, các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu sẽ tiến hành nhóm họp để bàn việc sửa đổi các điều kiện cho vay liên quan tới khoản cứu trợ sẽ được chi cho đảo Cyprus.
Tuy nhiên, trong lúc này, một số nguồn tin cũng nói rằng, châu Âu đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là loại bỏ Cộng hòa Cyprus ra khỏi Khu vực đồng tiền chung Euro, nhằm tránh để cuộc khủng hoảng tài chính tại đảo quốc này lây lan sang những thành viên đang nặng nợ khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy.
Kịch bản này có thể xảy ra nếu thỏa thuận cứu trợ không được thông qua và Cyprus phải tuyên bố tự vỡ nợ và hệ thống ngân hàng nước này sẽ sụp đổ. Chính phủ Cyprus không đủ khả năng cứu trợ ngành ngân hàng và hiện các nhà đầu tư đang từ chối cho vay tiền. Nếu không được vay tiền, thảm họa khó tránh khỏi.
Cũng theo những nguồn tin này, mặc dù chưa thể đánh giá được tác động đối với Khu vực đồng tiền chung từ việc Cyprus vỡ nợ và rời khỏi nhóm này. Tuy nhiên, với quy mô tương đối nhỏ của nền kinh tế Cộng hòa Cyprus thì nguy cơ sụp đổ liên hoàn giữa các thành viên Khu vực đồng tiền chung là tương đối thấp.
Cảnh đổ xô tới các máy ATM để rút tiền vẫn đang tiếp diễn tại Cyprus, trong khi ngày càng có nhiều cửa hàng từ trạm xăng, quán cà phê, ki-ốt bán lẻ cho tới nhà hàng, khách sạn yêu cầu khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và từ chối thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc séc, tờ Economic Times cho biết.
Cũng có một số cửa hàng lớn vẫn chấp nhận thanh toán qua thẻ. Ông Demos Strouthos, quản lý một nhà hàng ở trung tâm thủ đô Nicosia của Cyprus, cho biết, “chúng tôi đang chịu sức ép từ các nhà cung cấp. Họ muốn chúng tôi thanh toán tiền mặt, nên chúng tôi cũng đành phải đòi khách hàng trả bằng tiền mặt”.
“Trong vòng 3 ngày qua, việc kinh doanh của nhà hàng chúng tôi đã giảm sút tới 70%. Thông thường vào ngày thứ 6 và dịp cuối tuần, nhà hàng của chúng tôi luôn chật kín khách đặt bàn trước, nhưng trong ba ngày tới, chúng tôi rất khó khăn. Không biết tuần tới có mở cửa hàng không nữa”, ông Strouthos nói.
Theo một phóng viên của hãng tin AFP, các trạm xăng trong thủ đô Nicosia vẫn chứa đầy xăng, dầu nhưng khách hàng tới mua buộc phải thanh toán bằng tiền mặt.
Quản lý một trạm xăng ở đại lộ Makarios nói, “hiện chúng tôi chỉ chấp nhận thanh toán tiền mặt. Hai ngày qua, chúng tôi phải thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt. Chúng tôi không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, đặc biệt là những thẻ thanh toán của ngân hàng Laiki (ngân hàng lớn thứ 2 của Cyprus)”.
Chủ tịch Hiệp hội Các chủ doanh nghiệp xăng dầu Cyprus, ông Stephanos Stephanou, cho biết, hiện các trạm xăng dầu đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, nếu họ không có tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung cấp. Đảo quốc này có đủ dự trữ nhiên liệu, nhưng chủ các trạm lại thiếu tiền mặt để thanh toán.
Trong lúc này, Chính phủ Cyprus đang cố gắng tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua ở đảo quốc này. Hôm trước, Liên minh châu Âu đã ra hạn chót cho Nicosia phải huy động được 5,8 tỷ Euro, để được giải ngân khoản vay 10 tỷ Euro giải cứu ngân hàng từ khối này.
Hôm 22/3, các nhà chức trách tại Cyprus đã đạt được một số thỏa thuận nhất định, đáp ứng được một phần các điều kiện giải ngân. Dự kiến, cuối tuần này, các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu sẽ tiến hành nhóm họp để bàn việc sửa đổi các điều kiện cho vay liên quan tới khoản cứu trợ sẽ được chi cho đảo Cyprus.
Tuy nhiên, trong lúc này, một số nguồn tin cũng nói rằng, châu Âu đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất là loại bỏ Cộng hòa Cyprus ra khỏi Khu vực đồng tiền chung Euro, nhằm tránh để cuộc khủng hoảng tài chính tại đảo quốc này lây lan sang những thành viên đang nặng nợ khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy.
Kịch bản này có thể xảy ra nếu thỏa thuận cứu trợ không được thông qua và Cyprus phải tuyên bố tự vỡ nợ và hệ thống ngân hàng nước này sẽ sụp đổ. Chính phủ Cyprus không đủ khả năng cứu trợ ngành ngân hàng và hiện các nhà đầu tư đang từ chối cho vay tiền. Nếu không được vay tiền, thảm họa khó tránh khỏi.
Cũng theo những nguồn tin này, mặc dù chưa thể đánh giá được tác động đối với Khu vực đồng tiền chung từ việc Cyprus vỡ nợ và rời khỏi nhóm này. Tuy nhiên, với quy mô tương đối nhỏ của nền kinh tế Cộng hòa Cyprus thì nguy cơ sụp đổ liên hoàn giữa các thành viên Khu vực đồng tiền chung là tương đối thấp.