Tiếp tục bỏ ngỏ khả năng áp dụng “đường bay vàng”
Cơ quan chức năng nói vẫn cần "tiếp tục nghiên cứu" các nội dung trong đề xuất của ông Trần Đình Bá
Hội thảo chuyên đề về đề xuất “Hạch toán có lãi cho hàng không quốc gia Việt Nam theo phương pháp Trần Đình Bá” do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức chiều 13/2 tại Hà Nội đã kết thúc mà không đưa tới một kết luận chính thức nào.
TS. Trần Đình Bá, người đã từng có thời gian thực tế tại học viện hàng không nước ngoài, tác giả của phương pháp nói trên đã được yêu cầu tiếp tục nghiên cứu và chứng minh tính khả thi của đề án, chứng minh cơ sở khoa học của công thức toán học đã đưa ra và phải có hội đồng đánh giá công thức này.
Ban tổ chức cũng cho biết sẽ đưa vấn đề ông Bá đề xuất ra thảo luận, nghiên cứu rộng rãi để có kiến nghị chính thức lên Chính phủ.
Trước đó, bản đề xuất của ông Trần Đình Bá đã đưa ra công thức tính toán theo đó nếu điều chỉnh đường bay theo phương pháp của ông, Vietnam Airlines có thể thu lợi nhuận 120 triệu USD mỗi năm.
Tính toán của vị chuyên gia này cho hay đường bay Hà Nội - Tp. HCM bay vòng qua Đà Nẵng như hiện nay đã lỗi thời, chỉ đạt hiệu quả 73,3% vì phải gánh chịu 26,7% công vô ích. Do đó, mỗi ngày Vietnam Airlines lãng phí 115 tấn nhiên liệu, 25 giờ bay và mỗi năm lãng phí 42.000 tấn nhiên liệu, 9.125 giờ bay, tương đương 87 triệu USD.
Tương tự, các đường bay quan trọng khác cũng đang bị lãng phí nhiên liệu và thời gian do phải bay vòng. Nếu đổi mới đường bay theo phương pháp bay thẳng, Vietnam Airlines sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian bay và trung bình mỗi năm thu lợi 120 triệu USD, chuyển từ tình trạng kinh doanh lỗ sang lãi và tránh gây áp lực tăng giá vé.
Trong một báo cáo gửi Bộ giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam cho hay công tác tối ưu hóa đường hàng không và phương thức bay đã và đang được tiến hành lâu nay.
Sau một thời gian nghiên cứu, tổ công tác đã xây dựng kế hoạch đề xuất thiết lập mới và điều chỉnh các nhóm đường hàng không nội địa, quốc tế và đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện từ tháng 2/2009.
Từ khi các đường hàng không mới và được điều chỉnh đi vào hoạt động, hiệu quả khai thác là rất cao, rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thời gian chuyến bay, thuận lợi cho việc sử dụng tàu bay và giảm một lượng lớn khí thải góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận và đánh giá rất cao nỗ lực và kết quả đạt được của hàng không dân dụng Việt Nam trong hoạt động này.
Đối với đề xuất về việc mở đường hàng không thẳng Hà Nội - Tp.HCM, cơ quan này cho biết việc nghiên cứu đã được tiến hành từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước song vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là lý do về kỹ thuật, nên ý tưởng này đã không trở thành hiện thực.
Năm 2008, trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật - công nghệ và khai thác, Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành một đợt rà soát, đề xuất điều chỉnh, hợp lý hóa cấu trúc đường hàng không trong nỗ lực giảm thời gian bay và bảo vệ môi trường.
Ý kiến mở đường hàng không bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua lãnh thổ Lào và Campuchia cũng đã được đưa ra thảo luận nhưng chưa thực hiện được.
Cuối tháng 3/2009, Cục Hàng không Việt Nam nhận được đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn về đề xuất mở đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM dọc theo kinh tuyến 106° đông. Sau khi nhận được đề nghị nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức gặp, trao đổi trực tiếp với ông Mai Trọng Tuấn và tổ chức các hội nghị lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.
Tuy nhiên, sau khi tổ chức nghiên cứu đề xuất của ông Tuấn, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Trung ương theo đó việc mở đường bay thẳng này là chưa phù hợp và sau nhiều cuộc tranh luận khác, Văn phòng Chính phủ đã có văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt việc nghiên cứu đề xuất này.
TS. Trần Đình Bá, người đã từng có thời gian thực tế tại học viện hàng không nước ngoài, tác giả của phương pháp nói trên đã được yêu cầu tiếp tục nghiên cứu và chứng minh tính khả thi của đề án, chứng minh cơ sở khoa học của công thức toán học đã đưa ra và phải có hội đồng đánh giá công thức này.
Ban tổ chức cũng cho biết sẽ đưa vấn đề ông Bá đề xuất ra thảo luận, nghiên cứu rộng rãi để có kiến nghị chính thức lên Chính phủ.
Trước đó, bản đề xuất của ông Trần Đình Bá đã đưa ra công thức tính toán theo đó nếu điều chỉnh đường bay theo phương pháp của ông, Vietnam Airlines có thể thu lợi nhuận 120 triệu USD mỗi năm.
Tính toán của vị chuyên gia này cho hay đường bay Hà Nội - Tp. HCM bay vòng qua Đà Nẵng như hiện nay đã lỗi thời, chỉ đạt hiệu quả 73,3% vì phải gánh chịu 26,7% công vô ích. Do đó, mỗi ngày Vietnam Airlines lãng phí 115 tấn nhiên liệu, 25 giờ bay và mỗi năm lãng phí 42.000 tấn nhiên liệu, 9.125 giờ bay, tương đương 87 triệu USD.
Tương tự, các đường bay quan trọng khác cũng đang bị lãng phí nhiên liệu và thời gian do phải bay vòng. Nếu đổi mới đường bay theo phương pháp bay thẳng, Vietnam Airlines sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian bay và trung bình mỗi năm thu lợi 120 triệu USD, chuyển từ tình trạng kinh doanh lỗ sang lãi và tránh gây áp lực tăng giá vé.
Trong một báo cáo gửi Bộ giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam cho hay công tác tối ưu hóa đường hàng không và phương thức bay đã và đang được tiến hành lâu nay.
Sau một thời gian nghiên cứu, tổ công tác đã xây dựng kế hoạch đề xuất thiết lập mới và điều chỉnh các nhóm đường hàng không nội địa, quốc tế và đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện từ tháng 2/2009.
Từ khi các đường hàng không mới và được điều chỉnh đi vào hoạt động, hiệu quả khai thác là rất cao, rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thời gian chuyến bay, thuận lợi cho việc sử dụng tàu bay và giảm một lượng lớn khí thải góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận và đánh giá rất cao nỗ lực và kết quả đạt được của hàng không dân dụng Việt Nam trong hoạt động này.
Đối với đề xuất về việc mở đường hàng không thẳng Hà Nội - Tp.HCM, cơ quan này cho biết việc nghiên cứu đã được tiến hành từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước song vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là lý do về kỹ thuật, nên ý tưởng này đã không trở thành hiện thực.
Năm 2008, trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật - công nghệ và khai thác, Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành một đợt rà soát, đề xuất điều chỉnh, hợp lý hóa cấu trúc đường hàng không trong nỗ lực giảm thời gian bay và bảo vệ môi trường.
Ý kiến mở đường hàng không bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM qua lãnh thổ Lào và Campuchia cũng đã được đưa ra thảo luận nhưng chưa thực hiện được.
Cuối tháng 3/2009, Cục Hàng không Việt Nam nhận được đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn về đề xuất mở đường bay thẳng Hà Nội - Tp.HCM dọc theo kinh tuyến 106° đông. Sau khi nhận được đề nghị nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức gặp, trao đổi trực tiếp với ông Mai Trọng Tuấn và tổ chức các hội nghị lấy ý kiến các cơ quan có liên quan.
Tuy nhiên, sau khi tổ chức nghiên cứu đề xuất của ông Tuấn, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Trung ương theo đó việc mở đường bay thẳng này là chưa phù hợp và sau nhiều cuộc tranh luận khác, Văn phòng Chính phủ đã có văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt việc nghiên cứu đề xuất này.