Tiêu thụ dầu dự báo tăng trong năm 2014
Từ đầu năm 2013 tới nay, thị trường năng lượng liên tục chịu sức ép bởi các báo cáo về lượng tiêu thụ thấp, trong khi cung tăng
Phiên giao dịch năng lượng chính thức đêm qua (21/1), giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã tăng mạnh lên gần chạm ngưỡng 95 USD mỗi thùng, sau khi IEA nâng triển vọng lượng tiêu thụ dầu thô trong năm 2014.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay lên mức 92,5 triệu thùng mỗi ngày. Việc nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu được dự báo tăng lên được đưa ra trong bối cảnh nhà đầu tư đang lo ngại lượng cung ứng đang ngày một tăng, do đó đã giúp ích cho giá dầu thô trong ngày 21/1.
Bên cạnh vấn đề trên, giá dầu đi lên còn một phần bởi tin tức cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc cung cấp biện pháp tài chính khẩn cấp cho các ngân hàng thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp tới. Hành động đó giúp làm giảm lo ngại về sự cạn kiệt thanh khoản và đảm bảo dòng tiền tiếp tục chảy vào nền kinh tế.
Đây là bằng chứng cho thấy ngân hàng trung ương đang giám sát tình hình hàng ngày và không để thị trường tiền tệ vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát. Đối với thị trường năng lượng, theo giới phân tích, biện pháp hỗ trợ nói trên đã giúp xoa dịu phần nào lo lắng về nhu cầu tiêu thụ dầu thực sự ở nước này.
Mặc dù tình hình cung ứng dầu thô tại Libya tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới giá dầu, đặc biệt là sau khi quốc gia này cho biết đang sản xuất nhiều dầu mỏ hơn. Tuy nhiên, theo giới phân tích, hiện vẫn chưa đủ bằng chứng cho thấy lượng dầu sản xuất tăng thêm ở Libya sẽ được dùng vào hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, do đó tác động tới thị trường đã hạ.
Trong khi đó, hôm qua, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều quyết định nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, sau khi quốc gia này ngừng chương trình làm giàu uranium đúng như thỏa thuận đã ký hồi tháng 11 năm ngoái. Giới phân tích lo ngại, việc nới lỏng trừng phạt đối với Iran sẽ khiến lượng cung ứng dầu thô từ quốc gia Trung Đông tăng cao thời gian tới.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang trông chờ vào các báo cáo cung ứng xăng, dầu tuần qua tại thị trường Mỹ, để xác định phương hướng giao dịch trong tuần. Theo kế hoạch, việc công bố thống kê chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ trễ một ngày, chuyển sang ngày 23/12 (giờ Mỹ), do hôm đầu tuần thị trường đã đóng cửa để nghỉ lễ Martin Luther King Jr.
Kết thúc ngày giao dịch 21/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được 62 cent, tương ứng với mức tăng 0,7%, lên 94,99 USD mỗi thùng. Giá dầu hợp đồng tháng 3 tăng được 38 cent, tương ứng với mức 0,4% lên 94,97 USD. Trên sàn London, giá dầu thô Brent Biển Bắc tăng nhẹ 38 cent, tương ứng 0,4%, lên 106,73 USD/thùng.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc ngày 21/1, giá xăng đi ngang ở mức 2,62 USD mỗi gallon, trong khi giá dầu sưởi giảm nhẹ xuống 3,015 USD mỗi gallon. Giá khí đốt giao tháng 2 trên sàn New York tăng mạnh được 10,5 cent, tương ứng với mức tăng 2,4%, lên 4,43 USD/ triệu BTU, mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái cho đến nay, theo FactSet.
Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay lên mức 92,5 triệu thùng mỗi ngày. Việc nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu được dự báo tăng lên được đưa ra trong bối cảnh nhà đầu tư đang lo ngại lượng cung ứng đang ngày một tăng, do đó đã giúp ích cho giá dầu thô trong ngày 21/1.
Bên cạnh vấn đề trên, giá dầu đi lên còn một phần bởi tin tức cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc cung cấp biện pháp tài chính khẩn cấp cho các ngân hàng thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán sắp tới. Hành động đó giúp làm giảm lo ngại về sự cạn kiệt thanh khoản và đảm bảo dòng tiền tiếp tục chảy vào nền kinh tế.
Đây là bằng chứng cho thấy ngân hàng trung ương đang giám sát tình hình hàng ngày và không để thị trường tiền tệ vượt quá xa khỏi tầm kiểm soát. Đối với thị trường năng lượng, theo giới phân tích, biện pháp hỗ trợ nói trên đã giúp xoa dịu phần nào lo lắng về nhu cầu tiêu thụ dầu thực sự ở nước này.
Mặc dù tình hình cung ứng dầu thô tại Libya tiếp tục có những ảnh hưởng lớn tới giá dầu, đặc biệt là sau khi quốc gia này cho biết đang sản xuất nhiều dầu mỏ hơn. Tuy nhiên, theo giới phân tích, hiện vẫn chưa đủ bằng chứng cho thấy lượng dầu sản xuất tăng thêm ở Libya sẽ được dùng vào hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, do đó tác động tới thị trường đã hạ.
Trong khi đó, hôm qua, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều quyết định nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, sau khi quốc gia này ngừng chương trình làm giàu uranium đúng như thỏa thuận đã ký hồi tháng 11 năm ngoái. Giới phân tích lo ngại, việc nới lỏng trừng phạt đối với Iran sẽ khiến lượng cung ứng dầu thô từ quốc gia Trung Đông tăng cao thời gian tới.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang trông chờ vào các báo cáo cung ứng xăng, dầu tuần qua tại thị trường Mỹ, để xác định phương hướng giao dịch trong tuần. Theo kế hoạch, việc công bố thống kê chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ trễ một ngày, chuyển sang ngày 23/12 (giờ Mỹ), do hôm đầu tuần thị trường đã đóng cửa để nghỉ lễ Martin Luther King Jr.
Kết thúc ngày giao dịch 21/1, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 trên sàn hàng hóa New York đã tăng được 62 cent, tương ứng với mức tăng 0,7%, lên 94,99 USD mỗi thùng. Giá dầu hợp đồng tháng 3 tăng được 38 cent, tương ứng với mức 0,4% lên 94,97 USD. Trên sàn London, giá dầu thô Brent Biển Bắc tăng nhẹ 38 cent, tương ứng 0,4%, lên 106,73 USD/thùng.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc ngày 21/1, giá xăng đi ngang ở mức 2,62 USD mỗi gallon, trong khi giá dầu sưởi giảm nhẹ xuống 3,015 USD mỗi gallon. Giá khí đốt giao tháng 2 trên sàn New York tăng mạnh được 10,5 cent, tương ứng với mức tăng 2,4%, lên 4,43 USD/ triệu BTU, mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái cho đến nay, theo FactSet.