Tìm cơ hội từ khủng hoảng tài chính
Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt nhận định về những cơ hội từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với ngân hàng Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, nhận định về những cơ hội từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với ngân hàng Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng với mức độ và tính chất rất trầm trọng. Thưa ông, “cơn bão” đó có tác động đến Việt Nam như thế nào?
Việt Nam đã hội nhập nhưng chưa thật sâu vì thế, xét về tổng thể, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam theo tôi trước mắt sẽ không lớn.
Phân tích trên một số góc độ, có thể thấy: thứ nhất, thị trường chứng khoán của Việt Nam với thị trường chứng khoán thế giới chưa thực sự là "bình thông nhau", ở chỗ: chưa có một mã cổ phiếu doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại Việt Nam và ngược lại.
Do đó, trong một vài phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán trong nước bị tụt điểm là do lây lan bởi yếu tố tâm lý.
Thứ hai, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng không ảnh hưởng nhiều đến những dự án FDI đang thực hiện. Tuy nhiên, những dự án “hứa” đầu tư có liên quan đến tổ chức tài chính quốc tế đang gặp khó khăn, có thể sẽ bị đình trệ.
Tuy nhiên, trong rủi ro, nếu biết cách sẽ tìm được những cơ hội thuận lợi.
Cơ hội đó là gì, thưa ông?
Đầu tiên, đối với lĩnh vực ngân hàng thì số lượng ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ giảm và sức ép lên các ngân hàng trong nước bớt căng thẳng.
Một tháng trước, nhiều ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn mở thêm chi nhánh hoặc lập ngân hàng con, nhưng hiện tại, các chi nhánh, ngân hàng liên quan đến tập đoàn tài chính quốc tế đang “dính” khủng hoảng đã dừng ý định thành lập mới.
Cơ hội thứ hai là những cam kết đầu tư rót vốn vào lĩnh vực ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện vì đã ký hợp đồng.
Mặt khác, trong lúc một số ngân hàng trên thế giới bị đổ bể, sẽ dư thừa một lượng lớn nhân lực giỏi và họ sẽ dồn số nhân lực này đến các ngân hàng của họ tại Việt Nam.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến vấn đề “kinh doanh khủng hoảng”. Phải thấy rằng, khi hệ thống tài chính thế giới đang gặp rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ rút vốn đi tìm một nơi khác ít rủi ro và nhiều cơ hội để đồng vốn được bảo toàn giá trị và sinh lời. Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công lạm phát, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng.
Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nước ổn định về chính trị với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào Việt Nam sẽ sinh lời nhanh. Đó là những yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến vào Việt Nam. Ví dụ, đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay đã “cận đáy”, nếu các nhà đầu tư trong nước vẫn theo tâm lý bầy đàn, kinh doanh theo lối “rỉ tai” thì cơ hội này sẽ lọt vào các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài.
Mặc dù thị trường chứng khoán xuống dốc nhưng cổ tức của nhiều mã chứng khoán niêm yết vẫn trên 15%/năm và đó là hàng hoá tốt. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng cơ hội này để mua vào và khi khống chế được họ tiến hành những thủ thuật kích cầu, đến khi nhà đầu tư nội nhảy vào mua, họ sẽ bán được giá hời.
Vì thế, mặc dù thế giới đang gặp rủi ro nhưng nếu biết đẩy rủi ro đi xa thì sẽ chớp được cơ hội.
Một hệ thống ngân hàng, tài chính tinh vi hoàn hảo như Mỹ nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng, bài học quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý ở đây là gì?
Sự đổ bể này tiềm ẩn đã nhiều năm, xuất phát từ nguyên nhân chính là sự mạo hiểm và cuộc chạy đua của những kẻ mạnh. Sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh, các ngân hàng đều dư vốn và sẵn sàng cho cuộc đua cho vay dưới chuẩn.
Ở Việt Nam, tỷ lệ cho vay bất cứ một khoản vay nào nếu nhận tài sản đảm bảo là bất động sản thì chỉ giải ngân tối đa 70% giá trị, còn ở Mỹ hay ở Úc, khi cho vay mua nhà, ngân hàng sẵn sàng cho vay tới 120% giá trị một ngôi nhà và không cần tài sản đảm bảo, đồng thời họ còn gián tiếp đẩy giá nhà đất lên.
Khi khủng hoảng chớm xuất hiện, đáng lẽ các ngân hàng phải “xiết chặt tay nhau” để hỗ trợ nhưng điều này lại không có. Các tổ chức gửi tiền, công ty bảo hiểm khi nghe tin đổ bể đã kéo nhau đồng loạt rút tiền và đến lúc đó thì chẳng ai có thể chống đỡ nổi.
Những yếu tố này thực sự là bài học đắt giá cho hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Liên kết và “xiết chặt tay nhau”, ông nhìn nhận vấn đề này ở các ngân hàng thương mại trong nước như thế nào?
Vấn đề này chỉ trở thành thực tiễn ở Việt Nam khi dự thảo về điều kiện hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thành. Tôi được biết, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo dự thảo này, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề như quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng thương mại.
Chẳng hạn, đến 2010, vốn điều lệ ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 - 5.000 tỷ đồng. Những điều kiện này sẽ buộc các ngân hàng liên kết chặt chẽ với nhau hoặc mua bán, sáp nhập.
Ngoài ra, qua thực tế khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có chính sách phù hợp, tạo sự liên kết mới trong hệ thống ngân hàng và giữa hệ thống ngân hàng với hệ thống tài chính; đồng thời cũng nên tạo lập những quỹ chủ động xử lý rủi ro đề phòng một khi rủi ro ập đến.
Liên quan đến vấn đề chống đỡ khủng hoảng cho các ngân hàng thương mại, ông đánh giá vai trò của bảo hiểm như thế nào?
Khi ngân hàng thương mại huy động vốn của các tổ chức và dân cư thì phải giữ lại ba khoản tiền: dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán và bảo hiểm tiền gửi. Trong giai đoạn đầu, nếu có biến động bình thường, bảo hiểm tiền gửi vẫn đủ dự trữ để thanh toán, ngoài ra còn có thêm dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Còn dự trữ thanh toán để giải quyết khủng hoảng thanh khoản. Với 3 khoản dự trữ này, sẽ đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại khi gặp tình huống xấu.
Tôi nghĩ, từ đợt khủng hoảng lần này tại Mỹ, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng phải vào cuộc. Cần chỉ đạo cụ thể, để đảm bảo trong những điều kiện xấu nhất thì bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm tiền gửi nói riêng phải chống đỡ được khủng hoảng khi ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán. Lâu nay, vai trò này phần lớn vẫn do Ngân hàng Nhà nước, về lâu dài, bảo hiểm tiền gửi phải đóng vai trò chính.
Qua đợt khủng hoảng từ Mỹ, các ngân hàng thương mại cần thấy rõ nếu có một lượng tiền bảo hiểm lớn thông qua việc hình thành quỹ giải quyết khủng hoảng thì việc giải quyết mất khả năng thanh toán trở nên nhẹ nhàng hơn.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng với mức độ và tính chất rất trầm trọng. Thưa ông, “cơn bão” đó có tác động đến Việt Nam như thế nào?
Việt Nam đã hội nhập nhưng chưa thật sâu vì thế, xét về tổng thể, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam theo tôi trước mắt sẽ không lớn.
Phân tích trên một số góc độ, có thể thấy: thứ nhất, thị trường chứng khoán của Việt Nam với thị trường chứng khoán thế giới chưa thực sự là "bình thông nhau", ở chỗ: chưa có một mã cổ phiếu doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại Việt Nam và ngược lại.
Do đó, trong một vài phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán trong nước bị tụt điểm là do lây lan bởi yếu tố tâm lý.
Thứ hai, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng không ảnh hưởng nhiều đến những dự án FDI đang thực hiện. Tuy nhiên, những dự án “hứa” đầu tư có liên quan đến tổ chức tài chính quốc tế đang gặp khó khăn, có thể sẽ bị đình trệ.
Tuy nhiên, trong rủi ro, nếu biết cách sẽ tìm được những cơ hội thuận lợi.
Cơ hội đó là gì, thưa ông?
Đầu tiên, đối với lĩnh vực ngân hàng thì số lượng ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ giảm và sức ép lên các ngân hàng trong nước bớt căng thẳng.
Một tháng trước, nhiều ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn mở thêm chi nhánh hoặc lập ngân hàng con, nhưng hiện tại, các chi nhánh, ngân hàng liên quan đến tập đoàn tài chính quốc tế đang “dính” khủng hoảng đã dừng ý định thành lập mới.
Cơ hội thứ hai là những cam kết đầu tư rót vốn vào lĩnh vực ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện vì đã ký hợp đồng.
Mặt khác, trong lúc một số ngân hàng trên thế giới bị đổ bể, sẽ dư thừa một lượng lớn nhân lực giỏi và họ sẽ dồn số nhân lực này đến các ngân hàng của họ tại Việt Nam.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến vấn đề “kinh doanh khủng hoảng”. Phải thấy rằng, khi hệ thống tài chính thế giới đang gặp rủi ro, nhiều nhà đầu tư sẽ rút vốn đi tìm một nơi khác ít rủi ro và nhiều cơ hội để đồng vốn được bảo toàn giá trị và sinh lời. Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công lạm phát, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng.
Hơn nữa, Việt Nam cũng là một nước ổn định về chính trị với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào Việt Nam sẽ sinh lời nhanh. Đó là những yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến vào Việt Nam. Ví dụ, đối với lĩnh vực bất động sản hiện nay đã “cận đáy”, nếu các nhà đầu tư trong nước vẫn theo tâm lý bầy đàn, kinh doanh theo lối “rỉ tai” thì cơ hội này sẽ lọt vào các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài.
Mặc dù thị trường chứng khoán xuống dốc nhưng cổ tức của nhiều mã chứng khoán niêm yết vẫn trên 15%/năm và đó là hàng hoá tốt. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng cơ hội này để mua vào và khi khống chế được họ tiến hành những thủ thuật kích cầu, đến khi nhà đầu tư nội nhảy vào mua, họ sẽ bán được giá hời.
Vì thế, mặc dù thế giới đang gặp rủi ro nhưng nếu biết đẩy rủi ro đi xa thì sẽ chớp được cơ hội.
Một hệ thống ngân hàng, tài chính tinh vi hoàn hảo như Mỹ nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng, bài học quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý ở đây là gì?
Sự đổ bể này tiềm ẩn đã nhiều năm, xuất phát từ nguyên nhân chính là sự mạo hiểm và cuộc chạy đua của những kẻ mạnh. Sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh, các ngân hàng đều dư vốn và sẵn sàng cho cuộc đua cho vay dưới chuẩn.
Ở Việt Nam, tỷ lệ cho vay bất cứ một khoản vay nào nếu nhận tài sản đảm bảo là bất động sản thì chỉ giải ngân tối đa 70% giá trị, còn ở Mỹ hay ở Úc, khi cho vay mua nhà, ngân hàng sẵn sàng cho vay tới 120% giá trị một ngôi nhà và không cần tài sản đảm bảo, đồng thời họ còn gián tiếp đẩy giá nhà đất lên.
Khi khủng hoảng chớm xuất hiện, đáng lẽ các ngân hàng phải “xiết chặt tay nhau” để hỗ trợ nhưng điều này lại không có. Các tổ chức gửi tiền, công ty bảo hiểm khi nghe tin đổ bể đã kéo nhau đồng loạt rút tiền và đến lúc đó thì chẳng ai có thể chống đỡ nổi.
Những yếu tố này thực sự là bài học đắt giá cho hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Liên kết và “xiết chặt tay nhau”, ông nhìn nhận vấn đề này ở các ngân hàng thương mại trong nước như thế nào?
Vấn đề này chỉ trở thành thực tiễn ở Việt Nam khi dự thảo về điều kiện hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thành. Tôi được biết, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo dự thảo này, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề như quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng thương mại.
Chẳng hạn, đến 2010, vốn điều lệ ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 - 5.000 tỷ đồng. Những điều kiện này sẽ buộc các ngân hàng liên kết chặt chẽ với nhau hoặc mua bán, sáp nhập.
Ngoài ra, qua thực tế khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có chính sách phù hợp, tạo sự liên kết mới trong hệ thống ngân hàng và giữa hệ thống ngân hàng với hệ thống tài chính; đồng thời cũng nên tạo lập những quỹ chủ động xử lý rủi ro đề phòng một khi rủi ro ập đến.
Liên quan đến vấn đề chống đỡ khủng hoảng cho các ngân hàng thương mại, ông đánh giá vai trò của bảo hiểm như thế nào?
Khi ngân hàng thương mại huy động vốn của các tổ chức và dân cư thì phải giữ lại ba khoản tiền: dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán và bảo hiểm tiền gửi. Trong giai đoạn đầu, nếu có biến động bình thường, bảo hiểm tiền gửi vẫn đủ dự trữ để thanh toán, ngoài ra còn có thêm dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Còn dự trữ thanh toán để giải quyết khủng hoảng thanh khoản. Với 3 khoản dự trữ này, sẽ đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại khi gặp tình huống xấu.
Tôi nghĩ, từ đợt khủng hoảng lần này tại Mỹ, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng phải vào cuộc. Cần chỉ đạo cụ thể, để đảm bảo trong những điều kiện xấu nhất thì bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm tiền gửi nói riêng phải chống đỡ được khủng hoảng khi ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán. Lâu nay, vai trò này phần lớn vẫn do Ngân hàng Nhà nước, về lâu dài, bảo hiểm tiền gửi phải đóng vai trò chính.
Qua đợt khủng hoảng từ Mỹ, các ngân hàng thương mại cần thấy rõ nếu có một lượng tiền bảo hiểm lớn thông qua việc hình thành quỹ giải quyết khủng hoảng thì việc giải quyết mất khả năng thanh toán trở nên nhẹ nhàng hơn.