08:54 16/11/2013

Tìm giải pháp cho thách thức logistics

Tú Uyên

Thiếu thốn về hạ tầng và năng lực vận tải còn non yếu

<font face="Arial, Verdana" size="2">Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển logistics - dịch vụ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải.</font>
<font face="Arial, Verdana" size="2">Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển logistics - dịch vụ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải.</font>
Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của logistics. Nhưng, ngành kinh doanh nhiều tiềm năng này vẫn chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.

Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc… là một trong những rào cản lớn nhất. Làm sao để “nâng cao năng lực cạnh tranh từ liên kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics”? Đây là vấn đề được quan tâm tại hội thảo cùng tên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 15/11 tại Tp.HCM.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, trên cả nước hiện có 1.000 doanh nghiệp trong nước, 25 công ty nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực logistic; trong số các công ty nội địa có 800 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và 70% là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ chỉ có thể cung cấp những dịch vụ có giá trị gia tăng thấp.

Hiện tại, chi phí logistics so với GDP của Việt Nam là trên 20%, một tỷ trọng cao xuất phát từ việc thiếu thốn về hạ tầng và năng lực vận tải còn non yếu.

Trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa có hệ thống kho tàng bến bãi hoặc nếu có thì cũng rất thô sơ, không đồng bộ và thiếu các thiết bị bốc xếp chuyên dụng…

Câu chuyện của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen được nêu tại hội thảo. Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Hoa Sen, và doanh nghiệp này đã tìm cách tối đa hoá hiệu quả cho logistics theo mô hình quản trị “chuỗi cung ứng 3D”: đúng sản phẩm, đúng thời điểm, đúng địa điểm. Hoa Sen cũng xây dựng nhà máy tại Phú Mỹ để có thể khai thác cảng nước sâu Cái Mép, cho dù đến nay vẫn chưa thể khai thác triệt để lợi thế này.

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ bức xúc: “Hàng hoá sản xuất tại Phú Mỹ của Hoa Sen phải vận chuyển đến Bình Dương đến đóng container, sau đó vận chuyển đến Bình Dương về lại cảng Cát Lái để xuất khẩu. Bên cạnh chi phí vận chuyển “vòng vèo”, Hoa Sen còn tốn thêm chi phí nâng hạ tại Bình Dương. Việc vận chuyển vòng vèo này chi phí vận chuyển lãng phí vô cùng lớn, làm sản phẩm của chúng tôi mất thế cạnh tranh. Trong khi đó gần Phú Mỹ có cảng nước sâu Cái Mép hoàn toàn đủ điều kiện cho các tàu có trọng tải lớn cập cảng”.

Và ông đề nghị, Nhà nước phải có định hướng quy hoạch các khu công nghiệp gần cảng để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách để điều phối hoạt động của các hãng tàu để triển khai hoạt động tại nhiều cảng khác nhau tại Việt Nam nhằm khai thác triệt để công suất của các cảng, giải phóng nguồn hàng hoá xuất khẩu tại từng địa điểm, tránh việc quá tập trung vào một số cảng chính.

Theo TS. Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển logistics - dịch vụ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải. Việt Nam có tiềm năng lớn về cảng biển với hơn 3.200 km bờ biển, có vị trí gần kề tuyến hàng hải quốc tế, nhiều công ty đa quốc gia cũng đang hoạt động tại đây...

Tuy nhiên, thách thức là các doanh nghiệp Việt Nam yếu về tài chính, cơ sở giao thông thiếu đồng bộ, hệ thống thông tin yếu, nhân lực yếu….

Theo ông Thu, để phát triển logistics, trước hết cần phát triển cơ sở hạ tầng logistic, nâng cấp các tuyến đường như hành lang Đông Tây, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, khu vực Cảng Cái Mép - Thị Vải; ưu tiên sử dụng phương thức vận tải thuỷ nội địa… Nên áp dụng phương thức kết hợp. Phát triển các trung tâm logistic tập trung, nghiên cứu các trung tâm logistics, kho bãi,... trước mắt là cảng Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, trong tương lai là Đà Nẵng.

Ngoài ra, cần có  khung pháp lý hoàn chỉnh cho logistics; phát huy vai trò của Nhà nước để phát triển ngành dịch vụ logistics; thay đổi tư duy và nhận thức cho các chủ hàng Việt Nam; chú trọng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác theo dõi hàng hoá; và thành lập ủy ban quốc gia điều phối logistics…

Ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam (VLA), kiêm Chủ tịch Liên đoàn Các hiệp hội giao nhận ASEAN - cũng cho rằng bên cạnh nỗ lực, chủ động của doanh nghiệp thì cần thiết phải có một tổ chức cấp Nhà nước quản lý, chỉ đạo thống nhất các hoạt động của ngành logistics. Đó là hình thành một ủy ban quốc gia về logistics. Tổ chức này phải thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước trong việc hoạch định chiến lược, chính sách và các chương trình hành động phát triển ngành logistics, gắn liền với sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu.

Chi phí logistics cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vấn đề này, theo đại diên Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, ông Đỗ Hà Nam, cần phải có giải pháp đồng bộ trong việc lập và duyệt các quy hoạch về cảng biển, quy hoạch sản xuất; giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; quy hoạch xây dựng hệ thống kho dự trữ, chế biến, kho ngoại quan…; thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt là thủ tục hải quan; và cuối cùng là tái cấu trúc logistics.

Nhiều người tin tưởng, năm 2014 sẽ mở ra thời kỳ mới cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam, cho dù với sự cạnh tranh cao hơn, sàng lọc nghiệt ngã hơn.