Tìm nguồn cung gỗ trong hoàn cảnh mới
Nhiều thành viên EU đang yêu cầu các sản phẩm gỗ và chế biến từ gỗ nhập khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp
Nhiều thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang áp dụng các chính sách mới đòi hỏi các sản phẩm gỗ, và chế biến từ gỗ nhập khẩu có nguồn gốc khai thác hợp pháp.
Và như vậy, các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này, trong đó có Việt Nam, phải biết xu hướng thay đổi đó để đảm bảo khả năng đáp ứng nếu muốn có thêm cơ hội kinh doanh.
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2007 đạt 2,4 tỉ USD, trong khi hai năm trước đó mới chỉ hơn 1,5 tỉ USD.
Với đà tăng trưởng như hiện nay, ngành gỗ xuất khẩu của cả nước sẽ có khả năng đạt 3 tỉ USD vào cuối năm nay. Một thị trường rộng mở với các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất của Việt Nam.
Riêng thị trường EU, với các nước nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu như: Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2007 đạt 633,1 triệu USD, tăng 21,4% (tăng 111,4 triệu USD) so với năm 2006.
Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nỗi thất của Việt Nam hiện nay hết sức nhanh và năng động, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra kế hoạch phấn đấu từ nay đến 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia, trong đó xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ).
Điều đó đã tạo ra áp lực đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn cung vật liệu dồi dào hơn cũng như áp lực khai thác rừng. Hạn chế nguồn gỗ nội địa cho thấy ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Sản xuất bột giấy từ rừng trồng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu và phải nhập từ các nước láng giềng.
Trong khi chúng ta đang phải giải bài toàn thiếu hụt giữa nguồn nguyên liệu cần cung ứng và nhu cầu rất lớn của thị trường thì những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra không ít thách thức bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế, trong đó có thị trường EU.
Tại các nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.
Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch hành động của EC về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) là chống khai thác bất hợp pháp và giảm thiểu vi phạm lâm luật để xây dựng thị trường cho các sản phẩm gỗ bền vững và hợp pháp hơn.
Do đó hoạt động quan trọng của kế hoạch này là việc xây dựng một hệ thống chứng nhận cho sản phẩm gỗ hợp pháp.
Flip van Helden, chuyên gia của EU về đàm phán FLEGT cho biết mỗi nước có thể mất 50 tỉ USD/năm cho ngân sách nhà nước do việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Hơn nữa sẽ làm mất đi những cơ hội thương mại trong tương lai.
Nhiều nước do khai thác gỗ bất hợp pháp dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng và như vậy không đủ nguồn nguyên liệu để cung ứng cho nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ngành công nghiệp lâm nghiệp có khả năng tạo việc làm cho một lượng khá lớn người dân. Một tổn thất nữa đến từ việc khai thác rừng trái phép là làm mất đi sự đa dạng sinh học.
Ở châu Âu cũng như một số nước trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ đang gia tăng nhưng người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi nguồn gốc gỗ từ đâu, công ty nào sản xuất, thương hiệu sản phẩm là gì,... Từ đó, có thể thấy ngoài yêu cầu kiểu dáng, chất lượng, quy định sử dụng gỗ từ nguồn đảm bảo hợp pháp là yếu tố tối quan trọng đối với kinh doanh đồ gỗ, quyết định sự thành bại của nhà kinh doanh.
Quy định trong FLEGT liệu có làm phương hại đến khả năng thâm nhập thị trường EU của các nước xuất khẩu đồ gỗ hay không?
Về vấn đề này, ông Flip van Helden cho biết: EU sẽ không bắt nước xuất khẩu kiểm soát nguồn gốc gỗ nếu không đưa ra động cơ khuyến khích, tức là mở rộng thị trường châu Âu cho những nước đó. EU thuyết phục đối tác của mình cần phải thực hiện FLEGT, đổi lại EU có các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại sản phẩm gỗ hợp pháp.
Chuyên gia của EU còn giải thích thêm: Đối với những sản phẩm gỗ không có xuất xứ rõ ràng thì EU sẽ không mở thị trường của mình và cũng không khuyến khích những doanh nghiệp không đến từ những nước là thành viên của FLEGT để xâm nhập vào thị trường châu Âu.
Ông Willy Vandenberghe, Trưởng ban Hợp tác phát triển EC tại Việt Nam nói rằng: EU đã giới thiệu kế hoạch FLEGT thông qua EC tại Việt Nam vào năm 2003. Hai bên đã thảo luận để áp dụng FLEGT sớm.
Và như vậy, các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này, trong đó có Việt Nam, phải biết xu hướng thay đổi đó để đảm bảo khả năng đáp ứng nếu muốn có thêm cơ hội kinh doanh.
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2007 đạt 2,4 tỉ USD, trong khi hai năm trước đó mới chỉ hơn 1,5 tỉ USD.
Với đà tăng trưởng như hiện nay, ngành gỗ xuất khẩu của cả nước sẽ có khả năng đạt 3 tỉ USD vào cuối năm nay. Một thị trường rộng mở với các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất của Việt Nam.
Riêng thị trường EU, với các nước nhập khẩu đồ gỗ hàng đầu như: Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2007 đạt 633,1 triệu USD, tăng 21,4% (tăng 111,4 triệu USD) so với năm 2006.
Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nỗi thất của Việt Nam hiện nay hết sức nhanh và năng động, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra kế hoạch phấn đấu từ nay đến 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2-3% GDP quốc gia, trong đó xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ).
Điều đó đã tạo ra áp lực đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn cung vật liệu dồi dào hơn cũng như áp lực khai thác rừng. Hạn chế nguồn gỗ nội địa cho thấy ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Sản xuất bột giấy từ rừng trồng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu và phải nhập từ các nước láng giềng.
Trong khi chúng ta đang phải giải bài toàn thiếu hụt giữa nguồn nguyên liệu cần cung ứng và nhu cầu rất lớn của thị trường thì những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra không ít thách thức bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế, trong đó có thị trường EU.
Tại các nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.
Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch hành động của EC về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) là chống khai thác bất hợp pháp và giảm thiểu vi phạm lâm luật để xây dựng thị trường cho các sản phẩm gỗ bền vững và hợp pháp hơn.
Do đó hoạt động quan trọng của kế hoạch này là việc xây dựng một hệ thống chứng nhận cho sản phẩm gỗ hợp pháp.
Flip van Helden, chuyên gia của EU về đàm phán FLEGT cho biết mỗi nước có thể mất 50 tỉ USD/năm cho ngân sách nhà nước do việc khai thác gỗ bất hợp pháp. Hơn nữa sẽ làm mất đi những cơ hội thương mại trong tương lai.
Nhiều nước do khai thác gỗ bất hợp pháp dẫn đến mất đi nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng và như vậy không đủ nguồn nguyên liệu để cung ứng cho nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ngành công nghiệp lâm nghiệp có khả năng tạo việc làm cho một lượng khá lớn người dân. Một tổn thất nữa đến từ việc khai thác rừng trái phép là làm mất đi sự đa dạng sinh học.
Ở châu Âu cũng như một số nước trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ đang gia tăng nhưng người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi nguồn gốc gỗ từ đâu, công ty nào sản xuất, thương hiệu sản phẩm là gì,... Từ đó, có thể thấy ngoài yêu cầu kiểu dáng, chất lượng, quy định sử dụng gỗ từ nguồn đảm bảo hợp pháp là yếu tố tối quan trọng đối với kinh doanh đồ gỗ, quyết định sự thành bại của nhà kinh doanh.
Quy định trong FLEGT liệu có làm phương hại đến khả năng thâm nhập thị trường EU của các nước xuất khẩu đồ gỗ hay không?
Về vấn đề này, ông Flip van Helden cho biết: EU sẽ không bắt nước xuất khẩu kiểm soát nguồn gốc gỗ nếu không đưa ra động cơ khuyến khích, tức là mở rộng thị trường châu Âu cho những nước đó. EU thuyết phục đối tác của mình cần phải thực hiện FLEGT, đổi lại EU có các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại sản phẩm gỗ hợp pháp.
Chuyên gia của EU còn giải thích thêm: Đối với những sản phẩm gỗ không có xuất xứ rõ ràng thì EU sẽ không mở thị trường của mình và cũng không khuyến khích những doanh nghiệp không đến từ những nước là thành viên của FLEGT để xâm nhập vào thị trường châu Âu.
Ông Willy Vandenberghe, Trưởng ban Hợp tác phát triển EC tại Việt Nam nói rằng: EU đã giới thiệu kế hoạch FLEGT thông qua EC tại Việt Nam vào năm 2003. Hai bên đã thảo luận để áp dụng FLEGT sớm.