Tin hay không nên tin chuyên gia?
Các nhà bình luận kinh tế có thể có kiến thức sâu rộng, nhưng những gì mà họ nói chưa hẳn đã là khách quan
Các nhà bình luận kinh tế có thể có kiến thức sâu rộng, nhưng những gì mà họ nói chưa hẳn đã là khách quan. Các lực lượng thị trường quyết định quan điểm của họ.
Đây là nội dung chính một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Newsweek của Mỹ. Tác giả của bài báo nhan đề “Confessions of a pundit” (tạm dịch “Lời thú nhận của một học giả”) này là Zachary Karabell, chủ tịch hãng nghiên cứu River Twice Research, Mỹ.
Theo chuyên gia này, người ta không nên tin “trăm phần trăm” những gì mà các chuyên gia phát biểu, mặc dù ông không hề bàn luận tới tính đúng-sai của các dự báo.
Thời gian qua, khi hệ thống tài chính của thế giới liên tục chao đảo và hàng ngàn tỷ USD tiền thuế của dân được chính phủ các nước tung ra để giải cứu nền kinh tế và các ngân hàng, các hãng bảo hiểm…, những dự báo, nhận định của các kinh tế gia, chiến lược gia… về việc khủng hoảng kéo dài bao lâu, khi nào thì kết thúc tràn ngập trên báo chí và tác động đáng kể tới tâm lý thị trường.
Tác giả Karabell cho rằng, nhiều nhận định trong số này thể hiện sự hiểu biết sâu rộng và sắc sảo của chuyên gia, nhưng không hẳn là khách quan, vô tư. Karabell khẳng định, ông biết rõ điều này vì bản thân ông cũng là một chuyên gia.
Theo quan điểm của Karabell, người ta nên nhìn nhận các chuyên gia kinh tế theo cách vẫn nhìn nhận các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp - hoặc giống như bất kỳ ai khác có hàng hóa muốn bán.
Giám đốc điều hành (CEO) Howard Schultz của chuỗi nhà hàng cà phê cao cấp Starbucks mới đây đã xuất hiện trên một loạt chương trình truyền hình ở Mỹ để công bố kế hoạch tung ra sản phẩm cà phê uống liền. Vị CEO này đã nói rất nhiều về các xu hướng tiêu dùng cà phê và khẩu vị cà phê. Không ai có thể phủ nhận kiến thức của ông về ngành công nghiệp này, nhưng ai cũng hiểu rằng, công việc của ông trước hết là bán cà phê.
Nhiều nhà kinh tế học chuyên nghiệp được các tổ chức đầu tư lớn thuê làm việc. Trong số này, một vài người trực tiếp làm cho các tổ chức trên, một số khác có viện nghiên cứu riêng chuyên bán các phân tích cho các quỹ đầu tư.
Bởi thế, các chuyên gia này hiếm khi quan tâm tới những vấn đề mang tính học thuật, thiếu thực tế, mà thay vào đó, họ vận dụng những dữ liệu kinh tế vào việc ra các quyết định đầu tư. Chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ có tác động như thế nào tới lợi suất trái phiếu hay giá cổ phiếu. Chính giới truyền thông cũng thường tìm đến các chuyên gia để đề nghị họ bình luận về đúng những vấn đề này.
Giống như CEO Schultz của Starbucks, tất cả các chuyên gia này đều có sự “lập trình” sẵn.
Karabell cho hay, ông đã giữ vị trí kinh tế gia trưởng cho một tổ chức đầu tư chuyên về các loại cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) trong nhiều năm. Theo lẽ tự nhiên, các nhà đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng chú trọng đến khả năng đi lên của doanh nghiệp và tìm kiếm những công ty đang tăng trưởng tốt. Với tư cách là kinh tế gia trưởng của tổ chức đầu tư này, Karabell tất nhiên có xu hướng nhấn mạnh vào những doanh nghiệp như vậy, thay vì mọi đối tượng doanh nghiệp.
Quan điểm của ông đưa ra, bởi thế, vừa thể hiện những gì mà ông thực sự hiểu biết về những đối tượng này, vừa phục vụ cho lợi ích của tổ chức thuê ông, nhằm giúp cho các khách hàng hiện tại của tổ chức này vững tin, vừa khuyến khích sự tham gia của những khách hàng mới.
Trong trường hợp chuyên gia là một người làm việc cho một quỹ đầu cơ giá xuống hoặc một quỹ đầu tư trái phiếu, chuyên gia đó sẽ có xu hướng tìm kiếm những công ty có vẻ ngoài khỏe mạnh, nhưng trên thực tế lại là yếu. Hoặc, các chuyên gia này cũng sẽ đi sâu vào mối quan hệ giữ lãi suất, lạm phát hoặc chính sách của chính phủ. Ngoài ra, họ còn tìm kiếm các dấu hiệu trên thị trường tín dụng, thay vì thị trường chứng khoán, đồng thời có thể tỏ ra thận trọng, bảo thủ và bi quan hơn.
Như đã nói ở trên, bên cạnh đối tượng chuyên gia làm việc trực tiếp cho các tổ chức đầu tư còn có các chuyên gia chuyên bán nghiên cứu.
“Bố già” Alan Greenspan không chỉ nổi tiếng với tư cách là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mà còn với tư cách là người đứng đầu hãng tư vấn Townsend-Greenspan trong thời gian 1954-1987. Hầu như mọi quỹ đầu tư ở Phố Wall thời đó đều là khách hàng của công ty tư vấn này.
Những hãng nghiên cứu có mức độ thành công cao có thể đòi khách hàng phải trả những mức phí tư vấn cao. Ngược lại, khách hàng thì có thể đòi hỏi từ các nhà tư vấn này những nghiên cứu và dự báo rõ ràng và súc tích. Điều mà khác hàng - các nhà đầu tư - muốn là những ý tưởng khả thi, thay vì những lập luận mang tính học thuật không rõ ràng.
Greenspan coi mình là một nhân vật có thể nhìn thấy được những gì mà người khác không thể. Ông đem đến cho khách hàng của mình những phân tích sắc nét, để nhận tiền của họ.
Một khi đưa ra được một dự báo đúng, các “chuyên gia” sẽ phất lên nhanh chóng, cho dù trước kia họ từng dự báo sai nhiều lần.
Hãng nghiên cứu RGE Monitor của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York, Mỹ, đã nhận được vô số đơn đặt hàng phân tích và tư vấn sau khi dự báo của ông về thị trường địa ốc tuột dốc và sự đổ vỡ hệ thống trong ngành tài chính trở thành sự thật.
Chuyên gia Mark Zandi, người trước đây vẫn bán các tư vấn của mình cho hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s,và hiện đang giữ vai trò kinh tế gia trưởng cho hãng này, từ lâu đã lên tiếng về sự cần thiết của những kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ. Chính quyền Tổng thống Barack Obama của Mỹ đang thực hiện những gì mà Zandi đang khuyến nghị, nhờ đó, nhu cầu của khách hàng mua phân tích dự báo của chuyên gia này cũng tăng mạnh.
Những đơn đặt hàng này hẳn có mức giá rất hấp dẫn. Nhà phân tích dịch vụ tài chính Meredith Whitney của công ty tư vấn Oppenheimer vốn nổi tiếng với những phân tích gay gắt và mang tính mổ xẻ, nhưng chính xác, về những ngân hàng mà trước đây bà chịu trách nhiệm nghiên cứu. Cách đây ít lâu, bà đã rời khỏi vị trí được trả lương cao của mình tại Oppenheimer để mở một công ty tư vấn kinh tế riêng. Chắn chắn, công ty của bà sẽ hút mất Oppenheimer một lượng khách hàng không nhỏ.
Theo tác giả Karabell, có thể có những chuyên gia cố ý bóp méo, xuyên tạc phân tích của mình để phục vụ cho lợi ích riêng, nhưng có lẽ là hiếm. Vấn đề ở đây không hẳn liên quan tới tính trung thực của chuyên gia, mà liên quan tới các lực lượng thị trường lựa chọn họ.
Ở những thời điểm tốt đẹp và người ta cảm thấy tin tưởng, những chuyên gia có quan điểm lạc quan sẽ có sức hút lớn hơn, và có thể có nhiều đơn đặt hàng hơn, so với những người có quan điểm ngược lại. Ở những thời điểm khó khăn như hiện nay, những chuyên gia có dự báo u ám dường như lại được đánh giá là khôn ngoan hơn những ai lạc quan.
Bởi thế, những chuyên gia xuất sắc thường là những người có quan điểm hài hòa với tâm trạng chung của thị trường ở thời điểm hiện tại và là những người có phân tích bán chạy. Điều này không đồng nghĩa với việc phân tích của họ không ổn, mà đơn giản chỉ là phân tích đó chịu sự chi phối của thị trường.
(Theo Newsweek)
Đây là nội dung chính một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Newsweek của Mỹ. Tác giả của bài báo nhan đề “Confessions of a pundit” (tạm dịch “Lời thú nhận của một học giả”) này là Zachary Karabell, chủ tịch hãng nghiên cứu River Twice Research, Mỹ.
Theo chuyên gia này, người ta không nên tin “trăm phần trăm” những gì mà các chuyên gia phát biểu, mặc dù ông không hề bàn luận tới tính đúng-sai của các dự báo.
Thời gian qua, khi hệ thống tài chính của thế giới liên tục chao đảo và hàng ngàn tỷ USD tiền thuế của dân được chính phủ các nước tung ra để giải cứu nền kinh tế và các ngân hàng, các hãng bảo hiểm…, những dự báo, nhận định của các kinh tế gia, chiến lược gia… về việc khủng hoảng kéo dài bao lâu, khi nào thì kết thúc tràn ngập trên báo chí và tác động đáng kể tới tâm lý thị trường.
Tác giả Karabell cho rằng, nhiều nhận định trong số này thể hiện sự hiểu biết sâu rộng và sắc sảo của chuyên gia, nhưng không hẳn là khách quan, vô tư. Karabell khẳng định, ông biết rõ điều này vì bản thân ông cũng là một chuyên gia.
Theo quan điểm của Karabell, người ta nên nhìn nhận các chuyên gia kinh tế theo cách vẫn nhìn nhận các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp - hoặc giống như bất kỳ ai khác có hàng hóa muốn bán.
Giám đốc điều hành (CEO) Howard Schultz của chuỗi nhà hàng cà phê cao cấp Starbucks mới đây đã xuất hiện trên một loạt chương trình truyền hình ở Mỹ để công bố kế hoạch tung ra sản phẩm cà phê uống liền. Vị CEO này đã nói rất nhiều về các xu hướng tiêu dùng cà phê và khẩu vị cà phê. Không ai có thể phủ nhận kiến thức của ông về ngành công nghiệp này, nhưng ai cũng hiểu rằng, công việc của ông trước hết là bán cà phê.
Nhiều nhà kinh tế học chuyên nghiệp được các tổ chức đầu tư lớn thuê làm việc. Trong số này, một vài người trực tiếp làm cho các tổ chức trên, một số khác có viện nghiên cứu riêng chuyên bán các phân tích cho các quỹ đầu tư.
Bởi thế, các chuyên gia này hiếm khi quan tâm tới những vấn đề mang tính học thuật, thiếu thực tế, mà thay vào đó, họ vận dụng những dữ liệu kinh tế vào việc ra các quyết định đầu tư. Chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ có tác động như thế nào tới lợi suất trái phiếu hay giá cổ phiếu. Chính giới truyền thông cũng thường tìm đến các chuyên gia để đề nghị họ bình luận về đúng những vấn đề này.
Giống như CEO Schultz của Starbucks, tất cả các chuyên gia này đều có sự “lập trình” sẵn.
Karabell cho hay, ông đã giữ vị trí kinh tế gia trưởng cho một tổ chức đầu tư chuyên về các loại cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) trong nhiều năm. Theo lẽ tự nhiên, các nhà đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng chú trọng đến khả năng đi lên của doanh nghiệp và tìm kiếm những công ty đang tăng trưởng tốt. Với tư cách là kinh tế gia trưởng của tổ chức đầu tư này, Karabell tất nhiên có xu hướng nhấn mạnh vào những doanh nghiệp như vậy, thay vì mọi đối tượng doanh nghiệp.
Quan điểm của ông đưa ra, bởi thế, vừa thể hiện những gì mà ông thực sự hiểu biết về những đối tượng này, vừa phục vụ cho lợi ích của tổ chức thuê ông, nhằm giúp cho các khách hàng hiện tại của tổ chức này vững tin, vừa khuyến khích sự tham gia của những khách hàng mới.
Trong trường hợp chuyên gia là một người làm việc cho một quỹ đầu cơ giá xuống hoặc một quỹ đầu tư trái phiếu, chuyên gia đó sẽ có xu hướng tìm kiếm những công ty có vẻ ngoài khỏe mạnh, nhưng trên thực tế lại là yếu. Hoặc, các chuyên gia này cũng sẽ đi sâu vào mối quan hệ giữ lãi suất, lạm phát hoặc chính sách của chính phủ. Ngoài ra, họ còn tìm kiếm các dấu hiệu trên thị trường tín dụng, thay vì thị trường chứng khoán, đồng thời có thể tỏ ra thận trọng, bảo thủ và bi quan hơn.
Như đã nói ở trên, bên cạnh đối tượng chuyên gia làm việc trực tiếp cho các tổ chức đầu tư còn có các chuyên gia chuyên bán nghiên cứu.
“Bố già” Alan Greenspan không chỉ nổi tiếng với tư cách là cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mà còn với tư cách là người đứng đầu hãng tư vấn Townsend-Greenspan trong thời gian 1954-1987. Hầu như mọi quỹ đầu tư ở Phố Wall thời đó đều là khách hàng của công ty tư vấn này.
Những hãng nghiên cứu có mức độ thành công cao có thể đòi khách hàng phải trả những mức phí tư vấn cao. Ngược lại, khách hàng thì có thể đòi hỏi từ các nhà tư vấn này những nghiên cứu và dự báo rõ ràng và súc tích. Điều mà khác hàng - các nhà đầu tư - muốn là những ý tưởng khả thi, thay vì những lập luận mang tính học thuật không rõ ràng.
Greenspan coi mình là một nhân vật có thể nhìn thấy được những gì mà người khác không thể. Ông đem đến cho khách hàng của mình những phân tích sắc nét, để nhận tiền của họ.
Một khi đưa ra được một dự báo đúng, các “chuyên gia” sẽ phất lên nhanh chóng, cho dù trước kia họ từng dự báo sai nhiều lần.
Hãng nghiên cứu RGE Monitor của giáo sư kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York, Mỹ, đã nhận được vô số đơn đặt hàng phân tích và tư vấn sau khi dự báo của ông về thị trường địa ốc tuột dốc và sự đổ vỡ hệ thống trong ngành tài chính trở thành sự thật.
Chuyên gia Mark Zandi, người trước đây vẫn bán các tư vấn của mình cho hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s,và hiện đang giữ vai trò kinh tế gia trưởng cho hãng này, từ lâu đã lên tiếng về sự cần thiết của những kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ. Chính quyền Tổng thống Barack Obama của Mỹ đang thực hiện những gì mà Zandi đang khuyến nghị, nhờ đó, nhu cầu của khách hàng mua phân tích dự báo của chuyên gia này cũng tăng mạnh.
Những đơn đặt hàng này hẳn có mức giá rất hấp dẫn. Nhà phân tích dịch vụ tài chính Meredith Whitney của công ty tư vấn Oppenheimer vốn nổi tiếng với những phân tích gay gắt và mang tính mổ xẻ, nhưng chính xác, về những ngân hàng mà trước đây bà chịu trách nhiệm nghiên cứu. Cách đây ít lâu, bà đã rời khỏi vị trí được trả lương cao của mình tại Oppenheimer để mở một công ty tư vấn kinh tế riêng. Chắn chắn, công ty của bà sẽ hút mất Oppenheimer một lượng khách hàng không nhỏ.
Theo tác giả Karabell, có thể có những chuyên gia cố ý bóp méo, xuyên tạc phân tích của mình để phục vụ cho lợi ích riêng, nhưng có lẽ là hiếm. Vấn đề ở đây không hẳn liên quan tới tính trung thực của chuyên gia, mà liên quan tới các lực lượng thị trường lựa chọn họ.
Ở những thời điểm tốt đẹp và người ta cảm thấy tin tưởng, những chuyên gia có quan điểm lạc quan sẽ có sức hút lớn hơn, và có thể có nhiều đơn đặt hàng hơn, so với những người có quan điểm ngược lại. Ở những thời điểm khó khăn như hiện nay, những chuyên gia có dự báo u ám dường như lại được đánh giá là khôn ngoan hơn những ai lạc quan.
Bởi thế, những chuyên gia xuất sắc thường là những người có quan điểm hài hòa với tâm trạng chung của thị trường ở thời điểm hiện tại và là những người có phân tích bán chạy. Điều này không đồng nghĩa với việc phân tích của họ không ổn, mà đơn giản chỉ là phân tích đó chịu sự chi phối của thị trường.
(Theo Newsweek)