“Tín hiệu lạm phát hạ nhiệt hứa hẹn môi trường vĩ mô ổn định”
Báo cáo của VEPR ghi nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định trong năm 2017
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo vĩ mô kinh tế quý 1/2017. Theo VEPR, nền công nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh và có khuynh hướng thu hẹp, thể hiện sự thất bại trong hội nhập vào thị trường thế giới.
“Dù lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 1, chúng tôi cho rằng áp lực lên lạm phát trong nước vẫn còn lớn, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra. Lạm phát trong những tháng tiếp theo rất khó có thể hạ dưới mức 4% khi nhu cầu về tiêu dùng tăng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đã đặt ra”, báo cáo nêu.
Với mức tăng trưởng thấp trong quý 1, nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 sẽ không đạt được.
“Chúng tôi dự báo kinh tế quý 2 tăng trưởng ở mức 5,7% và cả năm đạt khoảng 6,1%. Với chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng như đã bộc lộ trong quý 1 được duy trì trong các quý tiếp theo, lạm phát cả năm có thể thấp hơn 5%. Vẫn còn nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo”, báo cáo của VEPR nhận định.
Báo cáo của VEPR nhấn mạnh những vấn đề cốt lõi bộc lộ trong quý 1 và có thể tác động đến kinh tế Việt Nam năm nay. Cụ thể, VEPR cho rằng kết quả hầu hết các ngành công nghiệp suy giảm một cách bất thường trong quý 1 khiến tình hình tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng.
Giá trị GDP của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung.
Thương mại tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu vẫn chưa phục hồi về lượng. “Khuynh hướng xuất khẩu của khu vực trong nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28%. Điều này cho thấy khu vực sản xuất trong nước ngày càng trở nên yếu thế hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Về đầu tư, khu vực tư nhân cố một số dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cũng như đầu tư khu vực FDI lại có dấu hiệu suy giảm. Đối với khu vực công, ràng buộc ngân sách có thể là một nguyên nhân chính.
Trong khi đó, việc đầu tư nước ngoài chững lại nhiều khả năng liên quan đến việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị hủy bỏ. Thực tế, thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam có dấu hiệu suy giảm qua lượng đã giải ngân và đăng ký mới.
Trong một môi trường đang biến đổi như vậy, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều ràng buộc hơn cho tăng trưởng. VEPR cho rằng mức tăng trưởng quý 1 năm nay đáng ngại, đặc biệt, công nghiệp suy giảm ở hầu hết các ngành chính. Tăng trưởng công nghiệp và chỉ số tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khi lượng hàng tồn kho gia tăng.
VEPR khẳng định, lợi thế thu hút đầu tư nhờ TPP bị mất đi, đã và đang làm những bất lợi thế trong quá trình hội nhập AEC bộc lộ rõ hơn. Điều này cho thấy việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là một nhu cầu cấp thiết thực sự, không thể chỉ dừng lại ở chủ trương.
Báo cáo của VEPR ghi nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định trong năm 2017.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi (cơ bản) vẫn ở mức cao cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Trong bối cảnh giá cả hàng hoá cơ bản thế giới tiếp tục phục hồi và giá cả dịch vụ công vẫn phải điều chỉnh.
Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn nhưng tạo điều kiện ổn định trong dài hạn.
“Dù lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 1, chúng tôi cho rằng áp lực lên lạm phát trong nước vẫn còn lớn, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra. Lạm phát trong những tháng tiếp theo rất khó có thể hạ dưới mức 4% khi nhu cầu về tiêu dùng tăng trở lại, giá cả hàng hóa cơ bản trên thế giới tiếp tục hồi phục và các dịch vụ công vẫn còn cần điều chỉnh theo kế hoạch đã đặt ra”, báo cáo nêu.
Với mức tăng trưởng thấp trong quý 1, nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 sẽ không đạt được.
“Chúng tôi dự báo kinh tế quý 2 tăng trưởng ở mức 5,7% và cả năm đạt khoảng 6,1%. Với chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng như đã bộc lộ trong quý 1 được duy trì trong các quý tiếp theo, lạm phát cả năm có thể thấp hơn 5%. Vẫn còn nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo”, báo cáo của VEPR nhận định.
Báo cáo của VEPR nhấn mạnh những vấn đề cốt lõi bộc lộ trong quý 1 và có thể tác động đến kinh tế Việt Nam năm nay. Cụ thể, VEPR cho rằng kết quả hầu hết các ngành công nghiệp suy giảm một cách bất thường trong quý 1 khiến tình hình tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng.
Giá trị GDP của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung.
Thương mại tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu vẫn chưa phục hồi về lượng. “Khuynh hướng xuất khẩu của khu vực trong nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28%. Điều này cho thấy khu vực sản xuất trong nước ngày càng trở nên yếu thế hơn”, báo cáo nhấn mạnh.
Về đầu tư, khu vực tư nhân cố một số dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cũng như đầu tư khu vực FDI lại có dấu hiệu suy giảm. Đối với khu vực công, ràng buộc ngân sách có thể là một nguyên nhân chính.
Trong khi đó, việc đầu tư nước ngoài chững lại nhiều khả năng liên quan đến việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị hủy bỏ. Thực tế, thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam có dấu hiệu suy giảm qua lượng đã giải ngân và đăng ký mới.
Trong một môi trường đang biến đổi như vậy, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều ràng buộc hơn cho tăng trưởng. VEPR cho rằng mức tăng trưởng quý 1 năm nay đáng ngại, đặc biệt, công nghiệp suy giảm ở hầu hết các ngành chính. Tăng trưởng công nghiệp và chỉ số tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khi lượng hàng tồn kho gia tăng.
VEPR khẳng định, lợi thế thu hút đầu tư nhờ TPP bị mất đi, đã và đang làm những bất lợi thế trong quá trình hội nhập AEC bộc lộ rõ hơn. Điều này cho thấy việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là một nhu cầu cấp thiết thực sự, không thể chỉ dừng lại ở chủ trương.
Báo cáo của VEPR ghi nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định trong năm 2017.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi (cơ bản) vẫn ở mức cao cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Trong bối cảnh giá cả hàng hoá cơ bản thế giới tiếp tục phục hồi và giá cả dịch vụ công vẫn phải điều chỉnh.
Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn nhưng tạo điều kiện ổn định trong dài hạn.