Tình tiết mới trong sự kiện Habubank sáp nhập vào SHB
Sau đại hội đồng cổ đông Habubank, trước thềm đại hội của SHB, một tình tiết mới xuất hiện có tính chất “xoay chuyển” một thực tế
Sau đại hội đồng cổ đông Habubank, trước thềm đại hội đồng cổ đông SHB, một tình tiết mới xuất hiện có tính chất “xoay chuyển” một thực tế.
Bất ngờ không riêng cho SHB
Thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa cập nhật tới cổ đông gây bất ngờ và có thể tạo hoài nghi: khoản lỗ 4.064 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank - đối tác sáp nhập) được “tính toán” lại chỉ còn hơn 1.800 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch cắt lỗ báo cáo tại đại hội đồng cổ đông Habubank ngày 28/4 vừa qua là khoảng 3 năm được rút ngắn chỉ còn ngay trong năm 2012 này.
Trước thông tin đó, trả lời phóng viên, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số lý giải, mà theo đó, câu chuyện không chỉ gói gọn trong sự kiện sáp nhập Habubank vào SHB.
“Sau khi đại hội đồng cổ đông Habubank, hai bên đã ngồi lại để dự kiến một số nội dung điều chỉnh để trình đại hội SHB. Trong đề án trình đại hội Habubank trước đó là sau sáp nhập sẽ xử lý lỗ trong 3 năm. Nhưng sau khi ngồi lại, điều chỉnh là sau sáp nhập sẽ xử lý khoản lỗ đó xong ngay trong năm 2012”, ông Hiển thông tin lại.
Vì sao có điều chỉnh đó, cơ sở nào để có điều chỉnh một cách chóng vánh như vậy?
Lãnh đạo SHB lý giải ở ba nguyên do chính, trong đó có một yếu tố bất ngờ tạo khả năng cho sự xoay chuyển (và không chỉ riêng với hai ngân hàng này).
Thứ nhất, căn cứ vào yêu cầu của tổ chức kiểm toán bắt buộc phải trích lập 100% dư nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và trái phiếu của Vinashin khoảng 3.700 tỷ đồng tại Habubank. Sau sáp nhập, SHB sẽ “xin” Ngân hàng Nhà nước phân bổ khoản trích lập đó trong vòng 5 năm, năm đầu là 342 tỷ đồng. Lãnh đạo SHB khẳng định tính hiện thực của cơ sở này.
Thứ hai, trong báo cáo kiểm toán lại tài sản, đơn vị kiểm toán yêu cầu Habubank phải trích lập dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng đã quá hạn. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những khoản này đến 2013 mới phải trích lập. Trước đó, đơn vị kiểm toán yêu cầu trích lập 50% các khoản đó nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Habubank. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012 sẽ không trích lập, đồng nghĩa với một nguồn được hoàn nhập, vừa bù cho khoản lỗ vừa tạo nguồn “mới” cần thiết cho hiện nay.
Thứ ba, một thông tin hé mở cơ hội mới cho cả hai bên: các khoản nợ và trái phiếu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng đã có định hướng xử lý. Trong đó, một tỷ trọng đáng kể được bảo lãnh, một phần đáng kể của phần còn lại sẽ được hỗ trợ bằng nguồn vốn có kỳ hạn dài với lãi suất ưu đãi hơn nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước hiện nay.
Như vậy, gánh nặng lớn nhất trong khoản lỗ của Habubank đang có lời giải đáng kể, bất ngờ và mới mẻ. Chính điều này là nguyên do để hai bên ngồi lại và thống nhất nội dung điều chỉnh nói trên. Khoản lỗ của Habubank được “rút” lại còn hơn 1.800 tỷ đồng và được định hướng là sẽ cắt lỗ ngay trong năm nay.
“Sau khi bàn bạc lại, rà soát các khoản, thì như đề cập là phương án trước đó không đề cập đến việc có điều kiện xử lý nợ của Vinashin. Thứ hai, các khoản đầu tư ủy thác của Habubank là đều có tài sản đảm bảo, đánh giá lại tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi, cộng với kế hoạch kinh doanh của SHB (kế hoạch năm nay lãi khoảng 1.200 tỷ đồng), cộng thêm khả năng Habubank hoạt động có lãi như bình thường khoảng 600 - 700 tỷ đồng nữa, từ các khoản nợ phải thu hồi được, sẽ tạo khả năng bù đắp được khoản lỗ của Habubank sau sáp nhập”, lãnh đạo SHB phân tích.
Trả lời VnEconomy về thông tin còn chưa rõ ràng và chưa thuyết phục về khoản 100% thu hồi được (khoảng 236 tỷ đồng) nợ xấu trên liên ngân hàng khi nói “dựa vào các thông tin thu thập được và thiện chí trả nợ của các tổ chức tín dụng”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích rằng, các đầu mối liên quan đã có các văn bản pháp lý để nhận nợ và cam kết trả nợ, nên việc “nhận” lại khoản khoảng 236 tỷ đồng đó là khả thi.
Bơm vốn chi phí thấp
Một cơ sở khác để SHB thông tin tới cổ đông là sớm cắt lỗ, thậm chí Habubank có thể tạo lãi trong năm 2012 là do có sự hỗ trợ mới.
Ngay thời điểm này, khi khó khăn thanh khoản của Habubank đặt ra, SHB đã bơm vốn vào để đảm bảo khả năng chi trả. Thêm vào đó, nguồn vốn bơm vào theo lãnh đạo SHB là còn giúp Habubank ở một số điểm tạo sự cân bằng trong kinh doanh.
Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.
Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.
Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.
Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…
Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.
Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.
Bất ngờ không riêng cho SHB
Thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa cập nhật tới cổ đông gây bất ngờ và có thể tạo hoài nghi: khoản lỗ 4.064 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank - đối tác sáp nhập) được “tính toán” lại chỉ còn hơn 1.800 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch cắt lỗ báo cáo tại đại hội đồng cổ đông Habubank ngày 28/4 vừa qua là khoảng 3 năm được rút ngắn chỉ còn ngay trong năm 2012 này.
Trước thông tin đó, trả lời phóng viên, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, đưa ra một số lý giải, mà theo đó, câu chuyện không chỉ gói gọn trong sự kiện sáp nhập Habubank vào SHB.
“Sau khi đại hội đồng cổ đông Habubank, hai bên đã ngồi lại để dự kiến một số nội dung điều chỉnh để trình đại hội SHB. Trong đề án trình đại hội Habubank trước đó là sau sáp nhập sẽ xử lý lỗ trong 3 năm. Nhưng sau khi ngồi lại, điều chỉnh là sau sáp nhập sẽ xử lý khoản lỗ đó xong ngay trong năm 2012”, ông Hiển thông tin lại.
Vì sao có điều chỉnh đó, cơ sở nào để có điều chỉnh một cách chóng vánh như vậy?
Lãnh đạo SHB lý giải ở ba nguyên do chính, trong đó có một yếu tố bất ngờ tạo khả năng cho sự xoay chuyển (và không chỉ riêng với hai ngân hàng này).
Thứ nhất, căn cứ vào yêu cầu của tổ chức kiểm toán bắt buộc phải trích lập 100% dư nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và trái phiếu của Vinashin khoảng 3.700 tỷ đồng tại Habubank. Sau sáp nhập, SHB sẽ “xin” Ngân hàng Nhà nước phân bổ khoản trích lập đó trong vòng 5 năm, năm đầu là 342 tỷ đồng. Lãnh đạo SHB khẳng định tính hiện thực của cơ sở này.
Thứ hai, trong báo cáo kiểm toán lại tài sản, đơn vị kiểm toán yêu cầu Habubank phải trích lập dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng đã quá hạn. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những khoản này đến 2013 mới phải trích lập. Trước đó, đơn vị kiểm toán yêu cầu trích lập 50% các khoản đó nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Habubank. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012 sẽ không trích lập, đồng nghĩa với một nguồn được hoàn nhập, vừa bù cho khoản lỗ vừa tạo nguồn “mới” cần thiết cho hiện nay.
Thứ ba, một thông tin hé mở cơ hội mới cho cả hai bên: các khoản nợ và trái phiếu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng đã có định hướng xử lý. Trong đó, một tỷ trọng đáng kể được bảo lãnh, một phần đáng kể của phần còn lại sẽ được hỗ trợ bằng nguồn vốn có kỳ hạn dài với lãi suất ưu đãi hơn nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước hiện nay.
Như vậy, gánh nặng lớn nhất trong khoản lỗ của Habubank đang có lời giải đáng kể, bất ngờ và mới mẻ. Chính điều này là nguyên do để hai bên ngồi lại và thống nhất nội dung điều chỉnh nói trên. Khoản lỗ của Habubank được “rút” lại còn hơn 1.800 tỷ đồng và được định hướng là sẽ cắt lỗ ngay trong năm nay.
“Sau khi bàn bạc lại, rà soát các khoản, thì như đề cập là phương án trước đó không đề cập đến việc có điều kiện xử lý nợ của Vinashin. Thứ hai, các khoản đầu tư ủy thác của Habubank là đều có tài sản đảm bảo, đánh giá lại tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi, cộng với kế hoạch kinh doanh của SHB (kế hoạch năm nay lãi khoảng 1.200 tỷ đồng), cộng thêm khả năng Habubank hoạt động có lãi như bình thường khoảng 600 - 700 tỷ đồng nữa, từ các khoản nợ phải thu hồi được, sẽ tạo khả năng bù đắp được khoản lỗ của Habubank sau sáp nhập”, lãnh đạo SHB phân tích.
Trả lời VnEconomy về thông tin còn chưa rõ ràng và chưa thuyết phục về khoản 100% thu hồi được (khoảng 236 tỷ đồng) nợ xấu trên liên ngân hàng khi nói “dựa vào các thông tin thu thập được và thiện chí trả nợ của các tổ chức tín dụng”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB giải thích rằng, các đầu mối liên quan đã có các văn bản pháp lý để nhận nợ và cam kết trả nợ, nên việc “nhận” lại khoản khoảng 236 tỷ đồng đó là khả thi.
Bơm vốn chi phí thấp
Một cơ sở khác để SHB thông tin tới cổ đông là sớm cắt lỗ, thậm chí Habubank có thể tạo lãi trong năm 2012 là do có sự hỗ trợ mới.
Ngay thời điểm này, khi khó khăn thanh khoản của Habubank đặt ra, SHB đã bơm vốn vào để đảm bảo khả năng chi trả. Thêm vào đó, nguồn vốn bơm vào theo lãnh đạo SHB là còn giúp Habubank ở một số điểm tạo sự cân bằng trong kinh doanh.
Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.
Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.
Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.
Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…
Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.
Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.