TKV hướng tới hai thương vụ thoái vốn lớn
TKV và VCBS vừa giới thiệu cơ hội đầu tư vào Tổng công ty Khoáng sản TKV và Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV
Chiều ngày 25/9/2017, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cùng với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức thành công buổi Roadshow tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Bán vốn ở công ty có mỏ đồng lớn nhất Việt Nam
TKV cho biết đang chuẩn bị cho đợt bán vốn tại một loạt doanh nghiệp thành viên, trong đó điểm nhấn là Tổng công ty Khoáng sản TKV - Công ty Cổ phần (Vimico) và Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - Công ty Cổ phần (VVMI).
Tổng công ty Khoáng sản TKV - Công ty Cổ phần (mã chứng khoán KSV) là một trong những đơn vị trụ cột của TKV, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến kim loại màu. Vimico cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ 6/10/2015, đồng thời chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM từ 28/7/2016.
Vimico hiện đang khai thác nhiều mỏ khoáng sản với danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm các loại tinh quặng vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì, kẽm,… Trong số này, đồng là sản phẩm vượt trội hơn cả.
Vimico là một trong số rất ít công ty được quyền khai thác đồng và cũng là đơn vị đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác đồng, với thế mạnh là sở hữu quyền khai thác tại mỏ đồng lớn nhất Việt Nam – mỏ Sin Quyền - mỏ đồng đa kim có trữ lượng lớn nhất Việt Nam: 231 nghìn tấn đồng kim loại và 8,8 tấn vàng, 15 tấn bạc kim loại, 3 triệu tấn quặng sắt,…
Cuối năm 2016, giá kim loại đồng trên thế giới bất ngờ phục hồi do nhu cầu từ Trung Quốc - Quốc gia đứng đầu thế giới về tiêu thụ đồng, tăng nhanh trở lại do nước này đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi nguồn cung lại sụt giảm do ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế - xã hội như đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới tại Chile, chính sách cấm xuất khẩu quặng thô tại Indonesia, quốc gia sở hữu mỏ đồng lớn thứ hai thế giới.
Giá đồng theo đó đã có sự bứt tốc mạnh mẽ sau khi tạo đáy vào quý 3/2016. Ngân hàng Thế giới dự báo giá đồng trong năm 2017 sẽ tăng 18%.
Nhờ các yếu tố thuận lợi trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, Vimico đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm 2017 với doanh thu hợp nhất đạt 2.576 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 100 tỷ đồng.
Năm 2017, Vimico phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất lần lượt 5.000 tỷ đồng và 250 tỷ đồng. Nếu Tổng công ty hoàn thành được kế hoạch, đây sẽ là năm đánh dấu sự tăng trưởng bứt phá của Vimico về kết quả kinh doanh.
Hiện tại, TKV là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu tại Vimico là 98,06%. Tập đoàn đang có kế hoạch thoái 33,06% cổ phần tại Vimico, tương ứng 66.117.900 cổ phần.
Bán hơn 33% vốn tại MVB
Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – Công ty Cổ phần - VVMI (mã chứng khoán: MVB) có tiền thân là Công ty Than III, được thành lập vào ngày 1/7/1980. VVMI chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng vào năm 2015.
Đến nay, VVMI chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến than, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí và kinh doanh tổng hợp. Tổng công ty hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than với 3 mỏ lớn bao gồm mỏ than Na Dương, mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng thuộc địa bàn Thái Nguyên và Lạng Sơn - chiếm 2/3 tổng trữ lượng của thềm than nội địa Việt Nam.
Là công ty con của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, VVMI có thị trường thuận lợi khi các đơn vị tiêu thụ sản phẩm than của Tổng Công ty nằm trong Tập đoàn và Tổng công ty. Hàng năm, sản phẩm than của Tổng công ty được tiêu thụ tại Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn và Nhà máy nhiệt điện An Khánh 70-80% và cung ứng cho Nhà máy xi măng La Hiên, Quán Triều và Tân Quang từ 10-15% sản lượng sản xuất ra.
Theo quyết định 403/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 14/3/2016 về việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”, nhu cầu tiêu thụ than sẽ liên tục gia tăng và nguồn cung than nội địa được dự báo sẽ không đủ đáp ứng cầu.
Với lợi thế sẵn có là thị trường tiêu thụ than ổn định, chi phí khai thác thấp so với ngành, sở hữu trữ lượng than lớn, VVMI là điểm sáng trong bối cảnh giá than phục hồi từ cuối năm 2016 đến nay.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của TKV tại VVMI là 98,19% và TKV sẽ thoái 33,19% tương ứng 34.849.500 cổ phần tại VVMI.
Bán vốn ở công ty có mỏ đồng lớn nhất Việt Nam
TKV cho biết đang chuẩn bị cho đợt bán vốn tại một loạt doanh nghiệp thành viên, trong đó điểm nhấn là Tổng công ty Khoáng sản TKV - Công ty Cổ phần (Vimico) và Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - Công ty Cổ phần (VVMI).
Tổng công ty Khoáng sản TKV - Công ty Cổ phần (mã chứng khoán KSV) là một trong những đơn vị trụ cột của TKV, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến kim loại màu. Vimico cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ 6/10/2015, đồng thời chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM từ 28/7/2016.
Vimico hiện đang khai thác nhiều mỏ khoáng sản với danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm các loại tinh quặng vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì, kẽm,… Trong số này, đồng là sản phẩm vượt trội hơn cả.
Vimico là một trong số rất ít công ty được quyền khai thác đồng và cũng là đơn vị đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác đồng, với thế mạnh là sở hữu quyền khai thác tại mỏ đồng lớn nhất Việt Nam – mỏ Sin Quyền - mỏ đồng đa kim có trữ lượng lớn nhất Việt Nam: 231 nghìn tấn đồng kim loại và 8,8 tấn vàng, 15 tấn bạc kim loại, 3 triệu tấn quặng sắt,…
Cuối năm 2016, giá kim loại đồng trên thế giới bất ngờ phục hồi do nhu cầu từ Trung Quốc - Quốc gia đứng đầu thế giới về tiêu thụ đồng, tăng nhanh trở lại do nước này đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi nguồn cung lại sụt giảm do ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế - xã hội như đình công tại mỏ đồng lớn nhất thế giới tại Chile, chính sách cấm xuất khẩu quặng thô tại Indonesia, quốc gia sở hữu mỏ đồng lớn thứ hai thế giới.
Giá đồng theo đó đã có sự bứt tốc mạnh mẽ sau khi tạo đáy vào quý 3/2016. Ngân hàng Thế giới dự báo giá đồng trong năm 2017 sẽ tăng 18%.
Nhờ các yếu tố thuận lợi trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, Vimico đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm 2017 với doanh thu hợp nhất đạt 2.576 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 100 tỷ đồng.
Năm 2017, Vimico phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất lần lượt 5.000 tỷ đồng và 250 tỷ đồng. Nếu Tổng công ty hoàn thành được kế hoạch, đây sẽ là năm đánh dấu sự tăng trưởng bứt phá của Vimico về kết quả kinh doanh.
Hiện tại, TKV là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu tại Vimico là 98,06%. Tập đoàn đang có kế hoạch thoái 33,06% cổ phần tại Vimico, tương ứng 66.117.900 cổ phần.
Bán hơn 33% vốn tại MVB
Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – Công ty Cổ phần - VVMI (mã chứng khoán: MVB) có tiền thân là Công ty Than III, được thành lập vào ngày 1/7/1980. VVMI chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng vào năm 2015.
Đến nay, VVMI chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến than, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí và kinh doanh tổng hợp. Tổng công ty hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than với 3 mỏ lớn bao gồm mỏ than Na Dương, mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Núi Hồng thuộc địa bàn Thái Nguyên và Lạng Sơn - chiếm 2/3 tổng trữ lượng của thềm than nội địa Việt Nam.
Là công ty con của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, VVMI có thị trường thuận lợi khi các đơn vị tiêu thụ sản phẩm than của Tổng Công ty nằm trong Tập đoàn và Tổng công ty. Hàng năm, sản phẩm than của Tổng công ty được tiêu thụ tại Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn và Nhà máy nhiệt điện An Khánh 70-80% và cung ứng cho Nhà máy xi măng La Hiên, Quán Triều và Tân Quang từ 10-15% sản lượng sản xuất ra.
Theo quyết định 403/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 14/3/2016 về việc “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”, nhu cầu tiêu thụ than sẽ liên tục gia tăng và nguồn cung than nội địa được dự báo sẽ không đủ đáp ứng cầu.
Với lợi thế sẵn có là thị trường tiêu thụ than ổn định, chi phí khai thác thấp so với ngành, sở hữu trữ lượng than lớn, VVMI là điểm sáng trong bối cảnh giá than phục hồi từ cuối năm 2016 đến nay.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của TKV tại VVMI là 98,19% và TKV sẽ thoái 33,19% tương ứng 34.849.500 cổ phần tại VVMI.