Tổ chức tài chính nước ngoài được mua doanh nghiệp nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định về giao, bán doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định về giao, bán doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thậm chí, các tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, cá nhân người nước ngoài đều có thể được mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Bên cạnh đó, các đối tượng được quyền mua doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp; cá nhân người lao động trong doanh nghiệp; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cá nhân người Việt Nam... Ngoài ra, đối tượng là tập thể người lao động đang làm việc tại công ty sẽ được giao doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Theo quy định tại nghị định, các doanh nghiệp được giao phải là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng; thuộc danh mục giao doanh nghiệp hoặc thuộc danh mục cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được; doanh nghiệp được giao phải là doanh nghiệp được xác định không có lợi thế về đất đai.
Trong khi đó, nghị định cũng quy định sẽ cho phép bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước không phụ thuộc vào quy mô vốn nhưng phải đáp ứng điều kiện khác. Các điều kiện bắt buộc là: doanh nghiệp được bán phải thuộc danh mục bán doanh nghiệp hoặc danh mục cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được...
Sau khi mua doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp được chủ động sử dụng tài sản đã mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh để tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới. Được thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật. Nếu tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh người mua được kế thừa các quyền lợi của các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thậm chí, các tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam, cá nhân người nước ngoài đều có thể được mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Bên cạnh đó, các đối tượng được quyền mua doanh nghiệp là tập thể người lao động trong doanh nghiệp; cá nhân người lao động trong doanh nghiệp; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cá nhân người Việt Nam... Ngoài ra, đối tượng là tập thể người lao động đang làm việc tại công ty sẽ được giao doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Theo quy định tại nghị định, các doanh nghiệp được giao phải là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng; thuộc danh mục giao doanh nghiệp hoặc thuộc danh mục cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được; doanh nghiệp được giao phải là doanh nghiệp được xác định không có lợi thế về đất đai.
Trong khi đó, nghị định cũng quy định sẽ cho phép bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước không phụ thuộc vào quy mô vốn nhưng phải đáp ứng điều kiện khác. Các điều kiện bắt buộc là: doanh nghiệp được bán phải thuộc danh mục bán doanh nghiệp hoặc danh mục cổ phần hóa nhưng không thực hiện cổ phần hóa được...
Sau khi mua doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp được chủ động sử dụng tài sản đã mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh để tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới. Được thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật. Nếu tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh người mua được kế thừa các quyền lợi của các hợp đồng kinh tế đã ký kết.