Tốc độ giảm giá chứng khoán đã chậm lại
Sau phiên giảm mạnh vào ngày cuối cùng của tháng 2, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi
Sau phiên giảm mạnh vào ngày cuối cùng của tháng 2, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi.
Mức giảm của chỉ số giá chứng khoán VN-Index tại thị trường niêm yết Tp.HCM chỉ còn 14,62 điểm thay vì giảm 29,67 như ngày 28/2. Chỉ số HASTC-Index tại thị trường niêm yết Hà Nội giảm 5,66 điểm, còn 424,68 điểm sau hai phiên đầu tuần tăng kỷ lục.
Việc sụt giảm của thị trường lúc này được giới quan sát lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đây là phản ứng của thị trường sau những cảnh báo của cơ quan quản lý về sự tăng quá nóng của giá cổ phiếu, đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2007. Thứ hai, do tác động của những khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố tóm tắt trong sáng ngày 1/3. Thứ ba, không loại trừ nguyên nhân việc giảm giá nằm trong chu kỳ điều chỉnh của thị trường sau một khoảng thời gian dài tăng mạnh.
“Việc giảm giá sẽ không kéo dài và sau đó sẽ tăng nhưng không mạnh như trước. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thị trường. Hơn nữa, sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư đã khiến cho thị trường sôi động hơn và điều quan trọng là giá trị giao dịch duy trì ở mức hơn 1.000 tỷ đồng. Nhịp giảm của thị trường lúc này cũng là rất tốt để các nhà đầu tư mới có dịp trấn tĩnh lại, bởi 90% trong số nhà đầu tư mới lúc này khi đầu tư mua bán cổ phiếu không biết cổ phiếu đó là gì”, một chuyên gia chứng khoán nhận xét.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/3/2007, tại thị trường giao dịch chứng khoán Tp.HCM có hơn 10 triệu chứng khoán được khớp lệnh, tương đương tổng giá trị 1.189,692 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 90,98% toàn thị trường với giá trị 1.084,18 tỷ đồng.
Có 40 loại cổ phiếu tăng giá, 45 loại giảm giá. Cổ phiếu tăng giá cao nhất: MCP (+5%), HMC và SAF (+4,98%), CYC và HAS (+4,97%), TTC (+4,96%), DNP (+4,94%). Cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là: DTT, SJ1, TS4 và TCR (-5%), VFC (-4,96%), BPC (-4,88%), KDC (-4,85%). Chứng chỉ quỹ: VFMVF1 giá tăng 200 đồng (+0,45%), đóng cửa ở mức 44.200 đồng/chứng chỉ, PRUBF1 giá giảm 300 đồng (-2,11%), đóng cửa ở mức 13.900 đồng/chứng chỉ.
Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 57 chứng khoán các loại, tổng khối lượng 1.203.060 đơn vị, tương đương giá trị 174,553 tỷ đồng. Các chứng khoán được mua nhiều nhất là PPC (463.820 cổ phiếu), ITA (176.400 cổ phiếu), PVD (99.800 cổ phiếu), TAC (60.050 cổ phiếu).
Phiên này các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ra 54 mã chứng khoán với tổng khối lượng 1.598.140 đơn vị, tổng giá trị 276,436 tỷ đồng, các chứng khoán bán ra nhiều là VNM (288.650 cổ phiếu), PPC (117.870 cổ phiếu), CII (150.160 cổ phiếu), VSH (150.990 cổ phiếu).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/3/2007, chỉ số HASTC-Index giảm 5,66 điểm (-1,32%) so với phiên trước đạt 424,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.538.100 chứng khoán với tổng giá trị 327,065 tỷ đồng (giảm 17,19% so với phiên trước). Những cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá lớn nhất trong ngày là BCC (433.300 cổ phiếu), MPC (301.200 cổ phiếu), SSI (239.600 cổ phiếu), ICF (223.000 cổ phiếu)...
Phiên này, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 21 mã cổ phiếu với tổng khối lượng 26.900 đơn vị, các cổ phiếu mua nhiều là BMI (8.700 cổ phiếu), STP (3.300 cổ phiếu), SSI (2.800 cổ phiếu), BVS (2.100 cổ phiếu). Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 4 mã cổ phiếu với khối lượng là 46.000 đơn vị. Các cổ phiếu bán ra nhiều là BCC (15.000 cổ phiếu), BMI (200 cổ phiếu), CTN (1.000 cổ phiếu), SSI (29.800 cổ phiếu).
So với phiên trước, có 50 cổ phiếu tăng giá; 31 cổ phiếu giảm giá và 5 cổ phiếu đứng giá. Trong đó: cổ phiếu tăng giá nhiều nhất: HPS và HSC (+10%), MEC và S99 (+9,98%), S55 (+9,97%), SD5 (+9,96%). Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất BMI (-7,5%), POT (-8,24%), NTP (-5,93%), HNM (-5,86%), PTC (- 6,95%), SDC (-5,51%).
Mức giảm của chỉ số giá chứng khoán VN-Index tại thị trường niêm yết Tp.HCM chỉ còn 14,62 điểm thay vì giảm 29,67 như ngày 28/2. Chỉ số HASTC-Index tại thị trường niêm yết Hà Nội giảm 5,66 điểm, còn 424,68 điểm sau hai phiên đầu tuần tăng kỷ lục.
Việc sụt giảm của thị trường lúc này được giới quan sát lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đây là phản ứng của thị trường sau những cảnh báo của cơ quan quản lý về sự tăng quá nóng của giá cổ phiếu, đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2007. Thứ hai, do tác động của những khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố tóm tắt trong sáng ngày 1/3. Thứ ba, không loại trừ nguyên nhân việc giảm giá nằm trong chu kỳ điều chỉnh của thị trường sau một khoảng thời gian dài tăng mạnh.
“Việc giảm giá sẽ không kéo dài và sau đó sẽ tăng nhưng không mạnh như trước. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thị trường. Hơn nữa, sự tham gia của đông đảo nhà đầu tư đã khiến cho thị trường sôi động hơn và điều quan trọng là giá trị giao dịch duy trì ở mức hơn 1.000 tỷ đồng. Nhịp giảm của thị trường lúc này cũng là rất tốt để các nhà đầu tư mới có dịp trấn tĩnh lại, bởi 90% trong số nhà đầu tư mới lúc này khi đầu tư mua bán cổ phiếu không biết cổ phiếu đó là gì”, một chuyên gia chứng khoán nhận xét.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/3/2007, tại thị trường giao dịch chứng khoán Tp.HCM có hơn 10 triệu chứng khoán được khớp lệnh, tương đương tổng giá trị 1.189,692 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 90,98% toàn thị trường với giá trị 1.084,18 tỷ đồng.
Có 40 loại cổ phiếu tăng giá, 45 loại giảm giá. Cổ phiếu tăng giá cao nhất: MCP (+5%), HMC và SAF (+4,98%), CYC và HAS (+4,97%), TTC (+4,96%), DNP (+4,94%). Cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là: DTT, SJ1, TS4 và TCR (-5%), VFC (-4,96%), BPC (-4,88%), KDC (-4,85%). Chứng chỉ quỹ: VFMVF1 giá tăng 200 đồng (+0,45%), đóng cửa ở mức 44.200 đồng/chứng chỉ, PRUBF1 giá giảm 300 đồng (-2,11%), đóng cửa ở mức 13.900 đồng/chứng chỉ.
Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 57 chứng khoán các loại, tổng khối lượng 1.203.060 đơn vị, tương đương giá trị 174,553 tỷ đồng. Các chứng khoán được mua nhiều nhất là PPC (463.820 cổ phiếu), ITA (176.400 cổ phiếu), PVD (99.800 cổ phiếu), TAC (60.050 cổ phiếu).
Phiên này các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ra 54 mã chứng khoán với tổng khối lượng 1.598.140 đơn vị, tổng giá trị 276,436 tỷ đồng, các chứng khoán bán ra nhiều là VNM (288.650 cổ phiếu), PPC (117.870 cổ phiếu), CII (150.160 cổ phiếu), VSH (150.990 cổ phiếu).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/3/2007, chỉ số HASTC-Index giảm 5,66 điểm (-1,32%) so với phiên trước đạt 424,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 3.538.100 chứng khoán với tổng giá trị 327,065 tỷ đồng (giảm 17,19% so với phiên trước). Những cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá lớn nhất trong ngày là BCC (433.300 cổ phiếu), MPC (301.200 cổ phiếu), SSI (239.600 cổ phiếu), ICF (223.000 cổ phiếu)...
Phiên này, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 21 mã cổ phiếu với tổng khối lượng 26.900 đơn vị, các cổ phiếu mua nhiều là BMI (8.700 cổ phiếu), STP (3.300 cổ phiếu), SSI (2.800 cổ phiếu), BVS (2.100 cổ phiếu). Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 4 mã cổ phiếu với khối lượng là 46.000 đơn vị. Các cổ phiếu bán ra nhiều là BCC (15.000 cổ phiếu), BMI (200 cổ phiếu), CTN (1.000 cổ phiếu), SSI (29.800 cổ phiếu).
So với phiên trước, có 50 cổ phiếu tăng giá; 31 cổ phiếu giảm giá và 5 cổ phiếu đứng giá. Trong đó: cổ phiếu tăng giá nhiều nhất: HPS và HSC (+10%), MEC và S99 (+9,98%), S55 (+9,97%), SD5 (+9,96%). Những cổ phiếu giảm giá nhiều nhất BMI (-7,5%), POT (-8,24%), NTP (-5,93%), HNM (-5,86%), PTC (- 6,95%), SDC (-5,51%).