“Tôi đang mặc áo của May 10 đây”
Chia sẻ của một số chuyên gia, nhà quản lý về năng suất và chất lượng của doanh nghiệp Việt
“Hội nhập bản chất là cạnh tranh, và cạnh tranh quốc gia chỉ có thể thắng trên cơ sở cạnh tranh của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại Diễn đàn Năng suất và Chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 5/1.
“Bởi vậy, chính sách của Nhà nước phải tạo được cơ hội cho đổi mới, sáng tạo để từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông nói.
Tại buổi toạ đàm, đại diện một số doanh nghiệp, nhà khoa học có chung nhìn nhận rằng, hiện năng suất và chất lượng của Việt Nam nhìn chung là “có vấn đề” - trong điều kiện chúng ta hoàn toàn có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, trong những năm qua sự tiến bộ trong năng suất - chất lượng vẫn còn khá khiêm tốn, trình độ tay nghề của Việt Nam vẫn thua kém nhiều nước, từ đó khiến chúng ta vẫn có một khoảng cách nhất định với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Do vậy, Bộ trưởng Quân cho rằng, nếu chúng ta không có cơ chế hiệu quả thì nhiều năm nữa vẫn chưa đuổi kịp các nước khác.
Trong khi đó, theo GS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), một nền kinh tế muốn có cạnh tranh, có hiệu quả thì phải xuất phát từ năng suất của mỗi một cá nhân người lao động, của chính từng doanh nghiệp.
Được mời phát biểu, ông Nguyễn Xuân Hoàn, đại diện Tổng công ty May 10 nói rằng, là một doanh nghiệp “thuần Việt”, nhưng May 10 luôn tự tin trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoại ngay trên thị trường trong nước và thế giới.
Có được như vậy là nhờ doanh nghiệp này luôn xác định “năng suất và chất lượng” là yếu tố sống còn. Hai yếu tố này đã đưa các sản phẩm của May 10 đi khắp thế giới, với một mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều các đối thủ.
Khi đại diện May 10 vừa dứt lời, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông liền đứng dậy, chỉ vào chiếc áo veston đang khoác trên người, nói: “Tôi đang mặc áo của May 10 đây”.
Cuối buổi toạ đàm, trước câu hỏi của báo giới: “Tại sao Thứ trưởng lại chọn một thương hiệu may mặc trong nước?”, Thứ trưởng Đông trả lời ngắn gọn: “Vì chất lượng mà lại rẻ”.
Ông nói thêm, hiện nay người Việt nhiều khi vẫn khá tự ti với trình độ và năng lực của mình, trong khi hoàn toàn có thể làm tốt hơn.
Ông lấy ví dụ, trước đây, thị trường máy cơ khí nông nghiệp của Hà Tây (cũ) hoàn toàn phụ thuộc vào hàng của Trung Quốc, nhưng sau đó có một chuyên gia ở Thái Bình đã nghiên cứu rồi sản xuất ra máy có năng suất, hiệu quả mà giá thành lại rẻ hơn, nên dần dần bà con đã tự tìm đến và sản phẩm trong nước đã chiếm được 80% thị phần.
Cũng trong chiều 5/1, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố chuỗi sự kiện “20 năm giải thưởng Chất lượng Quốc gia” 1996 - 2016 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả triển khai hoạt động giải thưởng này trong 20 năm qua.
Bộ sẽ chọn ra 20 doanh nghiệp điển hình trong 20 năm qua để tôn vinh vì những đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất chất lượng không chỉ trong đơn vị mà góp phần không nhỏ cho cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhân dịp này, Diễn đàn Nhà báo với Năng suất và Chất lượng cũng được thành lập, sẽ là nơi trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ chung về vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.
“Bởi vậy, chính sách của Nhà nước phải tạo được cơ hội cho đổi mới, sáng tạo để từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, trong đó tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông nói.
Tại buổi toạ đàm, đại diện một số doanh nghiệp, nhà khoa học có chung nhìn nhận rằng, hiện năng suất và chất lượng của Việt Nam nhìn chung là “có vấn đề” - trong điều kiện chúng ta hoàn toàn có thể đạt được kết quả tốt hơn.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, trong những năm qua sự tiến bộ trong năng suất - chất lượng vẫn còn khá khiêm tốn, trình độ tay nghề của Việt Nam vẫn thua kém nhiều nước, từ đó khiến chúng ta vẫn có một khoảng cách nhất định với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Do vậy, Bộ trưởng Quân cho rằng, nếu chúng ta không có cơ chế hiệu quả thì nhiều năm nữa vẫn chưa đuổi kịp các nước khác.
Trong khi đó, theo GS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), một nền kinh tế muốn có cạnh tranh, có hiệu quả thì phải xuất phát từ năng suất của mỗi một cá nhân người lao động, của chính từng doanh nghiệp.
Được mời phát biểu, ông Nguyễn Xuân Hoàn, đại diện Tổng công ty May 10 nói rằng, là một doanh nghiệp “thuần Việt”, nhưng May 10 luôn tự tin trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoại ngay trên thị trường trong nước và thế giới.
Có được như vậy là nhờ doanh nghiệp này luôn xác định “năng suất và chất lượng” là yếu tố sống còn. Hai yếu tố này đã đưa các sản phẩm của May 10 đi khắp thế giới, với một mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều các đối thủ.
Khi đại diện May 10 vừa dứt lời, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông liền đứng dậy, chỉ vào chiếc áo veston đang khoác trên người, nói: “Tôi đang mặc áo của May 10 đây”.
Cuối buổi toạ đàm, trước câu hỏi của báo giới: “Tại sao Thứ trưởng lại chọn một thương hiệu may mặc trong nước?”, Thứ trưởng Đông trả lời ngắn gọn: “Vì chất lượng mà lại rẻ”.
Ông nói thêm, hiện nay người Việt nhiều khi vẫn khá tự ti với trình độ và năng lực của mình, trong khi hoàn toàn có thể làm tốt hơn.
Ông lấy ví dụ, trước đây, thị trường máy cơ khí nông nghiệp của Hà Tây (cũ) hoàn toàn phụ thuộc vào hàng của Trung Quốc, nhưng sau đó có một chuyên gia ở Thái Bình đã nghiên cứu rồi sản xuất ra máy có năng suất, hiệu quả mà giá thành lại rẻ hơn, nên dần dần bà con đã tự tìm đến và sản phẩm trong nước đã chiếm được 80% thị phần.
Cũng trong chiều 5/1, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố chuỗi sự kiện “20 năm giải thưởng Chất lượng Quốc gia” 1996 - 2016 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả triển khai hoạt động giải thưởng này trong 20 năm qua.
Bộ sẽ chọn ra 20 doanh nghiệp điển hình trong 20 năm qua để tôn vinh vì những đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất chất lượng không chỉ trong đơn vị mà góp phần không nhỏ cho cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhân dịp này, Diễn đàn Nhà báo với Năng suất và Chất lượng cũng được thành lập, sẽ là nơi trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ chung về vấn đề cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.