Tội phạm ngân hàng gây thiệt hại bao nhiêu?
Thống kê từ 30 vụ việc, vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua
Trong 30 vụ việc, vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng,
có liên quan đến hoạt động tại 15 ngân hàng trong thời gian qua, cơ quan điều tra đã khởi tố 117 bị can, trong đó có 81 bị can là
cán bộ ngân hàng (chiếm tỷ lệ 69,2%), số còn lại là các đối tượng ngoài
ngành ngân hàng đã thông đồng cùng các cán bộ trong các ngân hàng phạm
tội.
Thông tin này được ông Nguyễn Thế Bình, Vụ trưởng Vụ 1, Ban Nội chính Trung ương đưa ra tại hội thảo “Vai trò của các cơ quan nhà nước trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: Thực trạng và giải pháp”, do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 9/7.
Tham luận của ông Bình tập trung vào vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó nhấn mạnh rằng trong thời gian qua đã “xảy ra nhiều vụ việc vi phạm, tội phạm, tham nhũng rất nghiêm trọng do cán bộ ngân hàng và những cá nhân, tổ chức ngoài ngành ngân hàng gây ra”.
“Hiện nay, chưa có cơ quan chức năng nào thống kê toàn bộ vi phạm, tội phạm xảy ra trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, nhưng thông qua kết quả nghiên cứu và một số báo cáo về tình hình tội phạm, tham nhũng trong khoảng thời gian gần đây tại một số ngân hàng, đã cho thấy một thực trạng đáng lo ngại trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ở Việt Nam”, tham luận viết.
Các tội danh chủ yếu là “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”…
Với số vụ việc và các tội danh trên, thống kê cho thấy tổng số tiền thiệt hại ước tính ban đầu là 11.565 tỷ đồng, 8.000 USD và 3.370 lượng vàng.
Đặc biệt, trong tổng số thiệt hại nêu trên, số tiền vi phạm thu hồi được “chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ”.
Trong số đó, có nhiều vụ án xảy ra với hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, như vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Cố ý làm trái…”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng” xảy ra tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM gây thiệt hại cho ngân hàng Agribank - chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng.
Một vụ án nghiêm trọng khác là vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè (Tp.HCM) với sự thông đồng, cấu kết của 19 doanh nghiệp, 82 cá nhân và 2 cán bộ ngân hàng, kết luận điều tra xác định các đối tượng đã chiếm đoạt 3.800 tỷ đồng.
Thông tin này được ông Nguyễn Thế Bình, Vụ trưởng Vụ 1, Ban Nội chính Trung ương đưa ra tại hội thảo “Vai trò của các cơ quan nhà nước trong phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng: Thực trạng và giải pháp”, do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 9/7.
Tham luận của ông Bình tập trung vào vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó nhấn mạnh rằng trong thời gian qua đã “xảy ra nhiều vụ việc vi phạm, tội phạm, tham nhũng rất nghiêm trọng do cán bộ ngân hàng và những cá nhân, tổ chức ngoài ngành ngân hàng gây ra”.
“Hiện nay, chưa có cơ quan chức năng nào thống kê toàn bộ vi phạm, tội phạm xảy ra trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, nhưng thông qua kết quả nghiên cứu và một số báo cáo về tình hình tội phạm, tham nhũng trong khoảng thời gian gần đây tại một số ngân hàng, đã cho thấy một thực trạng đáng lo ngại trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ở Việt Nam”, tham luận viết.
Các tội danh chủ yếu là “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”…
Với số vụ việc và các tội danh trên, thống kê cho thấy tổng số tiền thiệt hại ước tính ban đầu là 11.565 tỷ đồng, 8.000 USD và 3.370 lượng vàng.
Đặc biệt, trong tổng số thiệt hại nêu trên, số tiền vi phạm thu hồi được “chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ”.
Trong số đó, có nhiều vụ án xảy ra với hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, như vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Cố ý làm trái…”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng” xảy ra tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM gây thiệt hại cho ngân hàng Agribank - chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng.
Một vụ án nghiêm trọng khác là vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè (Tp.HCM) với sự thông đồng, cấu kết của 19 doanh nghiệp, 82 cá nhân và 2 cán bộ ngân hàng, kết luận điều tra xác định các đối tượng đã chiếm đoạt 3.800 tỷ đồng.