Tổng giám đốc IMF bị bắt vì bê bối tình dục?
Cảnh sát New York xác nhận đã bắt giữ Tổng giám đốc IMF, vì ông này bị cáo buộc cưỡng ép quan hệ một nữ nhân viên khách sạn
Hãng tin AP vài phút trước cho hay, hôm qua (14/5), các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành bắt giữ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn, chỉ vài phút trước khi ông lên đường đi Pháp.
Dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương, AP cho hay, ông Strauss-Kahn bị cáo buộc đã cưỡng ép tình dục một nữ nhân viên dọn phòng, 32 tuổi, tại khách sạn Sofitel ở khu Manhattan. Theo lời tố cáo của nữ nhân viên này, khi cô bước vào phòng của ông Strauss-Kahn, cô đã bị ông này tấn công và cưỡng ép quan hệ.
Nữ nhân viên này cho biết, cô đã chạy thoát và báo cáo cho nhân viên khách sạn về vụ việc. Sau đó, người của khách sạn đã gọi điện báo cảnh sát.
Tuy nhiên, khi cảnh sát tới nơi, ông Strauss-Kahn đã rời khách sạn và bỏ quên cả điện thoại di động. Paul J. Browne, phát ngôn viên Sở cảnh sát New York, cho biết, "có vẻ như ông ấy đã rời khỏi khách sạn rất vội vã".
Theo Browne, ông Strauss-Kahn sau đó đã bị cảnh sát New York bắt giữ và đưa ra khỏi máy bay của hãng hàng không Air France tại sân bay quốc tế John F. Kennedy chỉ vài phút trước giờ cất cánh.
Còn nữ nhân viên dọn phòng được cảnh sát đưa tới bệnh viện để kiểm tra một vài vết thương nhỏ. John Sheehan, phát ngôn viên của khách sạn xác nhận, nhân viên của họ đang hợp tác với các nhà chức trách điều tra vụ việc.
Theo kế hoạch, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào cuối tuần để bàn về các vấn đề liên quan đến sự khủng hoảng của đồng Euro.
Hãng tin AP cho hay, đây không phải là lần đầu tiên ông Strauss-Kahn vướng bê bối tình ái. Năm 2008, từng có báo cáo nói rằng ông đã bị điều tra vì quan hệ không đứng đắn với một nữ nhân viên phụ tá.
Từ khi được bầu chọn làm Tổng giám đốc IMF đầu tháng 11/2007 đến nay, uy tín của ông Dominique Strauss-Kahn đã không ngừng lên cao.
Trong vai trò một quan chức toàn cầu, ông đã chèo lái thành công IMF, xử lý đúng đắn vai trò của tổ chức tiền tệ này trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và nhất là khủng hoảng nợ công ở châu Âu mới đây.
Ông Strauss-Kahn đã giành được cảm tình của tất cả 27 thành viên Liên minh châu Âu cùng với Mỹ, châu Á và châu Phi, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc - siêu cường kinh tế mới của thế giới mà nước Pháp đang nỗ lực kết thân.
Đối với nhiều người Pháp, đặc biệt là những ai không hài lòng với đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy thì ông Strauss-Kahn chính là người thay thế thích hợp nhất trên cương vị Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới.
Ông Strauss-Kahn, thành viên đảng Xã hội cánh tả, có những phẩm chất đủ làm thỏa mãn sự mong đợi của những người muốn thấy nước Pháp phải thay đổi hơn nữa.
Ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ; có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu do vị trí quản lý IMF; và nhất là ông đang là giáo sư chuyên môn về kinh tế tại Học viện Chính trị Paris.
Dẫn nguồn tin cảnh sát địa phương, AP cho hay, ông Strauss-Kahn bị cáo buộc đã cưỡng ép tình dục một nữ nhân viên dọn phòng, 32 tuổi, tại khách sạn Sofitel ở khu Manhattan. Theo lời tố cáo của nữ nhân viên này, khi cô bước vào phòng của ông Strauss-Kahn, cô đã bị ông này tấn công và cưỡng ép quan hệ.
Nữ nhân viên này cho biết, cô đã chạy thoát và báo cáo cho nhân viên khách sạn về vụ việc. Sau đó, người của khách sạn đã gọi điện báo cảnh sát.
Tuy nhiên, khi cảnh sát tới nơi, ông Strauss-Kahn đã rời khách sạn và bỏ quên cả điện thoại di động. Paul J. Browne, phát ngôn viên Sở cảnh sát New York, cho biết, "có vẻ như ông ấy đã rời khỏi khách sạn rất vội vã".
Theo Browne, ông Strauss-Kahn sau đó đã bị cảnh sát New York bắt giữ và đưa ra khỏi máy bay của hãng hàng không Air France tại sân bay quốc tế John F. Kennedy chỉ vài phút trước giờ cất cánh.
Còn nữ nhân viên dọn phòng được cảnh sát đưa tới bệnh viện để kiểm tra một vài vết thương nhỏ. John Sheehan, phát ngôn viên của khách sạn xác nhận, nhân viên của họ đang hợp tác với các nhà chức trách điều tra vụ việc.
Theo kế hoạch, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào cuối tuần để bàn về các vấn đề liên quan đến sự khủng hoảng của đồng Euro.
Hãng tin AP cho hay, đây không phải là lần đầu tiên ông Strauss-Kahn vướng bê bối tình ái. Năm 2008, từng có báo cáo nói rằng ông đã bị điều tra vì quan hệ không đứng đắn với một nữ nhân viên phụ tá.
Từ khi được bầu chọn làm Tổng giám đốc IMF đầu tháng 11/2007 đến nay, uy tín của ông Dominique Strauss-Kahn đã không ngừng lên cao.
Trong vai trò một quan chức toàn cầu, ông đã chèo lái thành công IMF, xử lý đúng đắn vai trò của tổ chức tiền tệ này trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và nhất là khủng hoảng nợ công ở châu Âu mới đây.
Ông Strauss-Kahn đã giành được cảm tình của tất cả 27 thành viên Liên minh châu Âu cùng với Mỹ, châu Á và châu Phi, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc - siêu cường kinh tế mới của thế giới mà nước Pháp đang nỗ lực kết thân.
Đối với nhiều người Pháp, đặc biệt là những ai không hài lòng với đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy thì ông Strauss-Kahn chính là người thay thế thích hợp nhất trên cương vị Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới.
Ông Strauss-Kahn, thành viên đảng Xã hội cánh tả, có những phẩm chất đủ làm thỏa mãn sự mong đợi của những người muốn thấy nước Pháp phải thay đổi hơn nữa.
Ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ; có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu do vị trí quản lý IMF; và nhất là ông đang là giáo sư chuyên môn về kinh tế tại Học viện Chính trị Paris.