Tổng giám đốc IMF xin từ chức
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Dominique Strauss-Kahn, đã xin từ chức, sau khi bị cáo buộc quấy rối tình dục
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Dominique Strauss-Kahn, đã xin từ chức, sau khi bị cáo buộc quấy rối tình dục một nữ nhân viên dọn phòng ở khách sạn New York Sofitel ở New York (Mỹ) hôm 14/5.
Trong thông cáo mới ra, ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, nói ông đã thông báo cho ban lãnh đạo IMF về ý định từ chức "ngay lập tức" của mình. Hiện, Tổng giám đốc IMF đang bị giam giữ tại nhà tù trên đảo Rikers ở New York. "Tôi hết sức buồn khi buộc phải gửi cho ban lãnh đạo IMF đơn xin từ chức Tổng giám đốc", ông Strauss-Kahn viết trong thông cáo.
"Trong giờ phút này, người mà tôi nghĩ tới đầu tiên là vợ tôi, người mà tôi yêu hơn tất cả mọi thứ trên đời. Rồi nghĩ tới các con tôi, gia đình và bạn bè. Tôi cũng nghĩ tới các đồng nghiệp ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Chúng tôi đã cùng nhau đạt được những thành tựu lớn trong ba năm qua".
Đồng thời, ông cũng bác bỏ cáo buộc hình sự đối với ông. "Tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng, tôi cực lực bác bỏ tất cả những cáo buộc của người ta đối với tôi", ông cho biết. "Tôi muốn bảo vệ tổ chức mà tôi đã phụng sự bằng danh dự và sự toàn tâm của mình. Và tôi đặc biệt muốn dốc toàn bộ ý chí, thời gian và sức lực để chứng tỏ mình vô tội".
Theo hãng tin BBC, ông Strauss-Kahn phải đối mặt với nhiều tội danh, bao gồm ý đồ cưỡng ép, xâm hại tình dục, giữ người trái phép. Đầu tuần này, một thẩm phán tại New York đã bác yêu cầu tại ngoại của ông Strauss-Kahn với lý do lo ngại ông bỏ trốn khỏi nước Mỹ. Luật sư của ông Strauss-Kahn cho biết sẽ xin tại ngoại một lần nữa vào hôm nay.
Trong khi đó, nguồn tin IMF cho hay, tổ chức này sẽ sớm thông báo quá trình tuyển chọn người lãnh đạo mới. Ông John Lipsky, Phó tổng giám đốc IMF, mới đây đã được bổ nhiệm điều hành tạm thời tổ chức này, sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt giữ.
Nhật, Mỹ và Canada đều bày tỏ sự tin tưởng vào ông Lipsky. Tuy nhiên, nhưng các quan chức châu Âu ở IMF lại cho rằng, ông Lipsky không có tầm ảnh hưởng như ông Strauss-Kahn trong việc giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu, bởi ông Lipsky là người Mỹ. Tuần trước, ông Lipsky cũng tuyên bố sẽ rời IMF, sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 8 tới.
Tờ Spiegel dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng giám đốc IMF. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong đó, bà Christine Lagarde được xem là ứng cử viên số một thay thế ông DSK. Trong 33 năm qua, người Pháp đã đảm nhận vị trí tổng giám đốc IMF suốt 26 năm. Nhưng quốc tịch Pháp của bà Lagarde có thể là điểm yếu sau scandal của ông Strauss-Kahn. Chưa kể, bà này đang phải đối mặt với cuộc điều tra về liệu bà có lạm quyền khi ưu ái nhà tài phiệt Bernard Tapie không.
Theo CNN, các quốc gia đang phát triển cũng đã lên tiếng đòi đưa một nhân vật ở khu vực này lên lãnh đạo IMF. Một số ứng viên tiềm tàng theo CNN bao gồm Mohamed el-Erian - Tổng giám đốc Tập đoàn Pimco hiện quản lý hơn 1.000 tỷ USD tiền đầu tư; cựu lãnh đạo UNDP và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Dervis; cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mexico Augustin Carstens...
Trong thông cáo mới ra, ông Strauss-Kahn, 62 tuổi, nói ông đã thông báo cho ban lãnh đạo IMF về ý định từ chức "ngay lập tức" của mình. Hiện, Tổng giám đốc IMF đang bị giam giữ tại nhà tù trên đảo Rikers ở New York. "Tôi hết sức buồn khi buộc phải gửi cho ban lãnh đạo IMF đơn xin từ chức Tổng giám đốc", ông Strauss-Kahn viết trong thông cáo.
"Trong giờ phút này, người mà tôi nghĩ tới đầu tiên là vợ tôi, người mà tôi yêu hơn tất cả mọi thứ trên đời. Rồi nghĩ tới các con tôi, gia đình và bạn bè. Tôi cũng nghĩ tới các đồng nghiệp ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Chúng tôi đã cùng nhau đạt được những thành tựu lớn trong ba năm qua".
Đồng thời, ông cũng bác bỏ cáo buộc hình sự đối với ông. "Tôi muốn nói với tất cả mọi người rằng, tôi cực lực bác bỏ tất cả những cáo buộc của người ta đối với tôi", ông cho biết. "Tôi muốn bảo vệ tổ chức mà tôi đã phụng sự bằng danh dự và sự toàn tâm của mình. Và tôi đặc biệt muốn dốc toàn bộ ý chí, thời gian và sức lực để chứng tỏ mình vô tội".
Theo hãng tin BBC, ông Strauss-Kahn phải đối mặt với nhiều tội danh, bao gồm ý đồ cưỡng ép, xâm hại tình dục, giữ người trái phép. Đầu tuần này, một thẩm phán tại New York đã bác yêu cầu tại ngoại của ông Strauss-Kahn với lý do lo ngại ông bỏ trốn khỏi nước Mỹ. Luật sư của ông Strauss-Kahn cho biết sẽ xin tại ngoại một lần nữa vào hôm nay.
Trong khi đó, nguồn tin IMF cho hay, tổ chức này sẽ sớm thông báo quá trình tuyển chọn người lãnh đạo mới. Ông John Lipsky, Phó tổng giám đốc IMF, mới đây đã được bổ nhiệm điều hành tạm thời tổ chức này, sau khi ông Strauss-Kahn bị bắt giữ.
Nhật, Mỹ và Canada đều bày tỏ sự tin tưởng vào ông Lipsky. Tuy nhiên, nhưng các quan chức châu Âu ở IMF lại cho rằng, ông Lipsky không có tầm ảnh hưởng như ông Strauss-Kahn trong việc giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu, bởi ông Lipsky là người Mỹ. Tuần trước, ông Lipsky cũng tuyên bố sẽ rời IMF, sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 8 tới.
Tờ Spiegel dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, trong bối cảnh hiện nay khi đang diễn ra rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đồng euro, “châu Âu có những ứng cử viên phù hợp để đề cử” vào chức vụ Tổng giám đốc IMF. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng nói với đài truyền hình của Hà Lan rằng, nếu phải tiến hành bầu một Tổng giám đốc mới của IMF, châu Âu cần đề cử một ứng cử viên.
Theo trang tin EUobsever, những nhân vật được đề cập đến như những ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này gồm cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ba Lan Marek Belka và Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde.
Trong đó, bà Christine Lagarde được xem là ứng cử viên số một thay thế ông DSK. Trong 33 năm qua, người Pháp đã đảm nhận vị trí tổng giám đốc IMF suốt 26 năm. Nhưng quốc tịch Pháp của bà Lagarde có thể là điểm yếu sau scandal của ông Strauss-Kahn. Chưa kể, bà này đang phải đối mặt với cuộc điều tra về liệu bà có lạm quyền khi ưu ái nhà tài phiệt Bernard Tapie không.
Theo CNN, các quốc gia đang phát triển cũng đã lên tiếng đòi đưa một nhân vật ở khu vực này lên lãnh đạo IMF. Một số ứng viên tiềm tàng theo CNN bao gồm Mohamed el-Erian - Tổng giám đốc Tập đoàn Pimco hiện quản lý hơn 1.000 tỷ USD tiền đầu tư; cựu lãnh đạo UNDP và là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Dervis; cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mexico Augustin Carstens...