Cú sốc lãnh đạo IMF gây “bão” khắp châu Âu
Việc Tổng giám đốc IMF bị bắt giữ đã gây ra đồng thời hai cú sốc trên chính trường Pháp lẫn triển vọng bài toán nợ công châu Âu
Vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn bị cảnh sát Mỹ câu lưu vì cáo buộc quấy rối tình dục một nữ nhân viên khách sạn, không chỉ là cú sốc đối với tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, mà còn ảnh hưởng tới triển vọng giải quyết bài toán nợ công ở châu Âu cũng như chính trường Pháp.
Hôm qua, các thẩm phán tòa hình sự Manhattan (Mỹ) đã chấp thuận đề xuất của bên công tố, về việc tiếp tục giam ông Strauss-Kahn ít nhất cho tới phiên tòa tiếp theo, mà không cho đóng tiền tại ngoại. Các thẩm phán cũng đã ấn định phiên tòa tới vào ngày 20/5. Theo lập luận của các công tố viên, nếu được tại ngoại, có thể Tổng giám đốc IMF sẽ chạy trốn về Pháp. Họ khẳng định chứng cứ pháp y sơ bộ sẽ xác nhận lời tố cáo của nạn nhân.
Cùng ngày, ban lãnh đạo IMF đã triệu tập khẩn cấp một phiên họp không chính thức tại thành phố New York, Mỹ. Tại phiên họp này, các quan chức của IMF đã cập nhật những diễn biến liên quan vụ việc, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các diễn biến liên quan tới vụ việc này.
Châu Âu chóng mặt
Trong lúc này, tại châu Âu, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nơi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, việc ông Strauss-Kahn bị bắt đã gây ra không ít xáo trộn. RFI dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu than thở, "vụ việc xảy ra đúng thời điểm tồi tệ nhất đối với châu Âu". Bởi lẽ, từ một năm rưỡi qua, trên cương vị Tổng giám đốc IMF, ông Strauss-Kahn đã đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc thương lượng để giải cứu khu vực đồng Euro.
Ngay từ đầu, khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu mới bùng phát, Tổng giám đốc IMF đã chủ trương phải giúp đỡ các nước gặp khó khăn. Ông kín đáo vận động, tháo gỡ những bế tắc, thuyết phục, lôi kéo các quốc gia còn lưỡng lự, tham gia vào việc giải quyết khủng hoảng. Lãnh đạo IMF cũng khuyến cáo khu vực đồng euro nên thành lập một cơ chế hỗ trợ tài chính. Trong các kế hoạch của châu Âu giúp Hy Lạp 110 tỷ Euro, Ireland 85 tỷ và sắp tới là Bồ Đào Nha, phần đóng góp của IMF lên tới một phần ba.
Giới phân tích cho rằng, nếu như ông Strauss-Kahn phải từ chức Tổng giám đốc IMF, thì tổ chức này có thế sẽ không còn hào phóng trong việc ra tay cứu trợ các nước châu Âu đang bị khủng hoảng nợ công đe doạ. Và một khi IMF đã rút đi, Ngân hàng Trung ương châu Âu và EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì các gói cứu trợ, khi mà dân chúng tại nhiều nước châu Âu đã tỏ ra bất bình về việc sử dụng công quỹ để cứu các nước khác.
Lẽ ra, hôm 15/5, Tổng giám đốc IMF phải gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin và ông sẽ dự một cuộc họp tại Brussels vào ngày 16/5. Nội dung chính của hai cuộc họp này là chuẩn bị một kế hoạch thứ hai giúp Hy Lạp, bởi vì nước này dường như không thể thực hiện được các cam kết giảm thâm hụt ngân sách, đối mặt với nguy cơ không thanh toán được các khoản nợ đáo hạn, có rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường. Dưới sự lãnh đạo của ông Dominique Strauss-Kahn, IMF đã vận động theo hướng cho phép Hy Lạp tái cơ cấu nợ, kéo dài thời hạn thanh toán.
Báo chí châu Âu đưa ra hai nhận định về ảnh hưởng của vụ ông Dominique Strauss-Kahn: Đảng Xã hội cánh tả tại Pháp mất đi một ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, việc giải quyết khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể gặp khó khăn do có sự thay đổi lãnh đạo IMF. Các phương tiện truyền thông tại Hy Lạp thì bình luận là chính phủ cánh tả của Thủ tướng Georges Papandréou "mất một đồng minh", "Athens ở trong tình trạng nguy khốn"…
Tuy nhiên, điều này có vẻ là sự lo lắng thái quá, khi hôm qua, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF cho Bồ Đào Nha trị giá 78 tỷ Euro (110 tỷ USD). Tuyên bố cho hay, "ngày 16/5, các bộ trưởng đã đồng lòng chấp thuận cung cấp viện trợ tài chính theo yêu cầu của Bồ Đào Nha".
Gói các khoản cho vay đối với Bồ Đào Nha, được chấp thuận để đối lấy những biện pháp cải cách triệt để nền kinh tế nước này, bao gồm làn sóng tư nhân hóa và những cắt giảm tài chính khắc khổ trở nên khả thi, khi các nghị sỹ Phần Lan đang đàm phán về một chính phủ liên minh mới ở Helsinki vượt qua được sự phản đối của một chính đảng có lập trường chống cứu trợ và hoài nghi châu Âu vừa nổi lên mạnh mẽ trong cuộc bầu cử vừa qua ở nước này.
Trong diễn biến liên quan, IMF cùng ngày cho biết đã thông qua khoản viện trợ mới trị giá 1,58 tỷ Euro (2,25 tỷ USD) cho Ireland đang ngập trong nợ nần. Trong khi đó, phát biểu sau các cuộc đàm phán của các bộ trưởng tài chính Eurozone, Chủ tịch Jean-Claude Juncker của khu vực này nói rằng không thể loại trừ khả năng cung cấp cho Hy Lạp những khoản cho vay mới trị giá có thể lên đến hàng chục tỷ euro
Chính trường Pháp chao đảo
Ông Dominique Strauss-Kahn còn là ứng cử viên nặng ký nhất vào chức Tổng thống Pháp, người có khả năng giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy trong vòng hai cuộc bầu cử với hơn 60% số phiếu, theo các điều tra dư luận, đã bị "trượt vỏ chuối", như lời Phó chủ tịch đảng Cấp tiến Pháp Dominique Paillé, trả lời phỏng vấn của tuần san Le Point, được tờ Libération dẫn lại.
Tin chính trên trang nhất nhiều tờ báo Pháp vài ngày nay là những tin tức xoay quanh vụ ông Strauss-Kahn bị bắt giữ và những bình luận về khả năng "trượt vỏ chuối" của ứng viên đảng Xã hội cánh tả này. Theo bài xã luận của tờ Le Figaro, "điều rõ ràng là Dominique Strauss-Kahn sẽ không thể trở thành tổng thống tương lai của Pháp. Trong chừng hai tuần lễ, biểu tượng mới của cánh tả Pháp đã hoàn toàn sụp đổ. Hiếm khi nào công chúng thấy một sự tan rã nhanh chóng như vậy. Trước hết là tiền, sau đó là tình dục".
"Mở đầu là vụ Porsche, chiếc xe hơi sang trọng, khiến thanh danh của ông ấy bị lu mờ, tiếp đến là vụ khách sạn Sofitel ở New York khiến ông ta hoàn toàn sụp đổ. Dù cho cả cánh tả và cánh hữu có lý trong việc nói đến việc người bị tố cáo không thể bị kết án khi chưa bị chứng minh là có tội, nhưng ai có thể phủ nhận được rằng điều tồi tệ đã xảy ra?".
Còn theo tờ Libération, với vụ ông Strauss-Kahn bị tố cáo vì các tội danh tình dục, lần đầu tiên nước Pháp biết đến một vụ "bê bối tình dục" theo kiểu Anh - Mỹ. Hiện tại ông Dominique Strauss-Kahn đã bị loại khỏi cuộc chơi. Báo này kêu gọi, các ứng cử viên tiềm năng của đảng Xã hội cần thực hiện trách nhiệm của mình, tránh không để cho đảng này rơi vào thất bại liên tục lần thứ tư trong cuộc tranh cử tổng thống.
Cũng báo Le Figaro cho hay, Chính phủ Pháp chủ trương phản ứng thận trọng trước vụ án này, với nhận định, việc ông Strauss-Kahn có thể bị loại ra khỏi cuộc tranh cử chưa hẳn đã là một điều tốt cho đối thủ là đương kim Tổng thống Sarkozy. Le Figaro cho rằng, thử thách lần này đối với ông Strauss-Kahn còn lớn hơn cả những chông gai trong cuộc tranh cử tổng thống Pháp.
Theo tờ Libération, khi còn trẻ, ông Strauss-Kahn đã từng lưỡng lự giữa hai định hướng, một là nỗ lực để đoạt giải Nobel kinh tế, hai là trở thành bộ trưởng về kinh tế. Là một người xuất sắc, được đảng đối lập và doanh nghiệp đánh giá rất cao, nhưng cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp có điểm yếu là rất khó xoay xở trong việc tiến hành các hoạt động tranh cử tại cơ sở. Tài liệu do Wikileaks tiết lộ trước đây cho biết, Đại sứ Mỹ tại Paris từng nói rằng, ông Strauss-Kahn sẵn sàng đứng ra điều hành đất nước, hơn là tham gia thực sự vào một cuộc tranh cử tổng thống.
Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp còn nổi tiếng như là một người "mê phụ nữ". Năm 2008, ông Strauss-Kahn từng dính dáng tới một vụ việc liên quan đến một nữ chuyên gia kinh tế người Hungary làm việc cho IMF. Ngoài ra, tiểu thuyết gia Tristane Banon, 31 tuổi, khẳng định ông Strauss-Kahn từng cưỡng hiếp cô vào năm 2002 khi cô đến phỏng vấn ông cho một bài viết của mình.
Hôm qua, các thẩm phán tòa hình sự Manhattan (Mỹ) đã chấp thuận đề xuất của bên công tố, về việc tiếp tục giam ông Strauss-Kahn ít nhất cho tới phiên tòa tiếp theo, mà không cho đóng tiền tại ngoại. Các thẩm phán cũng đã ấn định phiên tòa tới vào ngày 20/5. Theo lập luận của các công tố viên, nếu được tại ngoại, có thể Tổng giám đốc IMF sẽ chạy trốn về Pháp. Họ khẳng định chứng cứ pháp y sơ bộ sẽ xác nhận lời tố cáo của nạn nhân.
Cùng ngày, ban lãnh đạo IMF đã triệu tập khẩn cấp một phiên họp không chính thức tại thành phố New York, Mỹ. Tại phiên họp này, các quan chức của IMF đã cập nhật những diễn biến liên quan vụ việc, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các diễn biến liên quan tới vụ việc này.
Châu Âu chóng mặt
Trong lúc này, tại châu Âu, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nơi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, việc ông Strauss-Kahn bị bắt đã gây ra không ít xáo trộn. RFI dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu than thở, "vụ việc xảy ra đúng thời điểm tồi tệ nhất đối với châu Âu". Bởi lẽ, từ một năm rưỡi qua, trên cương vị Tổng giám đốc IMF, ông Strauss-Kahn đã đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc thương lượng để giải cứu khu vực đồng Euro.
Ngay từ đầu, khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu mới bùng phát, Tổng giám đốc IMF đã chủ trương phải giúp đỡ các nước gặp khó khăn. Ông kín đáo vận động, tháo gỡ những bế tắc, thuyết phục, lôi kéo các quốc gia còn lưỡng lự, tham gia vào việc giải quyết khủng hoảng. Lãnh đạo IMF cũng khuyến cáo khu vực đồng euro nên thành lập một cơ chế hỗ trợ tài chính. Trong các kế hoạch của châu Âu giúp Hy Lạp 110 tỷ Euro, Ireland 85 tỷ và sắp tới là Bồ Đào Nha, phần đóng góp của IMF lên tới một phần ba.
Giới phân tích cho rằng, nếu như ông Strauss-Kahn phải từ chức Tổng giám đốc IMF, thì tổ chức này có thế sẽ không còn hào phóng trong việc ra tay cứu trợ các nước châu Âu đang bị khủng hoảng nợ công đe doạ. Và một khi IMF đã rút đi, Ngân hàng Trung ương châu Âu và EU sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì các gói cứu trợ, khi mà dân chúng tại nhiều nước châu Âu đã tỏ ra bất bình về việc sử dụng công quỹ để cứu các nước khác.
Lẽ ra, hôm 15/5, Tổng giám đốc IMF phải gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin và ông sẽ dự một cuộc họp tại Brussels vào ngày 16/5. Nội dung chính của hai cuộc họp này là chuẩn bị một kế hoạch thứ hai giúp Hy Lạp, bởi vì nước này dường như không thể thực hiện được các cam kết giảm thâm hụt ngân sách, đối mặt với nguy cơ không thanh toán được các khoản nợ đáo hạn, có rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường. Dưới sự lãnh đạo của ông Dominique Strauss-Kahn, IMF đã vận động theo hướng cho phép Hy Lạp tái cơ cấu nợ, kéo dài thời hạn thanh toán.
Báo chí châu Âu đưa ra hai nhận định về ảnh hưởng của vụ ông Dominique Strauss-Kahn: Đảng Xã hội cánh tả tại Pháp mất đi một ứng viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, việc giải quyết khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể gặp khó khăn do có sự thay đổi lãnh đạo IMF. Các phương tiện truyền thông tại Hy Lạp thì bình luận là chính phủ cánh tả của Thủ tướng Georges Papandréou "mất một đồng minh", "Athens ở trong tình trạng nguy khốn"…
Tuy nhiên, điều này có vẻ là sự lo lắng thái quá, khi hôm qua, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã ủng hộ gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và IMF cho Bồ Đào Nha trị giá 78 tỷ Euro (110 tỷ USD). Tuyên bố cho hay, "ngày 16/5, các bộ trưởng đã đồng lòng chấp thuận cung cấp viện trợ tài chính theo yêu cầu của Bồ Đào Nha".
Gói các khoản cho vay đối với Bồ Đào Nha, được chấp thuận để đối lấy những biện pháp cải cách triệt để nền kinh tế nước này, bao gồm làn sóng tư nhân hóa và những cắt giảm tài chính khắc khổ trở nên khả thi, khi các nghị sỹ Phần Lan đang đàm phán về một chính phủ liên minh mới ở Helsinki vượt qua được sự phản đối của một chính đảng có lập trường chống cứu trợ và hoài nghi châu Âu vừa nổi lên mạnh mẽ trong cuộc bầu cử vừa qua ở nước này.
Trong diễn biến liên quan, IMF cùng ngày cho biết đã thông qua khoản viện trợ mới trị giá 1,58 tỷ Euro (2,25 tỷ USD) cho Ireland đang ngập trong nợ nần. Trong khi đó, phát biểu sau các cuộc đàm phán của các bộ trưởng tài chính Eurozone, Chủ tịch Jean-Claude Juncker của khu vực này nói rằng không thể loại trừ khả năng cung cấp cho Hy Lạp những khoản cho vay mới trị giá có thể lên đến hàng chục tỷ euro
Chính trường Pháp chao đảo
Ông Dominique Strauss-Kahn còn là ứng cử viên nặng ký nhất vào chức Tổng thống Pháp, người có khả năng giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy trong vòng hai cuộc bầu cử với hơn 60% số phiếu, theo các điều tra dư luận, đã bị "trượt vỏ chuối", như lời Phó chủ tịch đảng Cấp tiến Pháp Dominique Paillé, trả lời phỏng vấn của tuần san Le Point, được tờ Libération dẫn lại.
Tin chính trên trang nhất nhiều tờ báo Pháp vài ngày nay là những tin tức xoay quanh vụ ông Strauss-Kahn bị bắt giữ và những bình luận về khả năng "trượt vỏ chuối" của ứng viên đảng Xã hội cánh tả này. Theo bài xã luận của tờ Le Figaro, "điều rõ ràng là Dominique Strauss-Kahn sẽ không thể trở thành tổng thống tương lai của Pháp. Trong chừng hai tuần lễ, biểu tượng mới của cánh tả Pháp đã hoàn toàn sụp đổ. Hiếm khi nào công chúng thấy một sự tan rã nhanh chóng như vậy. Trước hết là tiền, sau đó là tình dục".
"Mở đầu là vụ Porsche, chiếc xe hơi sang trọng, khiến thanh danh của ông ấy bị lu mờ, tiếp đến là vụ khách sạn Sofitel ở New York khiến ông ta hoàn toàn sụp đổ. Dù cho cả cánh tả và cánh hữu có lý trong việc nói đến việc người bị tố cáo không thể bị kết án khi chưa bị chứng minh là có tội, nhưng ai có thể phủ nhận được rằng điều tồi tệ đã xảy ra?".
Còn theo tờ Libération, với vụ ông Strauss-Kahn bị tố cáo vì các tội danh tình dục, lần đầu tiên nước Pháp biết đến một vụ "bê bối tình dục" theo kiểu Anh - Mỹ. Hiện tại ông Dominique Strauss-Kahn đã bị loại khỏi cuộc chơi. Báo này kêu gọi, các ứng cử viên tiềm năng của đảng Xã hội cần thực hiện trách nhiệm của mình, tránh không để cho đảng này rơi vào thất bại liên tục lần thứ tư trong cuộc tranh cử tổng thống.
Cũng báo Le Figaro cho hay, Chính phủ Pháp chủ trương phản ứng thận trọng trước vụ án này, với nhận định, việc ông Strauss-Kahn có thể bị loại ra khỏi cuộc tranh cử chưa hẳn đã là một điều tốt cho đối thủ là đương kim Tổng thống Sarkozy. Le Figaro cho rằng, thử thách lần này đối với ông Strauss-Kahn còn lớn hơn cả những chông gai trong cuộc tranh cử tổng thống Pháp.
Theo tờ Libération, khi còn trẻ, ông Strauss-Kahn đã từng lưỡng lự giữa hai định hướng, một là nỗ lực để đoạt giải Nobel kinh tế, hai là trở thành bộ trưởng về kinh tế. Là một người xuất sắc, được đảng đối lập và doanh nghiệp đánh giá rất cao, nhưng cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp có điểm yếu là rất khó xoay xở trong việc tiến hành các hoạt động tranh cử tại cơ sở. Tài liệu do Wikileaks tiết lộ trước đây cho biết, Đại sứ Mỹ tại Paris từng nói rằng, ông Strauss-Kahn sẵn sàng đứng ra điều hành đất nước, hơn là tham gia thực sự vào một cuộc tranh cử tổng thống.
Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp còn nổi tiếng như là một người "mê phụ nữ". Năm 2008, ông Strauss-Kahn từng dính dáng tới một vụ việc liên quan đến một nữ chuyên gia kinh tế người Hungary làm việc cho IMF. Ngoài ra, tiểu thuyết gia Tristane Banon, 31 tuổi, khẳng định ông Strauss-Kahn từng cưỡng hiếp cô vào năm 2002 khi cô đến phỏng vấn ông cho một bài viết của mình.