Trà đinh Tân Cương vì sao đắt như vàng?
Theo nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, thổ nhưỡng và khí hậu chính là lý do trọng yếu làm nên giá trị của chè tại Tân Cương, Thái Nguyên. Đất ở vùng Tân Cương chủ yếu là đất phù sa cổ có độ pH hoàn toàn phù hợp để trồng chè. Đây lại là một vùng đồi núi thấp quanh năm không có sương muối và được dãy núi Tam Đảo che chắn ánh nắng mặt trời ở phía Tây, tạo ra một màng lọc tự nhiên của hệ sinh thái. Từ đó, khí hậu và ánh sáng ở đây khá mát mẻ, phù hợp với sự phát triển của cây chè.
Góp phần tạo nên sự đặc biệt và nổi tiếng "đệ nhất danh trà" cho vùng đất trà Thái Nguyên là trà đinh Tân Cương – một sản vật trà xanh thuần mộc được coi là một trong những loại trà ngon và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam. Từng nõn chè non nhất, chất lượng nhất được lựa chọn tỉ mỉ trên một số đồi chè được chăm bón cẩn thận của vùng trà Tân Cương. Để có được 1kg trà khô, cần 20 người hái trà chuyên nghiệp hái trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và phải hái vào thời điểm thích hợp.Trà đinh chính là phần búp nhỏ nhất trên cây trà. Trà loại ngon thông thường sẽ được hái theo phương thức 1 tôm 2 lá thì trà đinh chỉ lấy 1 phần trong nõn tôm, bé như hạt gạo. Để sao sấy và chế biến loại trà này, người thợ phải dùng tới các loại máy móc, chảo rang đặc biệt để không làm nát búp trà. Bởi khi màn đêm xuống, búp trà sẽ "ngậm" sương núi, dẫn đến cánh sẽ khá mềm, dễ bị dập, gãy.
Góp phần tạo nên sự đặc biệt và nổi tiếng "đệ nhất danh trà" cho vùng đất trà Thái Nguyên là trà đinh Tân Cương – một sản vật trà xanh thuần mộc được coi là một trong những loại trà ngon và đắt đỏ bậc nhất Việt Nam. Từng nõn chè non nhất, chất lượng nhất được lựa chọn tỉ mỉ trên một số đồi chè được chăm bón cẩn thận của vùng trà Tân Cương. Để có được 1kg trà khô, cần 20 người hái trà chuyên nghiệp hái trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và phải hái vào thời điểm thích hợp.Trà đinh chính là phần búp nhỏ nhất trên cây trà. Trà loại ngon thông thường sẽ được hái theo phương thức 1 tôm 2 lá thì trà đinh chỉ lấy 1 phần trong nõn tôm, bé như hạt gạo. Để sao sấy và chế biến loại trà này, người thợ phải dùng tới các loại máy móc, chảo rang đặc biệt để không làm nát búp trà. Bởi khi màn đêm xuống, búp trà sẽ "ngậm" sương núi, dẫn đến cánh sẽ khá mềm, dễ bị dập, gãy.
Trà sau khi hái về không mang đi sao ngay mà để hong khô trên nong, nia từ 30 phút - 45 phút. Cách thức này sẽ giúp trà loại bỏ được sương đêm hay nước còn đọng trên lá. Và trà ngon nhất phải được sao sấy trên củi lửa theo phương pháp truyền thống. Kinh nghiệm, kỹ năng hoàn hảo, sự lắng nghe hơi thở của từng nõn trà cho phép người nghệ nhân biến những búp trà nhỏ và mỏng ngoan ngoãn xoắn vân, khô giòn và thơm hương cốm.Sau khi sao chế, từng nõn trà trở nên xoăn chắc, nhỏ như đầu đinh và đều nhau tăm tắp. Nước pha sẽ cho màu xanh trong vắt, không gợn đục dù để nhiều tiếng đồng hồ. Khi nhấp môi, bạn sẽ cảm thấy vị hơi đắng, chát nhưng càng uống thì càng thấy vị ngọt lan tỏa dần. Với các loại trà khác chỉ pha nước thứ 3 vị trà sẽ nhạt dần nhưng với trà đinh pha đến nước 10, màu nước, mùi hương và vị ngọt đậm vẫn giữ nguyên như lần đầu.
Chị Lê Thị Minh (xóm Nam Hưng, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) cho hay trung bình mỗi tháng, chị bán 5 - 8 kg trà đinh với giá 3 - 5 triệu đồng/kg, trà nõn 10 - 15 kg với giá 1 -2 triệu đồng/kg. "Nhưng riêng dịp cận Tết giá trà đinh lên đến 6 triệu đồng/kg, mà khách phải xếp hàng, đặt đơn trước nhiều ngày, nếu không sẽ hết hàng," chị Minh nói.
Do có giá thành đắt đỏ nên dòng trà này hay bị làm giả, làm nhái. "Nếu có thời gian, tôi khuyên các khách hàng ở Hà Nội nên đến tận nơi để mua cho yên tâm," chị Minh nói. Để phân biệt trà đinh thật – giả, người tiêu dùng cần biết trà đinh không quá xanh như mọi người thường tưởng mà có màu xanh đen, nhỏ như chiếc kim có vân xoắn. Các búp trà ít bị vỡ nát, thường đều tăm tắp và khô cong giòn. Chỉ khi pha với nước ấm thì cánh trà mới mềm và bung ra để tỏa vị. Thêm vào đó, cánh trà thường không dài bởi nếu chọn búp ngon để sao khô thì cánh trà sẽ ngắn.
Khi chúng ta mở gói trà ra là có thể nhận ngay được hương cốm. Đặc biệt trà khi pha xong sẽ có màu xanh nhạt, mùi rất thơm, kích thích vị giác. Nhấm thử vài cánh, nếu thấy vị chát quá gắt, đắng, cảm giác hăng hăng hơi gây ở cổ thì cần cảnh giác. "Để trà luôn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, người tiêu dùng nên dùng hộp có giấy bạc để đựng. Khi pha, dùng thìa hoặc muôi gỗ để múc, tránh tiếp xúc bằng tay," chị Minh tư vấn.
Pha trà đinh và thưởng thức sao cho đúng cách?Bước 1: Tráng ấm trà bằng nước sôi. Đối với chén cũng làm tương tự.Bước 2: Cho vào ấm một lượng trà theo độ đậm nhạt tùy sở thích.Bước 3: Rót một lượng nước sôi ngập trà rồi rót bỏ phần nước này đi (rửa trà).Bước 4: Rót nước sôi chừng 85 - 90 độ vào gần đầy ấm và hãm trong 4 phút.Bước 5: Rót trà ra chén và thưởng thức dư vị tiền chát hậu ngọt đặc trưng.Bước 6: Nước thứ nhất chỉ nên rót ra 2/3 ấm, chừa lại 1/3 ấm làm nước cốt cho lần thứ hai. Lần thứ hai cũng vậy, chừa 1/3 ấm cho nước ba. Cứ như vậy, một ấm trà đinh Tân Cương thứ thiệt có thể pha tới 10 - 15 nước.