Trách nhiệm xã hội tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội, đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Những năm gần đây, nhờ bước đi tiên phong của các tập đoàn đa quốc gia như Abbott, Unilever,… và các doanh nghiệp lớn trong nước, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội đã có những biến chuyển tích cực.
CSR - vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) vẫn còn là một khái niệm mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. CSR được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng phát triển doanh nghiệp bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngày càng có nhiều lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của CSR đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy vậy, các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR một cách bài bản, có chiến lược tại Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia và một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến là Abbott, công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu đa ngành, chuyên sâu về khoa học và các sản phẩm tiên tiến.
Có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 1995, Abbott xác định trách nhiệm xã hội là mục tiêu quan trọng nhất bên cạnh mục tiêu kinh doanh.
“Tại Abbott, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp chỉ có thể phát triển lớn mạnh khi có những đóng góp đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Chúng tôi liên tục nỗ lực để xây dựng các giải pháp bền vững trong lĩnh vực y tế và sức khỏe nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới trong lĩnh vực này, đồng thời tạo ra các giá trị lâu dài cho các bên tham gia và các đối tác của chúng tôi”, bà Suki McClatchey, quản lý cấp cao bộ phận trách nhiệm xã hội và chính sách của Abbott, nói.
Abbott và những chương trình CSR
Cải thiện dinh dưỡng cho người dân luôn là sứ mệnh của Abbott. Trong những năm qua, Abbott và Quỹ Abbott đã cung cấp hơn 190 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các vấn đề y tế cấp bách bách thông qua các đối tác, tập trung vào việc cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế và mở rộng giáo dục cộng đồng.
Đặc biệt, dự án hỗ trợ dinh dưỡng Lâm sàng (AFINS), là sự hợp tác giữa Quỹ Abbott, Đại học Boston, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Y Hà Nội được triển khai từ năm 2010 với kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Abbott lên tới 80 tỷ đồng.
Đây là chương trình đầu tiên có sự phối hợp của các tổ chức hàng đầu trong và ngoài nước, cùng nhau thực hiện những cải tiến dài hạn và bền vững trong lĩnh vực thực hành dinh dưỡng tại các bệnh viện ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Abbott và Quỹ Abbott, dự án Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mầm non của tổ chức giao điểm đã tăng cường sức khỏe dinh dưỡng cho hơn 23.000 trẻ em mầm non và tiểu học ở các tỉnh miền Trung và miền Nam từ năm 2005.
“Chỉ riêng trong năm 2012, đã có 26.400 bác sĩ Việt Nam tham gia các khóa tập huấn của Abbott, 619.000 bệnh nhân nội trú được hưởng lợi từ chương trình nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, 50.000 bà mẹ tham gia lớp học dinh dưỡng trước và sau khi sinh con. Bên cạnh các chương trình dài hạn và bền vững, chúng tôi cũng cung cấp hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng bị lũ lụt và thiên tai. Gần đây, chúng tôi đã viện trợ bằng sản phẩm với tổng trị giá 5 tỷ đồng để hỗ trợ học sinh và trẻ em ở 9 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão số 10 và 11”, ông Jullian Caillet, Tổng giám đốc Abbott Việt Nam, cho biết.
Trong sự kiện ra mắt ấn phẩm Báo cáo trách nhiệm xã hội đầu tiên của Abbott tại Việt Nam diễn ra gần đây, Thứ trưởng Bộ Y Tế, ông Phạm Lê Tuấn cho biết, ông đánh giá cao và coi trọng sự hợp tác và hỗ trợ của Abbott, Quỹ Abbott và các bên liên quan vì mục tiêu chung là nâng cao chất lượng sống của người dân Việt Nam đồng thời mong muốn Abbott sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, tham gia đóng góp nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa cho các chương trình, dự án y tế tại Việt Nam.
CSR - vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) vẫn còn là một khái niệm mới đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một yếu tố khá quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. CSR được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng phát triển doanh nghiệp bền vững, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngày càng có nhiều lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của CSR đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy vậy, các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR một cách bài bản, có chiến lược tại Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia và một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến là Abbott, công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu đa ngành, chuyên sâu về khoa học và các sản phẩm tiên tiến.
Có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 1995, Abbott xác định trách nhiệm xã hội là mục tiêu quan trọng nhất bên cạnh mục tiêu kinh doanh.
“Tại Abbott, chúng tôi tin rằng doanh nghiệp chỉ có thể phát triển lớn mạnh khi có những đóng góp đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Chúng tôi liên tục nỗ lực để xây dựng các giải pháp bền vững trong lĩnh vực y tế và sức khỏe nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách nhất của thế giới trong lĩnh vực này, đồng thời tạo ra các giá trị lâu dài cho các bên tham gia và các đối tác của chúng tôi”, bà Suki McClatchey, quản lý cấp cao bộ phận trách nhiệm xã hội và chính sách của Abbott, nói.
Abbott và những chương trình CSR
Cải thiện dinh dưỡng cho người dân luôn là sứ mệnh của Abbott. Trong những năm qua, Abbott và Quỹ Abbott đã cung cấp hơn 190 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các vấn đề y tế cấp bách bách thông qua các đối tác, tập trung vào việc cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế và mở rộng giáo dục cộng đồng.
Đặc biệt, dự án hỗ trợ dinh dưỡng Lâm sàng (AFINS), là sự hợp tác giữa Quỹ Abbott, Đại học Boston, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học Y Hà Nội được triển khai từ năm 2010 với kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Abbott lên tới 80 tỷ đồng.
Đây là chương trình đầu tiên có sự phối hợp của các tổ chức hàng đầu trong và ngoài nước, cùng nhau thực hiện những cải tiến dài hạn và bền vững trong lĩnh vực thực hành dinh dưỡng tại các bệnh viện ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Abbott và Quỹ Abbott, dự án Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ mầm non của tổ chức giao điểm đã tăng cường sức khỏe dinh dưỡng cho hơn 23.000 trẻ em mầm non và tiểu học ở các tỉnh miền Trung và miền Nam từ năm 2005.
“Chỉ riêng trong năm 2012, đã có 26.400 bác sĩ Việt Nam tham gia các khóa tập huấn của Abbott, 619.000 bệnh nhân nội trú được hưởng lợi từ chương trình nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, 50.000 bà mẹ tham gia lớp học dinh dưỡng trước và sau khi sinh con. Bên cạnh các chương trình dài hạn và bền vững, chúng tôi cũng cung cấp hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng bị lũ lụt và thiên tai. Gần đây, chúng tôi đã viện trợ bằng sản phẩm với tổng trị giá 5 tỷ đồng để hỗ trợ học sinh và trẻ em ở 9 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão số 10 và 11”, ông Jullian Caillet, Tổng giám đốc Abbott Việt Nam, cho biết.
Trong sự kiện ra mắt ấn phẩm Báo cáo trách nhiệm xã hội đầu tiên của Abbott tại Việt Nam diễn ra gần đây, Thứ trưởng Bộ Y Tế, ông Phạm Lê Tuấn cho biết, ông đánh giá cao và coi trọng sự hợp tác và hỗ trợ của Abbott, Quỹ Abbott và các bên liên quan vì mục tiêu chung là nâng cao chất lượng sống của người dân Việt Nam đồng thời mong muốn Abbott sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình, tham gia đóng góp nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa cho các chương trình, dự án y tế tại Việt Nam.