Trái phiếu doanh nghiệp, “nam châm” mới của thị trường?
Đặc biệt, xu hướng doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng đang thành tâm điểm chú ý
Thị trường trái phiếu trong nửa đầu năm 2014 của Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á, với mức tăng 36,4% so với cùng kỳ 2013, theo báo cáo hồi tháng 9 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Đặc biệt, xu hướng doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng đang thành tâm điểm chú ý.
Nhận định về thị trường trái phiếu Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Kỹ Thương - TCBS (công ty con của ngân hàng Techcombank), cho rằng thị trường trái phiếu so với thị trường chứng khoán có quy mô tiềm năng lớn hơn rất nhiều.
Nhận định đó được ông Minh đưa ra sau khi đã quan sát và trực tiếp trải nghiệm các thị trường trái phiếu đã phát triển mạnh, ví dụ như Mỹ, Singapore, Hồng Kông…Ông Minh chỉ ra rằng các chỉ số cho thấy đây là thị trường cực kỳ lớn, lớn hơn nhiều lần (khoảng 8-10 lần) so với thị trường chứng khoán nói chung.
21,9% GDP
Trên thị trường hiện nay, có 4 loại trái phiếu đang được phát hành và giao dịch, gồm: trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương; và trái phiếu doanh nghiệp do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát hành.
Theo thống kê, tới thời điểm cuối tháng 6/2014, dư nợ thị trường trái phiếu đạt mức 830.528 tỷ đồng, chiếm 21,9% GDP ước của cả năm 2014.
Trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ là 528.697 tỷ đồng, thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 181.367 tỷ đồng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là 103.445 tỷ đồng, thị trường trái phiếu địa phương là 17.019 tỷ đồng.
Có thể thấy, trái phiếu Chính phủ vẫn đang giữ vai trò chủ đạo của thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, năm 2014, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đang dần sôi động, với sự góp mặt tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc một số lĩnh vực, như bất động sản, khai khoáng, xây dựng hạ tầng,…
Khối ngân hàng vẫn được xem là thành phần tham gia tích cực nhất trong việc mua bán, thu xếp, phát hành trái phiếu. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có những hoạt động tích cực trên thị trường này.
Nhìn vào kết quả kinh doanh các quý năm 2014 của các ngân hàng thương mại có thể thấy lợi nhuận thu được từ thị trường trái phiếu là không nhỏ.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2014 của các ngân hàng, phần đầu tư trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng thương mại tăng ít nhất 15% so với cuối năm ngoái, trong số này, có ngân hàng tăng mạnh tới hơn 100%.
Bên cạnh đó, việc mở rộng danh mục nhanh chóng khiến phần thu nhập lãi chứng khoán đầu tư (chủ yếu là trái phiếu Chính phủ) đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014. Có thể kể đến một số cái tên như Vietcombank, Techcombank, MB…
MB đạt gần 46.600 tỷ đồng trong hoạt động đầu tư trái phiếu Chính phủ 6 tháng năm 2014 (phát hành và bảo lãnh). Trong khi đó, tại Techcombank, trong 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập từ lãi chứng khoán chiếm tỷ trọng là 38% so với tổng thu nhập từ lãi, đạt mức 2.400 tỷ đồng.
Cũng tại ngân hàng này, tính riêng lượng cho vay khách hàng đạt hơn 74.000 tỷ đồng thì chứng khoán đầu tư và kinh doanh cũng đã có xấp xỉ con số 60.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư gần 27.250 tỷ vào trái phiếu Chính phủ, và 24.150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Còn xa mới đến mức mục tiêu
Theo ông Nguyễn Xuân Minh, tính đến hiện tại, riêng tại TCBS đã thu xếp phát hành và phân phối được khoảng 19.000 tỷ đồng. Dự kiến, tới cuối năm, con số này sẽ là khoảng trên 21.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).
Nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/GDP vẫn thấp (tổng giá trị thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 2,65% GDP, thấp hơn rất nhiều so với mức mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt tại lộ trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 là 7% GDP).
Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh kỳ vọng, nhiều yếu tố kinh tế đang hỗ trợ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, như tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, thanh khoản trên thị trường dồi dào, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn.
Trong khi đó, mức độ hấp dẫn của các công cụ đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi, ngoại tệ… lại đang suy giảm, nên buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm các kênh đầu tư khác như trái phiếu doanh nghiệp với mức độ sinh lời tốt hơn.
(Nguồn: TCBS)
Đặc biệt, xu hướng doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng đang thành tâm điểm chú ý.
Nhận định về thị trường trái phiếu Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch Công ty Chứng khoán Kỹ Thương - TCBS (công ty con của ngân hàng Techcombank), cho rằng thị trường trái phiếu so với thị trường chứng khoán có quy mô tiềm năng lớn hơn rất nhiều.
Nhận định đó được ông Minh đưa ra sau khi đã quan sát và trực tiếp trải nghiệm các thị trường trái phiếu đã phát triển mạnh, ví dụ như Mỹ, Singapore, Hồng Kông…Ông Minh chỉ ra rằng các chỉ số cho thấy đây là thị trường cực kỳ lớn, lớn hơn nhiều lần (khoảng 8-10 lần) so với thị trường chứng khoán nói chung.
21,9% GDP
Trên thị trường hiện nay, có 4 loại trái phiếu đang được phát hành và giao dịch, gồm: trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu chính quyền địa phương; và trái phiếu doanh nghiệp do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát hành.
Theo thống kê, tới thời điểm cuối tháng 6/2014, dư nợ thị trường trái phiếu đạt mức 830.528 tỷ đồng, chiếm 21,9% GDP ước của cả năm 2014.
Trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ là 528.697 tỷ đồng, thị trường trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 181.367 tỷ đồng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là 103.445 tỷ đồng, thị trường trái phiếu địa phương là 17.019 tỷ đồng.
Có thể thấy, trái phiếu Chính phủ vẫn đang giữ vai trò chủ đạo của thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, năm 2014, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đang dần sôi động, với sự góp mặt tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc một số lĩnh vực, như bất động sản, khai khoáng, xây dựng hạ tầng,…
Khối ngân hàng vẫn được xem là thành phần tham gia tích cực nhất trong việc mua bán, thu xếp, phát hành trái phiếu. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có những hoạt động tích cực trên thị trường này.
Nhìn vào kết quả kinh doanh các quý năm 2014 của các ngân hàng thương mại có thể thấy lợi nhuận thu được từ thị trường trái phiếu là không nhỏ.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2014 của các ngân hàng, phần đầu tư trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng thương mại tăng ít nhất 15% so với cuối năm ngoái, trong số này, có ngân hàng tăng mạnh tới hơn 100%.
Bên cạnh đó, việc mở rộng danh mục nhanh chóng khiến phần thu nhập lãi chứng khoán đầu tư (chủ yếu là trái phiếu Chính phủ) đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014. Có thể kể đến một số cái tên như Vietcombank, Techcombank, MB…
MB đạt gần 46.600 tỷ đồng trong hoạt động đầu tư trái phiếu Chính phủ 6 tháng năm 2014 (phát hành và bảo lãnh). Trong khi đó, tại Techcombank, trong 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập từ lãi chứng khoán chiếm tỷ trọng là 38% so với tổng thu nhập từ lãi, đạt mức 2.400 tỷ đồng.
Cũng tại ngân hàng này, tính riêng lượng cho vay khách hàng đạt hơn 74.000 tỷ đồng thì chứng khoán đầu tư và kinh doanh cũng đã có xấp xỉ con số 60.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư gần 27.250 tỷ vào trái phiếu Chính phủ, và 24.150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Còn xa mới đến mức mục tiêu
Theo ông Nguyễn Xuân Minh, tính đến hiện tại, riêng tại TCBS đã thu xếp phát hành và phân phối được khoảng 19.000 tỷ đồng. Dự kiến, tới cuối năm, con số này sẽ là khoảng trên 21.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).
Nhu cầu vốn trung và dài hạn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/GDP vẫn thấp (tổng giá trị thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 2,65% GDP, thấp hơn rất nhiều so với mức mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt tại lộ trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 là 7% GDP).
Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh kỳ vọng, nhiều yếu tố kinh tế đang hỗ trợ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, như tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, thanh khoản trên thị trường dồi dào, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn.
Trong khi đó, mức độ hấp dẫn của các công cụ đầu tư khác như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi, ngoại tệ… lại đang suy giảm, nên buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm các kênh đầu tư khác như trái phiếu doanh nghiệp với mức độ sinh lời tốt hơn.
(Nguồn: TCBS)