Trái phiếu Mỹ vẫn “đắt như tôm tươi” dù bị Moody’s hù
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service tuyên bố có thể cắt giảm điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Mỹ
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service tuyên bố có thể cắt giảm điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Mỹ từ mức cao nhất Aaa hiện nay trừ phi nước này giảm được tỷ lệ nợ công/GDP trong cuộc đàm phán về ngân sách tại Quốc hội vào năm tới. Sau cảnh báo này, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn nhận được lực cầu cao kỷ lục.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, tuyên bố trên của Moody’s được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đương đầu thách thức từ mọi phía.
Một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố hôm 22/8 nhận định, kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong năm tới nếu các nhà làm luật và Tổng thống Barack Obama không thể phá vỡ được thế bế tắc xung quanh vấn đề ngân sách liên bang và nếu tình trạng “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff) xuất hiện.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình thế nan giải mà nước Mỹ phải đối mặt vào cuối năm 2012 này. Trong đó, nếu Quốc hội Mỹ không thỏa thuận được, thì các biện pháp cắt giảm thuế từ thời Tổng thống George W. Bush sẽ tự động hết hạn, gây khó khăn cho tăng trưởng.
Moody’s cho biết, trong trường hợp mà Mỹ không đạt được thỏa thuận để hạ tỷ lệ nợ công/GDP, hãng này có thể giảm điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Mỹ xuống còn Aa1 từ mức Aaa hiện nay. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor’s đã tước đi định hạng tín nhiệm AAA danh giá của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Hiện Standard & Poor’s đang dành cho Mỹ hạng điểm tín nhiệm AA+.
Cũng trong tháng 8 năm ngoái, Moody’s đã đặt triển vọng tín nhiệm của Mỹ vào trạng thái ‘tiêu cực’, sau khi các nhà làm luật ở Washington mất mấy tháng trời tranh cãi mới nâng được trần nợ quốc gia. Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vẫn đang dành cho Mỹ định mức tín nhiệm cao nhất AAA, nhưng đi kèm triển vọng tiêu cực.
Tuy nhiên, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn đắt hàng sau các động thái bất lợi trên từ các hãng định mức tín nhiệm. Tài sản này tiếp tục được giới đầu tư quốc tế xem là một “vịnh tránh bão” hàng đầu trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu kéo lùi tăng trưởng toàn cầu. Sức hút của trái phiếu kho bạc Mỹ còn đến từ mức độ thanh khoản cực cao của tài sản này.
Thậm chí, sau khi S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett còn đánh giá rằng, nước Mỹ nên được dành cho điểm tín nhiệm “4 chữ A”. Từ khi Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm đối với Mỹ đến nay, đồng USD đã tăng giá 11% so với đồng Euro.
Ngày 11/9, chỉ vài giờ sau cảnh báo của Moody’s, đợt đấu giá 32 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 3 năm đã nhận được lực cầu kỷ lục. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy thị trường không quan ngại trước những nhận định mà Moody’s đưa ra, đồng thời tin tưởng rằng, nước Mỹ có thời gian và phương tiện để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Moody’s nhận định, kế hoạch ngân sách của chính quyền Tổng thống Obama sẽ dẫn tới tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 75% trong năm nay. Trong khi đó, theo CBO, mức thâm hụt ngân sách năm nay của Mỹ sẽ là 1,1 nghìn tỷ USD, giảm từ mức 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2011 nhờ nguồn thu từ thuế tăng khoảng 6% và chi tiêu giảm 1%.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, tuyên bố trên của Moody’s được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đương đầu thách thức từ mọi phía.
Một báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố hôm 22/8 nhận định, kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong năm tới nếu các nhà làm luật và Tổng thống Barack Obama không thể phá vỡ được thế bế tắc xung quanh vấn đề ngân sách liên bang và nếu tình trạng “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff) xuất hiện.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình thế nan giải mà nước Mỹ phải đối mặt vào cuối năm 2012 này. Trong đó, nếu Quốc hội Mỹ không thỏa thuận được, thì các biện pháp cắt giảm thuế từ thời Tổng thống George W. Bush sẽ tự động hết hạn, gây khó khăn cho tăng trưởng.
Moody’s cho biết, trong trường hợp mà Mỹ không đạt được thỏa thuận để hạ tỷ lệ nợ công/GDP, hãng này có thể giảm điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Mỹ xuống còn Aa1 từ mức Aaa hiện nay. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor’s đã tước đi định hạng tín nhiệm AAA danh giá của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Hiện Standard & Poor’s đang dành cho Mỹ hạng điểm tín nhiệm AA+.
Cũng trong tháng 8 năm ngoái, Moody’s đã đặt triển vọng tín nhiệm của Mỹ vào trạng thái ‘tiêu cực’, sau khi các nhà làm luật ở Washington mất mấy tháng trời tranh cãi mới nâng được trần nợ quốc gia. Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vẫn đang dành cho Mỹ định mức tín nhiệm cao nhất AAA, nhưng đi kèm triển vọng tiêu cực.
Tuy nhiên, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn đắt hàng sau các động thái bất lợi trên từ các hãng định mức tín nhiệm. Tài sản này tiếp tục được giới đầu tư quốc tế xem là một “vịnh tránh bão” hàng đầu trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu kéo lùi tăng trưởng toàn cầu. Sức hút của trái phiếu kho bạc Mỹ còn đến từ mức độ thanh khoản cực cao của tài sản này.
Thậm chí, sau khi S&P hạ điểm tín nhiệm của Mỹ, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett còn đánh giá rằng, nước Mỹ nên được dành cho điểm tín nhiệm “4 chữ A”. Từ khi Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm đối với Mỹ đến nay, đồng USD đã tăng giá 11% so với đồng Euro.
Ngày 11/9, chỉ vài giờ sau cảnh báo của Moody’s, đợt đấu giá 32 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 3 năm đã nhận được lực cầu kỷ lục. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy thị trường không quan ngại trước những nhận định mà Moody’s đưa ra, đồng thời tin tưởng rằng, nước Mỹ có thời gian và phương tiện để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
Moody’s nhận định, kế hoạch ngân sách của chính quyền Tổng thống Obama sẽ dẫn tới tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 75% trong năm nay. Trong khi đó, theo CBO, mức thâm hụt ngân sách năm nay của Mỹ sẽ là 1,1 nghìn tỷ USD, giảm từ mức 1,3 nghìn tỷ USD trong năm 2011 nhờ nguồn thu từ thuế tăng khoảng 6% và chi tiêu giảm 1%.