Trầm cảm do thời tiết: những triệu chứng nhận biết
Một khảo sát tại Anh cho thấy trong những tháng ngày thới tiết rét mướt, mưa ẩm cứ mười người thì có một người không nhìn thấy ánh sáng tự nhiên tại nơi làm việc, trong khi 30% phải dậy trước khi mặt trời mọc và trở về nhà khi trời đã tối. Thiếu ánh sáng trời đồng nghĩa với việc nhiều người có nguy cơ bị rối loạn khí sắc theo mùa (SAD), còn gọi là bệnh trầm cảm thời tiết.
TS. Laura Davidson thuộc tổ chức Mental Health Research UK (MHRUK) cho biết: "Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu giờ làm bị mất do SAD. "Môi trường làm việc không tốt cho sức khỏe với giờ nghỉ trưa bị hạn chế có thể là yếu tố góp phần làm tăng số người bị SAD. Người sử dụng lao động và cơ quan giáo dục cần cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc và học tập có đủ cửa sổ để tòa nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hết mức có thể. Những khu vực tối cần được chiếu sáng tốt để tránh tác động xấu của tình trạng thiếu ánh sáng", TS Laura nói.Trầm cảm thời tiết là một dạng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thường gặp ở những nơi có mùa đông – xuân kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, trời u ám. Theo mô tả của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, biểu hiện của trầm cảm thời tiết là "thay đổi tâm trạng trầm trọng khi chuyển mùa, ngủ nhiều, uể oải, thiếu sức sống". Người bị hội chứng này cũng thường rơi vào tình trạng ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân, ngái ngủ và mệt mỏi rất lâu vào mỗi buổi sáng, thiếu tập trung, không có hứng thú với công việc, bi quan, chán nản.
TS. Laura Davidson thuộc tổ chức Mental Health Research UK (MHRUK) cho biết: "Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu giờ làm bị mất do SAD. "Môi trường làm việc không tốt cho sức khỏe với giờ nghỉ trưa bị hạn chế có thể là yếu tố góp phần làm tăng số người bị SAD. Người sử dụng lao động và cơ quan giáo dục cần cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc và học tập có đủ cửa sổ để tòa nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hết mức có thể. Những khu vực tối cần được chiếu sáng tốt để tránh tác động xấu của tình trạng thiếu ánh sáng", TS Laura nói.Trầm cảm thời tiết là một dạng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thường gặp ở những nơi có mùa đông – xuân kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, trời u ám. Theo mô tả của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, biểu hiện của trầm cảm thời tiết là "thay đổi tâm trạng trầm trọng khi chuyển mùa, ngủ nhiều, uể oải, thiếu sức sống". Người bị hội chứng này cũng thường rơi vào tình trạng ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân, ngái ngủ và mệt mỏi rất lâu vào mỗi buổi sáng, thiếu tập trung, không có hứng thú với công việc, bi quan, chán nản.
Theo các chuyên gia, thời tiết lạnh lẽo ẩm ướt cũng là thời điểm gia tăng nhiều căn bệnh hô hấp, tiêu hóa, ngoài da…Những căn bệnh này cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến môi trường cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến sức khỏe cũng như trạng thái tâm lý con người.
Cụ thể, mùa đông độ ẩm cao hơn nên dễ dàng xảy ra tình trạng ẩm thấp, nấm mốc từ đó sản sinh ra các độc tố nguy hiểm tác động đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh của con người. Đồng thời, các ô nhiễm không khí trong nhà mùa đông cũng tăng cao hơn. Cụ thể, các đồ điện tử được sử dụng với công suất cao và thời gian kéo dài hơn, cùng với đó là thiết bị tỏa nhiệt cũng được áp dụng ví dụ như máy sưởi ấm…Để hạn chế nguy cơ stress thời tiết, chúng ta nên ăn uống đủ chất, nhất là các loại rau quả để tăng cường vitamin. Giữ nhà cửa thoáng đãng, khô ráo, vệ sinh để ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Người lớn tuổi và trẻ nhỏ nên tranh thủ những thời gian ấm áp để ra ngoài vận động, phơi nắng, tránh tình trạng ru rú trong nhà đóng kín nhiều ngày.
Triệu chứng của trầm cảm do thời tiếtTriệu chứng đầu tiên là bạn sẽ cảm thấy rất khó thức dậy vào mỗi sáng, có xu hướng ngủ nướng lâu hơn, ăn nhiều hơn, đặc biệt thèm các chất có hàm lượng carbohydrat cao như các loại bánh, cơm, mỳ, đậu, khoai tây... Thế nhưng, mặc dù đã ăn nhiều, ngủ nhiều như thế mà bạn vẫn cảm thấy bị thiếu năng lượng, rất khó tập trung. Thêm vào đó, lượng đường huyết thấp khiến cơ thể còn mệt mỏi, ủ rũ. Thời kỳ này chúng ta thường có xu hướng khép kín, tránh tiếp xúc với bạn bè, gia đình và các hoạt động xã hội, tâm trạng bi quan, thậm chí không còn hào hứng với những việc mà trước đấy rất yêu thích nữa.