Trích ngân sách, xuất gạo giúp vùng bị bão
Thủ tướng vừa quyết định cấp 225 tỷ đồng và 10.000 tấn gạo hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 11
Thủ tướng vừa quyết định cấp 225 tỷ đồng và 10.000 tấn gạo hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 11.
Cụ thể, số tiền trên được trích từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2009 và số gạo được xuất từ nguồn dự trữ quốc gia.
Theo đó, tỉnh Bình Định được phân bổ 70 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo; Phú Yên 100 tỷ đồng và 4.000 tấn gạo; Khánh Hòa 20 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo; Ninh Thuận 5 tỷ đồng; Gia Lai 30 tỷ đồng và 2.000 tấn gạo.
Số tiền và gạo này sẽ được sử dụng để cứu đói cho dân, hỗ trợ dân sinh, mua giống khôi phục sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, trạm y tế, thủy lợi, giao thông và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh nói trên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả bão lũ.
Sau khi tràn vào các tỉnh ven biển miền Trung ngày 2/11, cơn bão số 11 (tên quốc tế là Mirinae) đã gây ra hậu quả nặng nề. Tính đến 22h30 tối 4/11, số người thiệt mạng do bão số 11 đã lên tới 98 người, bị thương 66 người và 20 người mất tích. Trong đó, Phú Yên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với 69 người chết và 16 người mất tích, 20 người bị thương.
Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 76 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại 60 tỷ.
Hiện, khoảng 40 xã, phường của huyện Vân Canh, Tuy Phước, và Quy Nhơn của Bình Định với 200.000 dân vẫn đang bị ngập sâu trong nước ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh, sông Kôn. Tại Phú Yên, một số xã của huyện Tây Hòa và Phú Hòa bị chìm sâu, chia cắt do lũ sông Ba lên cao.
Cụ thể, số tiền trên được trích từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2009 và số gạo được xuất từ nguồn dự trữ quốc gia.
Theo đó, tỉnh Bình Định được phân bổ 70 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo; Phú Yên 100 tỷ đồng và 4.000 tấn gạo; Khánh Hòa 20 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo; Ninh Thuận 5 tỷ đồng; Gia Lai 30 tỷ đồng và 2.000 tấn gạo.
Số tiền và gạo này sẽ được sử dụng để cứu đói cho dân, hỗ trợ dân sinh, mua giống khôi phục sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, trạm y tế, thủy lợi, giao thông và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh nói trên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả bão lũ.
Sau khi tràn vào các tỉnh ven biển miền Trung ngày 2/11, cơn bão số 11 (tên quốc tế là Mirinae) đã gây ra hậu quả nặng nề. Tính đến 22h30 tối 4/11, số người thiệt mạng do bão số 11 đã lên tới 98 người, bị thương 66 người và 20 người mất tích. Trong đó, Phú Yên là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với 69 người chết và 16 người mất tích, 20 người bị thương.
Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 76 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp thiệt hại 60 tỷ.
Hiện, khoảng 40 xã, phường của huyện Vân Canh, Tuy Phước, và Quy Nhơn của Bình Định với 200.000 dân vẫn đang bị ngập sâu trong nước ở vùng hạ lưu sông Hà Thanh, sông Kôn. Tại Phú Yên, một số xã của huyện Tây Hòa và Phú Hòa bị chìm sâu, chia cắt do lũ sông Ba lên cao.