Triều Tiên dọa “chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào”
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc tuyên bố "toàn bộ đại lục Mỹ giờ đã nằm trong tầm tấn công của chúng tôi"
Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ngày 16/10 cảnh báo rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên “đã đạt đến mức đỉnh điểm và một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào”.
Theo tin từ AP, phát biểu trước ủy ban giải trừ quân bị thuộc Đại hội đồng Liên hiệp quốc, đại sứ Kim In Ryong nói Triều Tiên là quốc gia duy nhất trên thế giới trở thành đối tượng của “sự đe dọa hạt nhân cực điểm và trực tiếp đến vậy” từ Mỹ suốt từ thập niên 1970. Ông Kim cũng nói Triều Tiên có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Vị đại sứ nhấn mạnh về những cuộc tập trận Mỹ-Hàn quy mô lớn hàng năm sử dụng “tài sản hạt nhân”, và nói điều nguy hiểm hơn là cái mà Triều Tiên gọi là kế hoạch của Mỹ về mở một “chiến dịch bí mật nhằm loại bỏ nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi”.
Theo đại sứ Kim, năm nay, Triều Tiên đã hoàn tất “lực lượng hạt nhân quốc gia, và như vậy trở thành một cường quốc hạt nhân toàn diện, sở hữu mọi phương tiện phóng ở các tầm khác nhau, bao gồm bom nguyên tử, bom nhiệt hạch, và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”.
“Toàn bộ đại lục Mỹ giờ đã nằm trong tầm tấn công của chúng tôi, và nếu Mỹ dám xâm lược lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi, dù chỉ một li, thì họ sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của chúng tôi ở bất kỳ góc nào của địa cầu”, ông Kim cảnh báo.
Bài phát biểu của đại sứ Triều Tiên được đưa ra sau một cuộc đấu khẩu gay gắt với những lời lẽ đe dọa lẫn nhau giữa Bình Nhưỡng và Washington, và trong bối cảnh Triều Tiên bị Liên hiệp quốc siết trừng phạt.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/10 đã ký một sắc lệnh trừng phạt Triều Tiên phù hợp với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc. Theo đó, Nga sẽ cắt giảm quan hệ với Triều Tiên về kinh tế, khoa học và trên các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Liên minh châ Âu (EU) cũng công bố lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này.
Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề Triều Tiên “cho tới khi quả bom đầu tiên được thả xuống”. Lời cam kết này từ nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông Tillerson đang “lãng phí thời gian” khi tìm cách đàm phán với Triều Tiên.
Trong bài phát biểu ngày 17/10, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc gọi kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này là “một tài sản chiến lược quý giá không thể đảo ngược hay đánh đổi vì bất kỳ điều gì”.
“Trừ phi chính sách thù địch và mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ được xóa bỏ, chúng tôi sẽ không bao giờ đặt vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình lên bàn đàm phán trong bất kỳ trường hợp nào”, ông Kim nói.
Ông Kim cũng nói rằng Triều Tiên từng hy vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng thay vào đó, tất cả các quôc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí của họ “và làm sống dậy một cuộc chạy đua hạt nhân giống như thời chiến tranh lạnh”. Ông Kim nhấn mạnh các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, đã tẩy chay cuộc đàm phán về Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân mà 122 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc phê chuẩn hồi tháng 7 năm nay.
“Triều Tiên luôn ủng hộ xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và những nỗ lực phi hạt nhân hóa toàn thế giới”, vị đại sứ nói. Nhưng chừng nào Mỹ còn từ chối hiệp ước trên và “tiếp tục đe dọa, tống tiền Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân, thì Triều Tiên nhất định sẽ không tham gia hiệp ước”.
Theo tin từ AP, phát biểu trước ủy ban giải trừ quân bị thuộc Đại hội đồng Liên hiệp quốc, đại sứ Kim In Ryong nói Triều Tiên là quốc gia duy nhất trên thế giới trở thành đối tượng của “sự đe dọa hạt nhân cực điểm và trực tiếp đến vậy” từ Mỹ suốt từ thập niên 1970. Ông Kim cũng nói Triều Tiên có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Vị đại sứ nhấn mạnh về những cuộc tập trận Mỹ-Hàn quy mô lớn hàng năm sử dụng “tài sản hạt nhân”, và nói điều nguy hiểm hơn là cái mà Triều Tiên gọi là kế hoạch của Mỹ về mở một “chiến dịch bí mật nhằm loại bỏ nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi”.
Theo đại sứ Kim, năm nay, Triều Tiên đã hoàn tất “lực lượng hạt nhân quốc gia, và như vậy trở thành một cường quốc hạt nhân toàn diện, sở hữu mọi phương tiện phóng ở các tầm khác nhau, bao gồm bom nguyên tử, bom nhiệt hạch, và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”.
“Toàn bộ đại lục Mỹ giờ đã nằm trong tầm tấn công của chúng tôi, và nếu Mỹ dám xâm lược lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi, dù chỉ một li, thì họ sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của chúng tôi ở bất kỳ góc nào của địa cầu”, ông Kim cảnh báo.
Bài phát biểu của đại sứ Triều Tiên được đưa ra sau một cuộc đấu khẩu gay gắt với những lời lẽ đe dọa lẫn nhau giữa Bình Nhưỡng và Washington, và trong bối cảnh Triều Tiên bị Liên hiệp quốc siết trừng phạt.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/10 đã ký một sắc lệnh trừng phạt Triều Tiên phù hợp với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc. Theo đó, Nga sẽ cắt giảm quan hệ với Triều Tiên về kinh tế, khoa học và trên các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Liên minh châ Âu (EU) cũng công bố lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này.
Hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề Triều Tiên “cho tới khi quả bom đầu tiên được thả xuống”. Lời cam kết này từ nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Tổng thống Donald Trump nói ông Tillerson đang “lãng phí thời gian” khi tìm cách đàm phán với Triều Tiên.
Trong bài phát biểu ngày 17/10, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc gọi kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này là “một tài sản chiến lược quý giá không thể đảo ngược hay đánh đổi vì bất kỳ điều gì”.
“Trừ phi chính sách thù địch và mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ được xóa bỏ, chúng tôi sẽ không bao giờ đặt vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình lên bàn đàm phán trong bất kỳ trường hợp nào”, ông Kim nói.
Ông Kim cũng nói rằng Triều Tiên từng hy vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng thay vào đó, tất cả các quôc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều đang đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí của họ “và làm sống dậy một cuộc chạy đua hạt nhân giống như thời chiến tranh lạnh”. Ông Kim nhấn mạnh các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, đã tẩy chay cuộc đàm phán về Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân mà 122 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc phê chuẩn hồi tháng 7 năm nay.
“Triều Tiên luôn ủng hộ xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và những nỗ lực phi hạt nhân hóa toàn thế giới”, vị đại sứ nói. Nhưng chừng nào Mỹ còn từ chối hiệp ước trên và “tiếp tục đe dọa, tống tiền Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân, thì Triều Tiên nhất định sẽ không tham gia hiệp ước”.