Mỹ lại điều siêu máy bay ném bom thị uy Triều Tiên
Hàn Quốc và Mỹ gia tăng mức độ cảnh giác vì khả năng Triều Tiên có thể thử vũ khí vào hai dịp quan trọng trong tháng 10
Quân đội Mỹ ngày 10/10 điều hai máy bay ném bom chiến lược bay trên bán đảo Triều Tiên trong một cuộc phô trương lực lượng nhằm thị uy Bình Nhưỡng, trong lúc Tổng thống Donald Trump có cuộc gặp với các quan chức quốc phòng cấp cao ở Washington nhằm thảo luận cách thức ứng phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.
Hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết sau khi xuất phát từ căn cứ ở Guam, hai siêu máy bay ném bom B-1B của không quân Mỹ đã được hộ tống bởi hai chiến đấu cơ F-15K của quân đội Hàn Quốc.
Sau khi vào không phận Hàn Quốc, hai máy bay ném bom Mỹ đã tiến hành tập trận chống tên lửa không đối đất ở vùng biển phía Đông bán đảo. Tiếp đó, hai máy bay ném bom này tiếp tục bay qua Hàn Quốc, tới vùng biển giữa Hàn Quốc với Trung Quốc và lặp lại cuộc tập trận.
Một tuyên bố của quân đội Mỹ cho hay sau khi tập trận với máy bay chiến đấu Hàn Quốc, hai chiếc B-1B còn tập trận với chiến đấu cơ Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên máy bay ném bom Mỹ tập trận với cả Nhật và Mỹ trong đêm.
Gần đây, giới chức Hàn Quốc và Mỹ đã gia tăng mức độ cảnh giác vì khả năng Triều Tiên có thể thử vũ khí vào hai dịp quan trọng trong tháng 10. Trong đó, dịp 72 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên vào ngày thứ Ba tuần này đã trôi qua mà không có vụ thử nào. Tuy nhiên, Seoul và Washington cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ thử vũ khí vào ngày 18/10, khi Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng, như một cách phản đối lệnh trừng phạt quốc tế.
Ngày thứ Ba, Tổng thống Trump đã thảo luận với giới chức quân đội Mỹ về cách đáp trả trong trường hợp Triều Tiên gây hấn, hoặc trong trường hợp cần thiết phải ngăn Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ và đồng minh - Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố, nhưng không tiết lộ chi tiết về cuộc thảo luận.
Cùng ngày, một nghị sỹ Hàn Quốc dẫn nguồn tin tình báo nói rằng kế hoạch chiến tranh của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên, bao gồm một kế hoạch lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã bị hacker Triều Tiên đánh cắp vào năm ngoái. Vị nghị sỹ nói 235 gigabyte dữ liệu quân sự đã bị Triều Tiên đánh cắt khỏi Trung tâm Dữ liệu Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 9/2016.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 10/10 đã cấm 4 con tàu chở than từ Triều Tiên cập bất kỳ một bến cảng nào trên thế giới. Đây là những con tàu đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt tăng cường mà Liên hiệp quốc đưa ra hồi tháng 8 và tháng 9 đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, tiếp tục kêu gọi các bên thôi đe dọa lẫn nhau và ngồi vào bàn đàm phán. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng lời qua tiếng lại căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, nói rằng điều này làm tăng nguy cơ dẫn tới “sai lầm chết người”.
“Cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. Triều Tiên cần thời gian và bằng chứng để tin rằng việc họ từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ mang lại cho họ lợi ích chính trị và kinh tế. Quy trình tích cực này xứng đáng được thử”, một bài xã luận ngày 10/10 của Thời báo Hoàn cầu viết.
“Chiến tranh sẽ là một cơn ác mộng trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực xung quanh. Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ Triều Tiên và Mỹ dừng thái độ thù địch và suy nghĩ nghiêm túc về một giải pháp hòa bình”, bài báo viết.
Hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết sau khi xuất phát từ căn cứ ở Guam, hai siêu máy bay ném bom B-1B của không quân Mỹ đã được hộ tống bởi hai chiến đấu cơ F-15K của quân đội Hàn Quốc.
Sau khi vào không phận Hàn Quốc, hai máy bay ném bom Mỹ đã tiến hành tập trận chống tên lửa không đối đất ở vùng biển phía Đông bán đảo. Tiếp đó, hai máy bay ném bom này tiếp tục bay qua Hàn Quốc, tới vùng biển giữa Hàn Quốc với Trung Quốc và lặp lại cuộc tập trận.
Một tuyên bố của quân đội Mỹ cho hay sau khi tập trận với máy bay chiến đấu Hàn Quốc, hai chiếc B-1B còn tập trận với chiến đấu cơ Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên máy bay ném bom Mỹ tập trận với cả Nhật và Mỹ trong đêm.
Gần đây, giới chức Hàn Quốc và Mỹ đã gia tăng mức độ cảnh giác vì khả năng Triều Tiên có thể thử vũ khí vào hai dịp quan trọng trong tháng 10. Trong đó, dịp 72 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên vào ngày thứ Ba tuần này đã trôi qua mà không có vụ thử nào. Tuy nhiên, Seoul và Washington cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ thử vũ khí vào ngày 18/10, khi Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng, như một cách phản đối lệnh trừng phạt quốc tế.
Ngày thứ Ba, Tổng thống Trump đã thảo luận với giới chức quân đội Mỹ về cách đáp trả trong trường hợp Triều Tiên gây hấn, hoặc trong trường hợp cần thiết phải ngăn Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ và đồng minh - Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố, nhưng không tiết lộ chi tiết về cuộc thảo luận.
Cùng ngày, một nghị sỹ Hàn Quốc dẫn nguồn tin tình báo nói rằng kế hoạch chiến tranh của Mỹ và Hàn Quốc đối với Triều Tiên, bao gồm một kế hoạch lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã bị hacker Triều Tiên đánh cắp vào năm ngoái. Vị nghị sỹ nói 235 gigabyte dữ liệu quân sự đã bị Triều Tiên đánh cắt khỏi Trung tâm Dữ liệu Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 9/2016.
Trong một diễn biến khác, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 10/10 đã cấm 4 con tàu chở than từ Triều Tiên cập bất kỳ một bến cảng nào trên thế giới. Đây là những con tàu đầu tiên bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt tăng cường mà Liên hiệp quốc đưa ra hồi tháng 8 và tháng 9 đối với Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, tiếp tục kêu gọi các bên thôi đe dọa lẫn nhau và ngồi vào bàn đàm phán. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về tình trạng lời qua tiếng lại căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, nói rằng điều này làm tăng nguy cơ dẫn tới “sai lầm chết người”.
“Cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. Triều Tiên cần thời gian và bằng chứng để tin rằng việc họ từ bỏ chương trình hạt nhân sẽ mang lại cho họ lợi ích chính trị và kinh tế. Quy trình tích cực này xứng đáng được thử”, một bài xã luận ngày 10/10 của Thời báo Hoàn cầu viết.
“Chiến tranh sẽ là một cơn ác mộng trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực xung quanh. Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ Triều Tiên và Mỹ dừng thái độ thù địch và suy nghĩ nghiêm túc về một giải pháp hòa bình”, bài báo viết.