Triều Tiên muốn cắt đứt mắt xích cuối cùng với Hàn Quốc?
Khu công nghiệp Kaesong là một sản phẩm của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên
Triều Tiên tuyên bố dự định rút toàn bộ công nhân của nước này ra khỏi khu công nghiệp chung giữa hai miền Kaesong, đồng thời cân nhắc vĩnh viễn đóng cửa khu này.
Tờ Wall Street Journal bình luận, động thái như vậy của Triều Tiên sẽ đưa biểu tượng cuối cùng còn lại về sự hợp tác liên Triều tiến gần tới bờ vực sụp đổ và đánh dấu một mốc quan trọng mới trong sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Những tuyên bố trên của Bình Nhưỡng cũng đem đến những thách thức mới cho tân Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc, người đã cam kết sẽ cải thiện can thiện với Triều Tiên.
Hiện có khoảng 53.000 người Triều Tiên đang làm việc tại khu Kaesong. Tính đến cuối ngày thứ Hai (8/4), chỉ còn 475 người Hàn Quốc và 4 người mang quốc tịch Trung Quốc có mặt ở khu công nghiệp đặc biệt này.
Triều Tiên bắt đầu gây sức ép lên Kaesong từ thứ Tư tuần trước bằng việc ban lệnh cấm công nhân và nguyên vật liệu từ phía Triều Tiên đi vào khu này. Lệnh cấm của Triều Tiên đã buộc ít nhất 13 trong số 123 công ty đang làm ăn ở khu Kaesong phải dừng hoạt động vì thiếu nguồn cung.
Giới quan sát đánh giá, việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp Kaesong sẽ báo hiệu cho sự xấu đi nghiêm trọng trong quan hệ trên bán đảo Triều Tiên. Khu công nghiệp nằm cách khoảng 10 km về phía Bắc tính từ biên giới giữa hai miền này đã liên tục hoạt động từ năm 2004, bất chấp những thăng trầm mạnh mẽ trong quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Thậm chí vào năm 2010, khi 46 thủy thủ Hàn Quốc mất tích trong một vụ đắm tàu bị cho là gây ra bởi ngư lôi của Triều Tiên và khi 4 người Hàn Quốc thiệt mạng trong một vụ pháo kích của Triều Tiên, Kaesong vẫn duy trì được hoạt động.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, động thái mới nhất của Triều Tiên dường như là một chiến thuật nhằm gây áp lực buộc Hàn Quốc phải có những nhượng bộ. Rất có thể, việc dọa đóng cửa Kaesong chỉ là một động thái bổ sung cho loạt những lời đe dọa tấn công sau khi phía Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung với Mỹ vào tháng 3.
Riêng đối với Kaesong, Triều Tiên đã bày tỏ sự giận dữ khi giới truyền thông Hàn Quốc miêu tả khu công nghiệp này như một “cỗ máy in tiền” mà Bình Nhưỡng không thể để mất.
Trong tuyên bố về việc sẽ rút công nhân khỏi Kaesong đã được truyền thông nhà nước Triều Tiên phát đi ngày 8/4, Bình Nhưỡng còn đề cập tới một lời công kích khác từ phía Seoul. Đó là, gần đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin tuyên bố có thể sử dụng tới quân đội để giải cứu bất kỳ con tin nào bị Triều Tiên bắt giữ tại khu Kaesong.
Theo tuyên bố của Triều Tiên, một quan chức cao cấp nước này đánh giá rằng, Bộ trưởng Kim “để lộ ra dự định thâm hiểm nhằm đưa một lực lượng đặc biệt của Mỹ” vào khu Kaesong.
“Tuy nhiên, việc tình hình sẽ có sự thay đổi ra sao trong những ngày tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của Hàn Quốc”, tuyên bố có đoạn viết. Cũng theo nội dung của tuyên bố này, Bình Nhưỡng sẽ “rà soát vấn đề xem liệu sẽ để khu Kaesong tiếp tục tồn tại hay sẽ đóng cửa” vĩnh viễn. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu điều kiện mà Hàn Quốc phải đáp ứng để đảm bảo công nhân Triều Tiên quay trở lại làm việc.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae, người chịu trách nhiệm về quan hệ với Triều Tiên, đã có tuyên bố đáp trả những phát ngôn trên của Bình Nhưỡng.
“Quyết định đơn phương của Triều Tiên trong vấn đề này không thể được chấp nhận theo bất kỳ cách nào, và phía Triều Tiên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả. Chính phủ Hàn Quốc sẽ bình tĩnh và dứt khoát giải quyết những hành động thiếu cân nhắc của Triều Tiên… và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ sự an toàn cho người dân và bảo vệ tài sản của Hàn Quốc”.
Khu công nghiệp Kaesong là một sản phẩm của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.
Đối với Hàn Quốc, khu Kaesong mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn là giá trị kinh tế. Hầu hết các công ty hoạt động ở đây chỉ sản xuất những mặt hàng gia dụng cơ bản và được chính phủ bảo hiểm để bù đắp cho những gián đoạn do các nhân tố chính trị gây ra. Tuy nhiên, đối với Triều Tiên, khu Kaesong đem lại 90 triệu USD tiền lương mỗi năm, được trả thẳng về Bình Nhưỡng. Khu này cũng là địa chỉ sử dụng lao động lớn nhất ở Kaesong, thành phố lớn thứ ba của Triều Tiên. Tính trung bình, ở thành phố Keasong, cứ 6 người thì có 1 người làm việc trong khu công nghiệp Kaesong.
Mặc dù vậy, việc đóng cửa khu Kaesong vẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Hàn Quốc bởi đây là một tín hiệu về rủi ro gia tăng về đối đầu vũ trang giữa hai miền. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước sau khi có tin đồn Triều Tiên đã yêu cầu tất cả các công ty Hàn Quốc rời khỏi khu Kaesong.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng liên tục trong mấy tuần qua, khi Triều Tiên đưa ra hàng loạt lời cảnh báo tấn công. Giới phân tích xem đây như một chiến lược của Bình Nhưỡng để có được sự đảm bảo về viện trợ và an ninh từ Hàn Quốc và Mỹ. Hiện Seoul và Washington đều có vẻ như đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân và thử tên lửa.
Tờ Wall Street Journal bình luận, động thái như vậy của Triều Tiên sẽ đưa biểu tượng cuối cùng còn lại về sự hợp tác liên Triều tiến gần tới bờ vực sụp đổ và đánh dấu một mốc quan trọng mới trong sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Những tuyên bố trên của Bình Nhưỡng cũng đem đến những thách thức mới cho tân Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc, người đã cam kết sẽ cải thiện can thiện với Triều Tiên.
Hiện có khoảng 53.000 người Triều Tiên đang làm việc tại khu Kaesong. Tính đến cuối ngày thứ Hai (8/4), chỉ còn 475 người Hàn Quốc và 4 người mang quốc tịch Trung Quốc có mặt ở khu công nghiệp đặc biệt này.
Triều Tiên bắt đầu gây sức ép lên Kaesong từ thứ Tư tuần trước bằng việc ban lệnh cấm công nhân và nguyên vật liệu từ phía Triều Tiên đi vào khu này. Lệnh cấm của Triều Tiên đã buộc ít nhất 13 trong số 123 công ty đang làm ăn ở khu Kaesong phải dừng hoạt động vì thiếu nguồn cung.
Giới quan sát đánh giá, việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp Kaesong sẽ báo hiệu cho sự xấu đi nghiêm trọng trong quan hệ trên bán đảo Triều Tiên. Khu công nghiệp nằm cách khoảng 10 km về phía Bắc tính từ biên giới giữa hai miền này đã liên tục hoạt động từ năm 2004, bất chấp những thăng trầm mạnh mẽ trong quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Thậm chí vào năm 2010, khi 46 thủy thủ Hàn Quốc mất tích trong một vụ đắm tàu bị cho là gây ra bởi ngư lôi của Triều Tiên và khi 4 người Hàn Quốc thiệt mạng trong một vụ pháo kích của Triều Tiên, Kaesong vẫn duy trì được hoạt động.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, động thái mới nhất của Triều Tiên dường như là một chiến thuật nhằm gây áp lực buộc Hàn Quốc phải có những nhượng bộ. Rất có thể, việc dọa đóng cửa Kaesong chỉ là một động thái bổ sung cho loạt những lời đe dọa tấn công sau khi phía Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung với Mỹ vào tháng 3.
Riêng đối với Kaesong, Triều Tiên đã bày tỏ sự giận dữ khi giới truyền thông Hàn Quốc miêu tả khu công nghiệp này như một “cỗ máy in tiền” mà Bình Nhưỡng không thể để mất.
Trong tuyên bố về việc sẽ rút công nhân khỏi Kaesong đã được truyền thông nhà nước Triều Tiên phát đi ngày 8/4, Bình Nhưỡng còn đề cập tới một lời công kích khác từ phía Seoul. Đó là, gần đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin tuyên bố có thể sử dụng tới quân đội để giải cứu bất kỳ con tin nào bị Triều Tiên bắt giữ tại khu Kaesong.
Theo tuyên bố của Triều Tiên, một quan chức cao cấp nước này đánh giá rằng, Bộ trưởng Kim “để lộ ra dự định thâm hiểm nhằm đưa một lực lượng đặc biệt của Mỹ” vào khu Kaesong.
“Tuy nhiên, việc tình hình sẽ có sự thay đổi ra sao trong những ngày tới sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của Hàn Quốc”, tuyên bố có đoạn viết. Cũng theo nội dung của tuyên bố này, Bình Nhưỡng sẽ “rà soát vấn đề xem liệu sẽ để khu Kaesong tiếp tục tồn tại hay sẽ đóng cửa” vĩnh viễn. Tuy nhiên, tuyên bố không nêu điều kiện mà Hàn Quốc phải đáp ứng để đảm bảo công nhân Triều Tiên quay trở lại làm việc.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất của Hàn Quốc Ryoo Kihl Jae, người chịu trách nhiệm về quan hệ với Triều Tiên, đã có tuyên bố đáp trả những phát ngôn trên của Bình Nhưỡng.
“Quyết định đơn phương của Triều Tiên trong vấn đề này không thể được chấp nhận theo bất kỳ cách nào, và phía Triều Tiên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả. Chính phủ Hàn Quốc sẽ bình tĩnh và dứt khoát giải quyết những hành động thiếu cân nhắc của Triều Tiên… và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ sự an toàn cho người dân và bảo vệ tài sản của Hàn Quốc”.
Khu công nghiệp Kaesong là một sản phẩm của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra vào năm 2000 giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.
Đối với Hàn Quốc, khu Kaesong mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn là giá trị kinh tế. Hầu hết các công ty hoạt động ở đây chỉ sản xuất những mặt hàng gia dụng cơ bản và được chính phủ bảo hiểm để bù đắp cho những gián đoạn do các nhân tố chính trị gây ra. Tuy nhiên, đối với Triều Tiên, khu Kaesong đem lại 90 triệu USD tiền lương mỗi năm, được trả thẳng về Bình Nhưỡng. Khu này cũng là địa chỉ sử dụng lao động lớn nhất ở Kaesong, thành phố lớn thứ ba của Triều Tiên. Tính trung bình, ở thành phố Keasong, cứ 6 người thì có 1 người làm việc trong khu công nghiệp Kaesong.
Mặc dù vậy, việc đóng cửa khu Kaesong vẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế Hàn Quốc bởi đây là một tín hiệu về rủi ro gia tăng về đối đầu vũ trang giữa hai miền. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm tuần trước sau khi có tin đồn Triều Tiên đã yêu cầu tất cả các công ty Hàn Quốc rời khỏi khu Kaesong.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng liên tục trong mấy tuần qua, khi Triều Tiên đưa ra hàng loạt lời cảnh báo tấn công. Giới phân tích xem đây như một chiến lược của Bình Nhưỡng để có được sự đảm bảo về viện trợ và an ninh từ Hàn Quốc và Mỹ. Hiện Seoul và Washington đều có vẻ như đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân và thử tên lửa.