Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông thực sự lo ngại về tình hình căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên
Hôm qua (8/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi tới thăm một hội chợ thương mại ở Đức, Tổng thống Putin nêu rõ: “Không có gì phải giấu giếm cả, chúng tôi thực sự quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, bởi chúng tôi là láng giềng”.
“Và nếu có điều gì đó xảy ra, thảm họa Chernobyl mà như hết thảy chúng ta đã đều biết rõ, có lẽ sẽ chỉ như chuyện cổ tích của trẻ con. Liệu có một mối đe dọa như thế tồn tại hay không? Tôi cho là có”, nhà lãnh đạo Nga ví von khi nói về sự hủy diệt nếu xảy ra cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Thảm họa Chernobyl xảy ra vào tháng 4/1986, khi một lò phản ứng phát nổ khiến phóng xạ rò rỉ một lượng lớn ra bên ngoài. Nhiều khu vực rộng lớn ở Ukraina, Belarus và Nga bị nhiễm xạ. Phóng xạ cũng lan ra một số nơi ở Tây Âu. Đây là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Cũng trong phát biểu hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, nước Nga phản đối mọi hành vi phổ biến vũ khí hủy diện hàng loạt, cũng như ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. “Và điều quan trọng nhất là sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khiến chúng tôi lo ngại”.
Tổng thống Nga đã thúc giục mọi bên trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hãy bình tĩnh và hỗ trợ một giải pháp ngoại giao cho các vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm. Ông ca ngợi quyết định hoãn vụ thử tên lửa của Mỹ cuối tuần qua như là một nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác, sáng nay (9/4), hãng tin Kyodo của Nhật Bản loan tin, bộ quốc phòng nước này đã triển khai một đơn vị tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại những khu vực Ichigaya, Tokyo để sẵn sàng ứng phó với vụ phóng tên lửa đạn đạo tiềm tàng của Triều Tiên.
Lực lượng Phòng vệ trên biển cũng triển khai các tàu khu trục Aegis có khả năng đánh chặn tên lửa tới biển Nhật Bản. Các động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu chúng bay vào Nhật.
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok đã cho biết, nước này không thấy dấu hiệu mới nào về việc Triều Tiên chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư sau khi trước đó cùng ngày có nguồn tin cho rằng Bình Nhưỡng đang tăng cường hoạt động tại bãi thử hạt nhân chính.
Ông Kim Min-Seok nói, mặc dù có các hoạt động tại bãi thử Punggye-ri, song có lẽ đó là hoạt động thường ngày. Theo ông, “đánh giá của chúng tôi vẫn như trước. Không có dấu hiệu nào cho thấy sắp xảy ra thử hạt nhân”, song “Triều Tiên có khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân bất cứ lúc nào họ muốn”.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi tới thăm một hội chợ thương mại ở Đức, Tổng thống Putin nêu rõ: “Không có gì phải giấu giếm cả, chúng tôi thực sự quan ngại về tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, bởi chúng tôi là láng giềng”.
“Và nếu có điều gì đó xảy ra, thảm họa Chernobyl mà như hết thảy chúng ta đã đều biết rõ, có lẽ sẽ chỉ như chuyện cổ tích của trẻ con. Liệu có một mối đe dọa như thế tồn tại hay không? Tôi cho là có”, nhà lãnh đạo Nga ví von khi nói về sự hủy diệt nếu xảy ra cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Thảm họa Chernobyl xảy ra vào tháng 4/1986, khi một lò phản ứng phát nổ khiến phóng xạ rò rỉ một lượng lớn ra bên ngoài. Nhiều khu vực rộng lớn ở Ukraina, Belarus và Nga bị nhiễm xạ. Phóng xạ cũng lan ra một số nơi ở Tây Âu. Đây là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Cũng trong phát biểu hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, nước Nga phản đối mọi hành vi phổ biến vũ khí hủy diện hàng loạt, cũng như ủng hộ phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. “Và điều quan trọng nhất là sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khiến chúng tôi lo ngại”.
Tổng thống Nga đã thúc giục mọi bên trong cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hãy bình tĩnh và hỗ trợ một giải pháp ngoại giao cho các vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm. Ông ca ngợi quyết định hoãn vụ thử tên lửa của Mỹ cuối tuần qua như là một nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác, sáng nay (9/4), hãng tin Kyodo của Nhật Bản loan tin, bộ quốc phòng nước này đã triển khai một đơn vị tên lửa đánh chặn Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại những khu vực Ichigaya, Tokyo để sẵn sàng ứng phó với vụ phóng tên lửa đạn đạo tiềm tàng của Triều Tiên.
Lực lượng Phòng vệ trên biển cũng triển khai các tàu khu trục Aegis có khả năng đánh chặn tên lửa tới biển Nhật Bản. Các động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu chúng bay vào Nhật.
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok đã cho biết, nước này không thấy dấu hiệu mới nào về việc Triều Tiên chuẩn bị thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư sau khi trước đó cùng ngày có nguồn tin cho rằng Bình Nhưỡng đang tăng cường hoạt động tại bãi thử hạt nhân chính.
Ông Kim Min-Seok nói, mặc dù có các hoạt động tại bãi thử Punggye-ri, song có lẽ đó là hoạt động thường ngày. Theo ông, “đánh giá của chúng tôi vẫn như trước. Không có dấu hiệu nào cho thấy sắp xảy ra thử hạt nhân”, song “Triều Tiên có khả năng tiến hành vụ thử hạt nhân bất cứ lúc nào họ muốn”.