Triều Tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ với Hàn Quốc
Quan hệ giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục có thêm những diễn biến đáng lo ngại
Quan hệ giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên đang tiếp tục có thêm những diễn biến đáng lo ngại, khi hôm 25/5, CHDCND Triều Tiên tuyên bố cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Hàn Quốc.
Hãng tin AP dẫn tuyên bố của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay, CHDCND Triều Tiên sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Hàn Quốc cho tới khi Tổng thống Lee Myung-bak kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2013.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi ông Lee Myung-Bak ngày 24/5 tuyên bố đình chỉ các quan hệ thương mại với Triều Tiên, đồng thời sẽ đưa vụ đắm tàu Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để thúc đẩy trừng phạt Bình Nhưỡng.
Ông Lee Myung-bak cho hay, một trong những biện pháp đầu tiên là các tàu thương mại mang cờ của CHDCND Triều Tiên sẽ không được đi qua các tuyến vận tải biển thuộc lãnh hải Hàn Quốc như đã quy định trong thỏa thuận vận tải biển liên Triều. Tuy nhiên, dự án khu công nghiệp Kaeseong và hoạt động viện trợ nhân đạo cho trẻ em Triều Tiên sẽ vẫn được duy trì.
Hôm 25/5, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu lắp đặt các loa phóng thanh tại 14 điểm ở phía Nam khu vực phi quân sự, dọc biên giới liên Triều để chuẩn bị hoạt động tuyên truyền chống Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc còn cho lắp 11 bảng điện tử lớn dọc biên giới và sau đó cho rải truyền đơn sang miền Bắc bằng bóng bay.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, mỗi ngày các loa phóng thanh sẽ phát ba lần chương trình tuyên truyền kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Chương trình này đã được phát sóng lần đầu vào lúc 18 giờ ngày 24/5.
Đáp lại, quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ nổ súng phá hủy nếu Hàn Quốc lắp loa phóng thanh ở biên giới tuyên truyền chống miền Bắc. Tư lệnh các lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên nhấn mạnh việc Hàn Quốc nối lại chiến tranh tâm lý chống Triều Tiên là vi phạm hiệp định quân sự liên Triều và là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng.
Ủy ban thống nhất hòa bình của CHDCND Triều Tiên cho hay sẽ trục xuất tất cả các quan chức Hàn Quốc đang làm việc tại dự án khu công nghiệp chung ở Kaesong và cấm tất cả tàu thuyền, máy bay của Hàn Quốc đi ngang qua lãnh thổ của Triều Tiên.
Ủy ban này nói rằng sẽ bắt đầu “một cuộc tấn công tổng lực” vào cuộc chiến tâm lý của Hàn Quốc, và gọi hành động này là “giai đoạn đầu” trong số các biện pháp trừng phạt Hàn Quốc, nhằm ám chỉ nhiều hành động khác sẽ được đưa ra.
Trong một diễn biến khác, ngày 25/5, trong một thông điệp gửi các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, quân đội CHDCND Triều Tiên cáo buộc trong vòng 10 ngày từ 14 - 24/5, hàng chục tàu hải quân Hàn Quốc đã xâm phạm lãnh hải Triều Tiên và cảnh báo sẽ có hành động quân sự đáp trả.
Theo KCNA, quân đội Triều Tiên cho rằng, đây là hành động khiêu khích có chủ ý nhằm châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự trên Hoàng Hải, qua đó đẩy quan hệ hai miền vốn đã ở mức thấp nhất hiện nay đến giai đoạn chiến tranh. Nếu những hành động này tái diễn, Bình Nhưỡng "sẽ thực thi các biện pháp quân sự thực tế để bảo vệ lãnh hải của mình”.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc trên của CHDCND Triều Tiên và khẳng định không có bất cứ tàu thuyền nào của Hàn Quốc vượt qua ranh giới biển giữa hai miền Triều Tiên.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang sau vụ chiếc tàu chiến Cheonan của hải quân Hàn Quốc hôm 26/3 bị vỡ đôi và đắm tại ranh giới biển giữa hai miền ở Hoàng Hải. Ngày 20/5, Hàn Quốc công bố kết quả điều tra của Ủy ban điều tra hỗn hợp, cho rằng tàu Cheonan bị đắm, sau một vụ nổ do ngư lôi được phóng đi từ một tàu ngầm của Triều Tiên.
Phía Triều Tiên đã lập tức bác bỏ kết quả điều tra này, cho rằng Hàn Quốc đã ngụy tạo bằng chứng cáo buộc Triều Tiên gây ra vụ đắm tàu Cheonan, nhằm siết chặt các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Đồng thời, Triều Tiên cũng cảnh báo sẽ phản ứng mạnh đối với bất kỳ hành động trả đũa nào của Hàn Quốc.
Những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cùng với nỗi lo khủng hoảng nợ công ở châu Âu được coi là nguyên nhân dẫn tới làn sóng bán tháo cổ phiếu tại châu Á trong phiên giao dịch ngày 25/5, khiến nhiều thị trường lớn sụt giảm trên 3% giá trị.
Hãng tin AP dẫn tuyên bố của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay, CHDCND Triều Tiên sẽ cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Hàn Quốc cho tới khi Tổng thống Lee Myung-bak kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2013.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi ông Lee Myung-Bak ngày 24/5 tuyên bố đình chỉ các quan hệ thương mại với Triều Tiên, đồng thời sẽ đưa vụ đắm tàu Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để thúc đẩy trừng phạt Bình Nhưỡng.
Ông Lee Myung-bak cho hay, một trong những biện pháp đầu tiên là các tàu thương mại mang cờ của CHDCND Triều Tiên sẽ không được đi qua các tuyến vận tải biển thuộc lãnh hải Hàn Quốc như đã quy định trong thỏa thuận vận tải biển liên Triều. Tuy nhiên, dự án khu công nghiệp Kaeseong và hoạt động viện trợ nhân đạo cho trẻ em Triều Tiên sẽ vẫn được duy trì.
Hôm 25/5, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu lắp đặt các loa phóng thanh tại 14 điểm ở phía Nam khu vực phi quân sự, dọc biên giới liên Triều để chuẩn bị hoạt động tuyên truyền chống Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc còn cho lắp 11 bảng điện tử lớn dọc biên giới và sau đó cho rải truyền đơn sang miền Bắc bằng bóng bay.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, mỗi ngày các loa phóng thanh sẽ phát ba lần chương trình tuyên truyền kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Chương trình này đã được phát sóng lần đầu vào lúc 18 giờ ngày 24/5.
Đáp lại, quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ nổ súng phá hủy nếu Hàn Quốc lắp loa phóng thanh ở biên giới tuyên truyền chống miền Bắc. Tư lệnh các lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên nhấn mạnh việc Hàn Quốc nối lại chiến tranh tâm lý chống Triều Tiên là vi phạm hiệp định quân sự liên Triều và là hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng.
Ủy ban thống nhất hòa bình của CHDCND Triều Tiên cho hay sẽ trục xuất tất cả các quan chức Hàn Quốc đang làm việc tại dự án khu công nghiệp chung ở Kaesong và cấm tất cả tàu thuyền, máy bay của Hàn Quốc đi ngang qua lãnh thổ của Triều Tiên.
Ủy ban này nói rằng sẽ bắt đầu “một cuộc tấn công tổng lực” vào cuộc chiến tâm lý của Hàn Quốc, và gọi hành động này là “giai đoạn đầu” trong số các biện pháp trừng phạt Hàn Quốc, nhằm ám chỉ nhiều hành động khác sẽ được đưa ra.
Trong một diễn biến khác, ngày 25/5, trong một thông điệp gửi các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, quân đội CHDCND Triều Tiên cáo buộc trong vòng 10 ngày từ 14 - 24/5, hàng chục tàu hải quân Hàn Quốc đã xâm phạm lãnh hải Triều Tiên và cảnh báo sẽ có hành động quân sự đáp trả.
Theo KCNA, quân đội Triều Tiên cho rằng, đây là hành động khiêu khích có chủ ý nhằm châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự trên Hoàng Hải, qua đó đẩy quan hệ hai miền vốn đã ở mức thấp nhất hiện nay đến giai đoạn chiến tranh. Nếu những hành động này tái diễn, Bình Nhưỡng "sẽ thực thi các biện pháp quân sự thực tế để bảo vệ lãnh hải của mình”.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc trên của CHDCND Triều Tiên và khẳng định không có bất cứ tàu thuyền nào của Hàn Quốc vượt qua ranh giới biển giữa hai miền Triều Tiên.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang sau vụ chiếc tàu chiến Cheonan của hải quân Hàn Quốc hôm 26/3 bị vỡ đôi và đắm tại ranh giới biển giữa hai miền ở Hoàng Hải. Ngày 20/5, Hàn Quốc công bố kết quả điều tra của Ủy ban điều tra hỗn hợp, cho rằng tàu Cheonan bị đắm, sau một vụ nổ do ngư lôi được phóng đi từ một tàu ngầm của Triều Tiên.
Phía Triều Tiên đã lập tức bác bỏ kết quả điều tra này, cho rằng Hàn Quốc đã ngụy tạo bằng chứng cáo buộc Triều Tiên gây ra vụ đắm tàu Cheonan, nhằm siết chặt các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng. Đồng thời, Triều Tiên cũng cảnh báo sẽ phản ứng mạnh đối với bất kỳ hành động trả đũa nào của Hàn Quốc.
Những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cùng với nỗi lo khủng hoảng nợ công ở châu Âu được coi là nguyên nhân dẫn tới làn sóng bán tháo cổ phiếu tại châu Á trong phiên giao dịch ngày 25/5, khiến nhiều thị trường lớn sụt giảm trên 3% giá trị.