Trông đợi gì từ COP15?
Việt Nam sẽ tổn thất lớn nếu COP15 không đạt được bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào về nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu
Nhiều câu hỏi lớn đã được đặt ra tại hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 15 (COP15).
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là liệu có tìm được tiếng nói thống nhất, đi đến một thỏa thuận chung về cắt giảm phát thải khí nhà kính; chia sẻ gánh nặng, trách nhiệm tài chính giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển như Việt Nam? Liệu vấn đề này có được ưu tiên và ai sẽ chấp thuận chi trả giải quyết những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời điểm này?
Ông John Hendra, điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam sẽ tổn thất lớn nếu COP15 không đạt được bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào về nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu.
Cần tiếng nói thống nhất
Mặc dù không phải là nước phát thải nhiều và không có trách nhiệm cắt giảm phát thải nhưng Việt Nam lại là một trong những nước được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngoài việc chủ động kế hoạch, có các chương trình hành động từ Chính phủ, Việt Nam cần sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ trách nhiệm từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển có lượng phát thải lớn.
Đại diện đoàn Việt Nam tham dự COP15, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, COP15 là mốc quan trọng đưa ra làm cơ sở để đạt được các thỏa thuận giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các vấn đề được đưa ra có liên quan đến giảm nhẹ, thích ứng, vấn đề tài chính, tăng cường năng lực quốc gia.
Tại đây, Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, trách nhiệm của các nước phát triển (có lượng phát thải lớn) đối với các nước đang phát triển; các hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước chịu ảnh hưởng nặng nề như Việt Nam cần có sự hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, xóa bỏ các rào cản sở hữu trí tuệ từ các nước phát triển...
Ông Koos Neefies, chuyên gia biến đổi khí hậu của UNDP hy vọng các nước sẽ tìm được tiếng nói thống nhất tại COP15 để có những chính sách, hành động vươn tới những nước nghèo trong đó vấn đề quan trọng là hỗ trợ tài chính, giảm phát thải..., một thỏa thuận toàn diện về thích ứng, nguồn tài chính, thể chế, hành động.
Các thỏa thuận đạt được sẽ bao gồm cả việc chuyển giao các công nghệ thiết bị tiên tiến cho các nước đang phát triển như Việt Nam; đồng thời xây dựng, tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được một thỏa thuận chung tại COP15, vấn đề quan trọng nhất chính là chỉ tiêu cắt giảm phát thải đối với các nước công nghiệp; khuôn khổ cho các chương trình hành động ứng phó tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam; hỗ trợ tài chính cho chương trình hành động ứng phó và giảm phát thải khí nhà kính; phát triển và chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác quốc tế, bảo vệ rừng, tăng cường quản trị nhà nước...
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, nếu trong trường hợp COP15 không đạt được các thỏa thuận thì các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ làm gì? Bởi hiện nay, mới có số ít nước phát triển đưa ra các cam kết cắt giảm như: Na Uy đưa cam kết giảm 40% lượng phát thải khí nhà kính định lượng; Cộng đồng Châu Âu đưa ra mức 20% và hứa thực hiện đến 30% với điều kiện các nước đang phát triển cũng phải triển khai giảm phát thải khí nhà kính tự nguyện...
Theo ông John Hendra, Việt Nam không cần phải giảm bớt các khoản đầu tư cho các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải theo đuổi các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đi đôi với phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam là giảm lượng phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; đồng thời gây quỹ cho công tác bảo tồn và bảo vệ rừng từ các hợp đồng mua bán carbon.
Mặc dù chưa có một thỏa thuận quốc tế nào về giảm lượng phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhưng đây sẽ là một lợi thế cho Việt Nam trong các cuộc đàm phán, ông John Hendra khẳng định.
Tìm kiếm các nguồn tài chính mới
Công ước khung của Liên hiệp quốc đề cập đến một nguồn tài chính "mới và bổ sung", được hình thành với sự đóng góp của các nước phát triển, thông qua các khoản viện trợ và cho vay ưu đãi.
Tuy nhiên, ông John Hendra cho rằng, nếu không có một quyết định nghiêm túc nào về nguồn quỹ quốc tế dành cho chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu thì các bên tham gia sẽ khó đạt được một thỏa thuận thành công tại Copenhagen. Nhiều người kỳ vọng sẽ thỏa thuận đạt được nguồn quỹ mới tại đây, nhưng không ai chắc liệu nó có đáp ứng được nhu cầu khổng lồ mà các quốc gia đã tính toán.
Cho dù nguồn tài chính có sẵn hay không thì Việt Nam vẫn cần phải tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại giao tại Copenhagen nhằm tạo nên một cấu trúc tài chính có thể đáp ứng được những thách thức để gây quỹ. Nếu Việt Nam có thể thiết lập được một hệ thống tài chính quốc gia chắc chắn để tiếp nhận và phân bổ viện trợ hợp lý cho các ngành và các địa phương thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ các nguồn tài trợ quốc tế mới.
Theo tính toán của Liên hiệp quốc, chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ lên tới 200 tỷ USD/năm trong khoảng từ nay tới 2020; cùng với đó là khoảng 100 tỷ USD/năm để thích nghi với hiệu ứng nhà kính. Chính phủ Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với tổng kinh phí trên 100 triệu USD trong đó nguồn tài trợ khoảng 50%. Hiện nay, Việt Nam mới có được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch với tổng số tiền trị giá khoảng 40 triệu USD trong giai đoạn 2009 - 2013. Quốc hội cũng đã thông qua khoản chi 67 tỷ đồng nguồn ngân sách Nhà nước cho vấn đề biến đổi khí hậu... Bộ Tài nguyên và Môi trường dự tính, Việt Nam cần 2.400 tỷ đồng cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt vấn đề giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu là một thách thức mà tại COP15, Việt Nam cần có tiếng nói để tiếp cận các nguồn tài chính hiện tại như: quỹ môi trường toàn cầu, quỹ thích ứng... để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn sắp tới.
Là một quốc gia đang phát triển, lại là một trong những nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ khó có khả năng triển khai các hoạt động cần thiết một mình, mà cần sự chung tay, chung sức của tất cả các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước phát triển.
Ông Koos Neefjes cho biết, nguồn vốn ODA dùng cho biến đổi khí hậu ở Việt Nam bắt đầu tăng lên. UNDP đã cam kết cấp một khoản ODA trị giá 4,6 triệu USD nhằm tăng năng lực cho biến đổi khí hậu và kiểm soát khí nhà kính ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012.
Tại Hội nghị COP15, cần phải xem xét đến một phương thức viện trợ mới cho các nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tới việc tiếp cận trực tiếp các nguồn kinh phí chứ không phải qua dự án. Trong tương lai, sẽ còn nhiều nguồn hỗ trợ khác nữa sẽ rót vào Việt Nam. Các nguồn kinh phí bổ sung sẽ được tập trung vào xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, ông Koos Neefjes khẳng định.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là liệu có tìm được tiếng nói thống nhất, đi đến một thỏa thuận chung về cắt giảm phát thải khí nhà kính; chia sẻ gánh nặng, trách nhiệm tài chính giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển như Việt Nam? Liệu vấn đề này có được ưu tiên và ai sẽ chấp thuận chi trả giải quyết những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời điểm này?
Ông John Hendra, điều phối viên thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam sẽ tổn thất lớn nếu COP15 không đạt được bất kỳ thỏa thuận hợp tác nào về nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu.
Cần tiếng nói thống nhất
Mặc dù không phải là nước phát thải nhiều và không có trách nhiệm cắt giảm phát thải nhưng Việt Nam lại là một trong những nước được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngoài việc chủ động kế hoạch, có các chương trình hành động từ Chính phủ, Việt Nam cần sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ trách nhiệm từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phát triển có lượng phát thải lớn.
Đại diện đoàn Việt Nam tham dự COP15, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, COP15 là mốc quan trọng đưa ra làm cơ sở để đạt được các thỏa thuận giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các vấn đề được đưa ra có liên quan đến giảm nhẹ, thích ứng, vấn đề tài chính, tăng cường năng lực quốc gia.
Tại đây, Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, trách nhiệm của các nước phát triển (có lượng phát thải lớn) đối với các nước đang phát triển; các hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển, đặc biệt là ở những nước chịu ảnh hưởng nặng nề như Việt Nam cần có sự hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, xóa bỏ các rào cản sở hữu trí tuệ từ các nước phát triển...
Ông Koos Neefies, chuyên gia biến đổi khí hậu của UNDP hy vọng các nước sẽ tìm được tiếng nói thống nhất tại COP15 để có những chính sách, hành động vươn tới những nước nghèo trong đó vấn đề quan trọng là hỗ trợ tài chính, giảm phát thải..., một thỏa thuận toàn diện về thích ứng, nguồn tài chính, thể chế, hành động.
Các thỏa thuận đạt được sẽ bao gồm cả việc chuyển giao các công nghệ thiết bị tiên tiến cho các nước đang phát triển như Việt Nam; đồng thời xây dựng, tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được một thỏa thuận chung tại COP15, vấn đề quan trọng nhất chính là chỉ tiêu cắt giảm phát thải đối với các nước công nghiệp; khuôn khổ cho các chương trình hành động ứng phó tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam; hỗ trợ tài chính cho chương trình hành động ứng phó và giảm phát thải khí nhà kính; phát triển và chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác quốc tế, bảo vệ rừng, tăng cường quản trị nhà nước...
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, nếu trong trường hợp COP15 không đạt được các thỏa thuận thì các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ làm gì? Bởi hiện nay, mới có số ít nước phát triển đưa ra các cam kết cắt giảm như: Na Uy đưa cam kết giảm 40% lượng phát thải khí nhà kính định lượng; Cộng đồng Châu Âu đưa ra mức 20% và hứa thực hiện đến 30% với điều kiện các nước đang phát triển cũng phải triển khai giảm phát thải khí nhà kính tự nguyện...
Theo ông John Hendra, Việt Nam không cần phải giảm bớt các khoản đầu tư cho các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải theo đuổi các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đi đôi với phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam là giảm lượng phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; đồng thời gây quỹ cho công tác bảo tồn và bảo vệ rừng từ các hợp đồng mua bán carbon.
Mặc dù chưa có một thỏa thuận quốc tế nào về giảm lượng phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng, nhưng đây sẽ là một lợi thế cho Việt Nam trong các cuộc đàm phán, ông John Hendra khẳng định.
Tìm kiếm các nguồn tài chính mới
Công ước khung của Liên hiệp quốc đề cập đến một nguồn tài chính "mới và bổ sung", được hình thành với sự đóng góp của các nước phát triển, thông qua các khoản viện trợ và cho vay ưu đãi.
Tuy nhiên, ông John Hendra cho rằng, nếu không có một quyết định nghiêm túc nào về nguồn quỹ quốc tế dành cho chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu thì các bên tham gia sẽ khó đạt được một thỏa thuận thành công tại Copenhagen. Nhiều người kỳ vọng sẽ thỏa thuận đạt được nguồn quỹ mới tại đây, nhưng không ai chắc liệu nó có đáp ứng được nhu cầu khổng lồ mà các quốc gia đã tính toán.
Cho dù nguồn tài chính có sẵn hay không thì Việt Nam vẫn cần phải tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại giao tại Copenhagen nhằm tạo nên một cấu trúc tài chính có thể đáp ứng được những thách thức để gây quỹ. Nếu Việt Nam có thể thiết lập được một hệ thống tài chính quốc gia chắc chắn để tiếp nhận và phân bổ viện trợ hợp lý cho các ngành và các địa phương thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ các nguồn tài trợ quốc tế mới.
Theo tính toán của Liên hiệp quốc, chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ lên tới 200 tỷ USD/năm trong khoảng từ nay tới 2020; cùng với đó là khoảng 100 tỷ USD/năm để thích nghi với hiệu ứng nhà kính. Chính phủ Việt Nam đã có chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với tổng kinh phí trên 100 triệu USD trong đó nguồn tài trợ khoảng 50%. Hiện nay, Việt Nam mới có được sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch với tổng số tiền trị giá khoảng 40 triệu USD trong giai đoạn 2009 - 2013. Quốc hội cũng đã thông qua khoản chi 67 tỷ đồng nguồn ngân sách Nhà nước cho vấn đề biến đổi khí hậu... Bộ Tài nguyên và Môi trường dự tính, Việt Nam cần 2.400 tỷ đồng cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt vấn đề giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu là một thách thức mà tại COP15, Việt Nam cần có tiếng nói để tiếp cận các nguồn tài chính hiện tại như: quỹ môi trường toàn cầu, quỹ thích ứng... để hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn sắp tới.
Là một quốc gia đang phát triển, lại là một trong những nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ khó có khả năng triển khai các hoạt động cần thiết một mình, mà cần sự chung tay, chung sức của tất cả các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước phát triển.
Ông Koos Neefjes cho biết, nguồn vốn ODA dùng cho biến đổi khí hậu ở Việt Nam bắt đầu tăng lên. UNDP đã cam kết cấp một khoản ODA trị giá 4,6 triệu USD nhằm tăng năng lực cho biến đổi khí hậu và kiểm soát khí nhà kính ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012.
Tại Hội nghị COP15, cần phải xem xét đến một phương thức viện trợ mới cho các nước đang phát triển như Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tới việc tiếp cận trực tiếp các nguồn kinh phí chứ không phải qua dự án. Trong tương lai, sẽ còn nhiều nguồn hỗ trợ khác nữa sẽ rót vào Việt Nam. Các nguồn kinh phí bổ sung sẽ được tập trung vào xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, ông Koos Neefjes khẳng định.