Trong uống, ngoài thoa
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao,.. và cắt những cơn ngứa và dẩy lùi tình trạng nổi mẩn, mề đay,… do dị ứng cực hiệu quả. Để chữa bệnh bạn chỉ cần dùng lá nhọ nồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. phần bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chô sưng. Rau má
Đây không chỉ là một loại rau rất được ưa chuộng mà còn được coi như một vị thuốc quý. Loại dược liệu có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu và giảm bớt những dấu hiệu của dị ứng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập (hãm với nước sôi 200ml như hãm chè tươi) uống trong ngày. Lá bạc hà
Công dụng của bạc hà có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt những triệu chứng mà dị ứng mang đến. Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà có khả năng gây tê, chông viêm rất tốt cho da. Bạn chỉ cần rửa sạch lá bạc hà bằng nước muối, vò nát và chà xát vào chỗ mẫn ngứa, tức thì mề đay sẽ lặn. Ngoài ra, có để cắt cơn ngứa bằng cách tắm bằng nước pha với dầu bạc hà hoặc vò lá bạc hà với nước rồi dùng nước để rửa vùng cơ thể bị ngứa, hoặc nhúng khăn xô vào nước lá bạc hà rồi xoa lên chỗ ngứa.
Trong Đông y, lá khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc và hiệu quả cực tốt trong trị mẩn ngứa, mề đay. Để khắc phục cơn ngứa do mề đay bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Một cách khác nữa cũng rất hiệu quả đối với những cơn ngứa của chứng bệnh mề đay là dùng nước lá khế để tắm hàng ngày. Lá húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính ấm, có tác dụng rất tốt trong trừ phong hàn khí, hóa thấp tiêu thực, hoạt huyết giải độc bởi vậy cũng góp phần không nhỏ trong việc cắt cơn ngứa, nổi mẩn, mề đay,… do hiện tượng dị ứng mang lại, giúp hồi phục và tái tạo tổn thương trên da. Bạn chỉ cần cho khoảng 10 – 15g húng khô sắc thánh nước uống hoặc giã lấy nước cốt uống. Phần bã có để dùng để đắp trực tiếp vào vết thương để có được hiệu quả trị bệnh tốt hơn. Rau hẹ
Rau hẹ không chỉ là một loại rau thơm dùng để nấu canh ăn rất thơm ngon mà còn được dụng như một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian thường dùng rau hẹ để chữa dị ứng bẩn mẩn ngứa trên da. Bạn lấy lá hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, mỗi ngày làm 2 – 3 lần. Bên cạnh đó, các bạn kết hợp dùng rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ cho thêm một ít rượu trắng sắc lấy nước uống. Làm như vậy liên tục trong vài ngày sẽ khỏi. Lá mướp
Lá mướp được sử dụng rất phổ biến trong dân gian để trị ngứa do ghẻ nước, nấm kẽ chân tay rất hiệu quả. Dùng lá mướp với muối vò nát rồi chà xát vào vùng bị ngứa hoặc giã nát đắp vào kẽ chân tay sẽ giúp khử trùng và trị ngứa rất tốt. Bạn cũng có thể dùng lá mướp để trị dị ứng, mẩn ngứa bằng cách lấy lá mướp tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ cho vào vải xô vắt lấy nước, bôi lên chỗ da bị dị ứng ngày 2 – 3 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Vỏ trái bí đao
Dùng vỏ của trái bí đao chừng 20 gr, hoa cúc vàng 15 gr, thược dược đỏ 12 gr, một ít mật ong vừa đủ. Đem vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào trong nồi nấu nước, rồi pha vào mật ong để uống trong ngày. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt.
Đậu xanh là ngũ cốc có tính mát và lành tính có tác dụng làm dịu các vết nóng rát trên da. Khi bị dị ứng, người bệnh có thể lấy đậu xanh nghiền nát cùng đậu tương, hòa với nước sôi để uống hàng ngày. Để dễ uống hơn bạn có thể pha thêm đường. Mỗi ngày sử dụng từ 1 - 2 cốc đậu xanh khoảng 300ml không những giúp đẩy lùi dị ứng khó chịu mà còn giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Ngoài ra còn có một bài thuốc như sau: đậu xanh, đậu tương (mỗi loại cùng 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho cùng nước vào nồi nấu chín, cho đường vào để dùng hết trong ngày. Kim ngân hoa
Theo Đông y, kim ngân hoa có vị ngọt, tính lạnh, vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng nên có tác dụng phong trừ giải nhiệt, lương huyết chỉ lỵ. Trong khi đó, tình trạng mẩn ngứa, sẩn mề đay chủ yếu là gan bị tích tụ độc tố gây nóng trong. Do đó, sử dụng kim ngân hoa để điều trị sẽ giúp đẩy lùi những yếu tố gây bệnh nhờ thanh lọc cơ thể, giải độc gan. Kinh nghiệm dân gian dùng kim ngân hoa tươi, giã nát, chế với rượu, đắp lên vùng da bị dị ứng. Ngoài ra còn có thể dùng kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày cho đến khi bệnh dứt hẳn. Kinh giới
Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày, kinh giới còn là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc cắt nhanh những cơn ngứa và phòng ngừa tái phát tình trạng dị ứng, sẩn mề đay. Bạn có thể lấy toàn bộ phần thân của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Sau đó bạn dùng chà xát lên vùng da bị ngứa. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá kinh giới tươi giã nhỏ trộn với rượu trắng (rượu nấu) bôi ngay lên chỗ ngứa. Chỉ sau 5 phút sau khi bôi là hết sẩn ngứa ngay. Bèo cái
Những trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám, thậm chí thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa, đôi khi ảnh hưởng đến toàn thân làm khó ngủ, kém ăn, người khó chịu, mệt mỏi. Trường hợp này nên dùng phương pháp xông hơi thuốc đun sôi. Dược liệu là bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2 - 3 lần.
Phương Anh