Trump bỏ lời hứa “dán nhãn” Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá
Tổng thống Mỹ nói Trung Quốc không thao túng tỷ giá còn đồng USD đang trở nên quá mạnh
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền, từ bỏ một lời hứa quan trọng mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, ông Trump cũng nói rằng đồng USD mạnh đang ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal ngày 12/4, người đứng đầu Nhà Trắng có vẻ như thừa nhận rằng Trung Quốc không can thiệp làm suy yếu tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian gần đây. “Họ không phải là những người thao túng tỷ giá”, ông Trump nói.
Đây được xem là một sự thay đổi quan điểm, bởi trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái, vị tỷ phú bất động sản đã cáo buộc Bắc Kinh thao túng tỷ giá nhằm giành ưu thế cạnh tranh trong thương mại, đồng thời thề sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống.
Tỷ giá đồng USD đã sụt giảm sau khi ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn rằng đồng tiền Mỹ đang trở nên mạnh đến nỗi gây phương hại cho nền kinh tế nước này, trong khi các nước khác “đang phá giá” đồng tiền của họ.
“Tôi nghĩ đồng USD của chúng ta đang trở nên quá mạnh, và chuyện này một phần do lỗi của tôi bởi mọi người tin tưởng vào tôi. Nhưng đồng USD mạnh gây thiệt hại, xét cho cùng sẽ gây thiệt hại”, ông Trump nói. “Sẽ là rất, rất khó để cạnh tranh khi đồng USD mạnh mà các nước khác lại đang phá giá đồng tiền của họ”.
Tuyên bố này của ông Trump về đồng bạc xanh là một sự đi ngược lại “truyền thống” của các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, những người thường tránh bình luận về tỷ giá đồng USD vì lo ngại gây xáo trộn trên thị trường. Thông thường, Bộ Tài chính Mỹ là cơ quan thay mặt cho Chính phủ nước này đưa ra những phát ngôn về tỷ giá, và Bộ Tài chính thường Mỹ thường nói rằng một đồng USD mạnh là tốt cho nước Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vẫn nói rằng sự tăng giá trong dài hạn của đồng USD phục vụ tốt nhất cho lợi ích của kinh tế Mỹ, còn sự tăng giá trong ngắn hạn của đồng tiền này có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp khó.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Trump cũng để ngỏ khả năng tái bổ nhiệm bà Janet Yellen thêm một nhiệm kỳ nắm giữ cương vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và nói rằng ông thích “một chính sách lãi suất thấp”.
Hãng tin Bloomberg cho biết, theo dự kiến, trong tháng 4 này, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố báo cáo tỷ giá đầu tiên dưới thời Trump. Đây là kênh chính thức mà Mỹ có thể đưa các quốc gia vào danh sách thao túng tỷ giá, từ đó dẫn tới các cuộc đàm phán và các biện pháp trừng phạt.
Mỗi năm, Bộ Tài chính Mỹ phải báo cáo Quốc hội nước này 2 lần về việc các đối tác thương mại lớn của Mỹ có thao túng tỷ giá để giành ưu thế thương mại hay không.
Báo cáo tỷ giá gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ, đưa ra vào tháng 10 năm ngoái, đưa Trung Quốc và 5 quốc gia khác vào danh sách theo dõi những nước có hoạt động tỷ giá không bình đẳng, nhưng không “dán nhãn” nước nào là thao túng tỷ giá. Từ năm 1994 đến nay, Mỹ chưa lần nào có động thái “dãn nhãn” như vậy.
Việc ông Trump “dịu giọng” với Trung Quốc về tỷ giá là bằng chứng mới nhất cho thấy chính sách đang được hình thành của chính quyền do ông lãnh đạo là mềm mỏng hơn so với những tuyên bố hùng hồn về thương mại mà ông đưa ra khi tranh cử.
Hiện Trump cũng chưa khởi động đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) như đã hứa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông cũng chưa áp thuế quan trừng phạt đối với các quốc gia khác hay các công ty Mỹ đưa việc làm ra nước ngoài như ông đã hứa trước đây.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal ngày 12/4, người đứng đầu Nhà Trắng có vẻ như thừa nhận rằng Trung Quốc không can thiệp làm suy yếu tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian gần đây. “Họ không phải là những người thao túng tỷ giá”, ông Trump nói.
Đây được xem là một sự thay đổi quan điểm, bởi trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái, vị tỷ phú bất động sản đã cáo buộc Bắc Kinh thao túng tỷ giá nhằm giành ưu thế cạnh tranh trong thương mại, đồng thời thề sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá ngay trong ngày đầu tiên làm Tổng thống.
Tỷ giá đồng USD đã sụt giảm sau khi ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn rằng đồng tiền Mỹ đang trở nên mạnh đến nỗi gây phương hại cho nền kinh tế nước này, trong khi các nước khác “đang phá giá” đồng tiền của họ.
“Tôi nghĩ đồng USD của chúng ta đang trở nên quá mạnh, và chuyện này một phần do lỗi của tôi bởi mọi người tin tưởng vào tôi. Nhưng đồng USD mạnh gây thiệt hại, xét cho cùng sẽ gây thiệt hại”, ông Trump nói. “Sẽ là rất, rất khó để cạnh tranh khi đồng USD mạnh mà các nước khác lại đang phá giá đồng tiền của họ”.
Tuyên bố này của ông Trump về đồng bạc xanh là một sự đi ngược lại “truyền thống” của các Tổng thống Mỹ tiền nhiệm, những người thường tránh bình luận về tỷ giá đồng USD vì lo ngại gây xáo trộn trên thị trường. Thông thường, Bộ Tài chính Mỹ là cơ quan thay mặt cho Chính phủ nước này đưa ra những phát ngôn về tỷ giá, và Bộ Tài chính thường Mỹ thường nói rằng một đồng USD mạnh là tốt cho nước Mỹ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin vẫn nói rằng sự tăng giá trong dài hạn của đồng USD phục vụ tốt nhất cho lợi ích của kinh tế Mỹ, còn sự tăng giá trong ngắn hạn của đồng tiền này có thể khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp khó.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Trump cũng để ngỏ khả năng tái bổ nhiệm bà Janet Yellen thêm một nhiệm kỳ nắm giữ cương vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và nói rằng ông thích “một chính sách lãi suất thấp”.
Hãng tin Bloomberg cho biết, theo dự kiến, trong tháng 4 này, Bộ Tài chính Mỹ sẽ công bố báo cáo tỷ giá đầu tiên dưới thời Trump. Đây là kênh chính thức mà Mỹ có thể đưa các quốc gia vào danh sách thao túng tỷ giá, từ đó dẫn tới các cuộc đàm phán và các biện pháp trừng phạt.
Mỗi năm, Bộ Tài chính Mỹ phải báo cáo Quốc hội nước này 2 lần về việc các đối tác thương mại lớn của Mỹ có thao túng tỷ giá để giành ưu thế thương mại hay không.
Báo cáo tỷ giá gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ, đưa ra vào tháng 10 năm ngoái, đưa Trung Quốc và 5 quốc gia khác vào danh sách theo dõi những nước có hoạt động tỷ giá không bình đẳng, nhưng không “dán nhãn” nước nào là thao túng tỷ giá. Từ năm 1994 đến nay, Mỹ chưa lần nào có động thái “dãn nhãn” như vậy.
Việc ông Trump “dịu giọng” với Trung Quốc về tỷ giá là bằng chứng mới nhất cho thấy chính sách đang được hình thành của chính quyền do ông lãnh đạo là mềm mỏng hơn so với những tuyên bố hùng hồn về thương mại mà ông đưa ra khi tranh cử.
Hiện Trump cũng chưa khởi động đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) như đã hứa trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Ông cũng chưa áp thuế quan trừng phạt đối với các quốc gia khác hay các công ty Mỹ đưa việc làm ra nước ngoài như ông đã hứa trước đây.