Cuộc gặp Trump - Tập được coi là “thành công”
Sau khi ông Tập rời Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngay lập tức chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ vào Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khép lại cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với thái độ thân thiện, tránh được những “sự cố” không mong muốn, và đạt được nhất trí về giải quyết mất cân đối thương mại.
Theo tờ Financial Times, Trung Quốc sẽ nhượng bộ để trao cho Mỹ quyền tiếp cận thị trường tốt hơn ở hai lĩnh vực là đầu tư tài chính và xuất khẩu thịt bò, nhằm tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận này là một phần trong kế hoạch 100 ngày mà hai nước dự kiến sẽ thực hiện để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Đến nay, nhà đầu tư nước ngoài không thể nắm cổ phần đa số trong các công ty chứng khoán và bảo hiểm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tập đã nhất trí sẽ đàm phán với Mỹ về nâng trần sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẵn sàng chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ có hiệu lực từ năm 2003 và mua thêm ngũ cốc và các nông sản khác từ Mỹ.
Vấn đề nổi bật trong cuộc gặp Trum - Tập lần này là căng thẳng thương mại giữa hai nước và nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên. Dù cuộc gặp bị phủ bóng bởi cuộc tấn công của Mỹ vào Syria, các chuyên gia nói rằng cuộc gặp đã thành công, bởi hai bên vẫn tỏ ra thân mật và có bước tiến tới giải quyết vấn đề thương mại thông qua Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ.
“Đây là một cách tốt để thu hẹp chênh lệch thương mại song phương”, ông Carl Weinberg, chuyên gia kinh tế trưởng của High Frequency Economics, viết trong một báo cáo về cuộc gặp và kế hoạch 100 ngày. “Khả năng tiếp cận của người tiêu dùng Mỹ với hàng hóa nhập khẩu giá cả phải chăng sẽ không bị ảnh hưởng, trong khi việc làm sẽ được tạo thêm ở Mỹ thông qua tăng xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Ông Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc theo đuổi chính sách thương mại không bình đẳng, khiến Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại hàng năm hơn 300 tỷ USD với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng mối quan hệ thương mại này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ thông qua hàng hóa giá rẻ và đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước là thấp, nhưng trong tương lai, điều này sẽ tùy thuộc vào các cuộc đàm phán Mỹ-Trung trong kế hoạch 100 ngày.
“Nếu chúng tôi không đạt được một số kết quả hữu hình trong 100 ngày đầu tiên, thì tôi cho rằng chúng tôi sẽ phải xem xét có nên tiếp tục kế hoạch đó không”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với kênh Fox News.
Trước cuộc gặp Trump - Tập, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang rà soát lại thâm hụt thương mại Mỹ theo từng mặt hàng một, và sẽ công bố báo cáo vào cuối tháng 6.
Về phía Trung Quốc, đến hiện tại chưa có một bình luận công khai nào về kế hoạch 100 ngày.
Ngoài ra, giới quan sát còn đang chờ xem liệu Mỹ có liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền. Đây là một lời hứa mà ông Trump đưa ra từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ, nhưng chưa thực hiện. Trong các phát biểu của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung sau cuộc gặp thượng đỉnh, vấn đề này cũng không được nhắc đến.
Nhìn chung, cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện thái độ lạc quan. Thậm chí, ông Trump còn nhận lời mời của ông Tập đến thăm Trung Quốc trong năm nay.
“Chúng ta có hàng nghìn lý do để đưa quan hệ Trung-Mỹ đi đúng hướng, và không có một lý do nào để phá hỏng mối quan hệ này”, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập.
Ông Trump nói một mối quan hệ “nổi bật” giữa hai nước đang được phát triển, rằng “thiện chí và tình bằng hữu đã được tạo lập, nhưng chỉ có thời gian mới đưa ra câu trả lời về vấn đề thương mại”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ca ngợi cuộc gặp là một sự thành công. Tuy nhiên, sau khi ông Tập rời Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngay lập tức chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ vào Syria. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã gọi cuộc tấn công này là hành động của một chính trị gia yếu đuối, muốn khoe sức mạnh cơ bắp, và muốn dập tin đồn về mối quan hệ với Nga - một đồng minh của Chính phủ Syria.
Do các quan chức Chính phủ Trung Quốc hiếm khi trả lời báo chí nước ngoài, những bình luận trên truyền thông nhà nước Trung Quốc đang được theo dõi chặt chẽ để xác định thái độ của Bắc Kinh về cuộc gặp Trump - Tập.
Theo tờ Financial Times, Trung Quốc sẽ nhượng bộ để trao cho Mỹ quyền tiếp cận thị trường tốt hơn ở hai lĩnh vực là đầu tư tài chính và xuất khẩu thịt bò, nhằm tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận này là một phần trong kế hoạch 100 ngày mà hai nước dự kiến sẽ thực hiện để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
Đến nay, nhà đầu tư nước ngoài không thể nắm cổ phần đa số trong các công ty chứng khoán và bảo hiểm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Tập đã nhất trí sẽ đàm phán với Mỹ về nâng trần sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẵn sàng chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ có hiệu lực từ năm 2003 và mua thêm ngũ cốc và các nông sản khác từ Mỹ.
Vấn đề nổi bật trong cuộc gặp Trum - Tập lần này là căng thẳng thương mại giữa hai nước và nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên. Dù cuộc gặp bị phủ bóng bởi cuộc tấn công của Mỹ vào Syria, các chuyên gia nói rằng cuộc gặp đã thành công, bởi hai bên vẫn tỏ ra thân mật và có bước tiến tới giải quyết vấn đề thương mại thông qua Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ.
“Đây là một cách tốt để thu hẹp chênh lệch thương mại song phương”, ông Carl Weinberg, chuyên gia kinh tế trưởng của High Frequency Economics, viết trong một báo cáo về cuộc gặp và kế hoạch 100 ngày. “Khả năng tiếp cận của người tiêu dùng Mỹ với hàng hóa nhập khẩu giá cả phải chăng sẽ không bị ảnh hưởng, trong khi việc làm sẽ được tạo thêm ở Mỹ thông qua tăng xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Ông Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc theo đuổi chính sách thương mại không bình đẳng, khiến Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại hàng năm hơn 300 tỷ USD với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng mối quan hệ thương mại này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ thông qua hàng hóa giá rẻ và đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại giữa hai nước là thấp, nhưng trong tương lai, điều này sẽ tùy thuộc vào các cuộc đàm phán Mỹ-Trung trong kế hoạch 100 ngày.
“Nếu chúng tôi không đạt được một số kết quả hữu hình trong 100 ngày đầu tiên, thì tôi cho rằng chúng tôi sẽ phải xem xét có nên tiếp tục kế hoạch đó không”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói với kênh Fox News.
Trước cuộc gặp Trump - Tập, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang rà soát lại thâm hụt thương mại Mỹ theo từng mặt hàng một, và sẽ công bố báo cáo vào cuối tháng 6.
Về phía Trung Quốc, đến hiện tại chưa có một bình luận công khai nào về kế hoạch 100 ngày.
Ngoài ra, giới quan sát còn đang chờ xem liệu Mỹ có liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền. Đây là một lời hứa mà ông Trump đưa ra từ khi tranh cử Tổng thống Mỹ, nhưng chưa thực hiện. Trong các phát biểu của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung sau cuộc gặp thượng đỉnh, vấn đề này cũng không được nhắc đến.
Nhìn chung, cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện thái độ lạc quan. Thậm chí, ông Trump còn nhận lời mời của ông Tập đến thăm Trung Quốc trong năm nay.
“Chúng ta có hàng nghìn lý do để đưa quan hệ Trung-Mỹ đi đúng hướng, và không có một lý do nào để phá hỏng mối quan hệ này”, truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập.
Ông Trump nói một mối quan hệ “nổi bật” giữa hai nước đang được phát triển, rằng “thiện chí và tình bằng hữu đã được tạo lập, nhưng chỉ có thời gian mới đưa ra câu trả lời về vấn đề thương mại”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ca ngợi cuộc gặp là một sự thành công. Tuy nhiên, sau khi ông Tập rời Mỹ, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã ngay lập tức chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ vào Syria. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã gọi cuộc tấn công này là hành động của một chính trị gia yếu đuối, muốn khoe sức mạnh cơ bắp, và muốn dập tin đồn về mối quan hệ với Nga - một đồng minh của Chính phủ Syria.
Do các quan chức Chính phủ Trung Quốc hiếm khi trả lời báo chí nước ngoài, những bình luận trên truyền thông nhà nước Trung Quốc đang được theo dõi chặt chẽ để xác định thái độ của Bắc Kinh về cuộc gặp Trump - Tập.