Trump đòi hủy hợp đồng chuyên cơ Air Force One với Boeing
Kể từ khi đắc cử Tổng thống, Trump đã tỏ thái độ cứng rắn với các doanh nghiệp Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 6/12 kêu gọi chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama hủy hợp đồng sản xuất mới máy bay Không lực 1 (Air Force One) - chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ - với lý do chi phí của hợp đồng này đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Theo hãng tin Reuters, đây được xem là ví dụ mới nhất về việc Trump sử dụng những tuyên bố, thường là thông qua những dòng trạng thái trên mạng xã hội, để khiến các công ty và các quốc gia khác “hoảng hốt”.
Cụ thể, Trump, người sẽ chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017, cho rằng việc sản xuất chuyên cơ Không lực 1 mới đã cho thấy chi phí phụ trội, dù mới chỉ ở giai đoạn đầu.
“Boeing đang sản xuất một máy bay Không lực 1 Boeing 747 hoàn toàn mới cho các tổng thống tương lai của Mỹ, nhưng chi phí đã vượt khỏi tầm kiểm soát, hơn 4 tỷ USD. Hãy hủy đơn đặt hàng đi”, ông viết trên Twitter.
Tiếp đó, Trump bất ngờ xuất hiện tại tiền sảnh của cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York để làm rõ thêm về tuyên bố trên.
“Chiếc máy bay đã hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát [về chi phí]. Tôi nghĩ điều này thật nực cười. Tôi cho rằng Boeing đang làm quá một chút. Chúng ta đều muốn Boeing kiếm được nhiều tiền, nhưng không phải bằng cách này”, Trump nói với các nhà báo.
Boeing, tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ, đã sản xuất chuyên cơ cho các tổng thống Mỹ từ năm 1943. Ở thời điểm này, hãng còn chưa chính thức bắt tay vào việc sản xuất hai chuyên cơ thay thế cho hai chiếc Không lực 1 hiện tại. Theo dự kiến, hai máy bay mới sẽ bắt đầu phục vụ vào năm 2024.
Theo nguồn tin thân cận, sau khi Trump đưa ra tuyên bố trên, Tổng giám đốc Boeing là ông Dennis Muilenburg đã gọi điện cho Trump và hai người đã có một cuộc thảo luận “mang tính xây dựng”. Muilenburg nói với Trump rằng chi phí sản xuất Không lực 1 sẽ được hạ xuống, nếu Không quân Mỹ thay đổi yêu cầu, và vấn đề sẽ được giải quyết mà không có mâu thuẫn gì lớn - nguồn tin cho hay.
Không quân Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm vận hành máy bay chở Tổng thống nước này, tuyên bố hồi tháng 1/2015 rằng máy bay Boeing 747-8 sẽ được sử dụng làm máy bay Không lực 1, thay thế cho hai chuyên cơ Không lực 1 hiện tại.
Máy bay Không lực 1 mới có thể bay thẳng quãng đường 1.600 km từ Washington tới Hồng Kông, xa hơn chuyên cơ hiện tại. Chuyên cơ mới cũng được thiết kế như một “Nhà Trắng trên không” có thể bay trong những tình huống an ninh xấu nhất như xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Ngân sách mà Chính phủ Mỹ dự kiến phân bổ cho chương trình thay thế Không lực 1 là 2,87 tỷ USD. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, chi phí nay có thể lên tới 4 tỷ USD.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống, Trump đã tỏ thái độ cứng rắn với các doanh nghiệp Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, Trump liên tục nhấn mạnh rằng các công ty lớn của Mỹ gây thiệt hại cho người Mỹ khi đưa việc làm ra nước ngoài.
Dưới sức ép của Trump, hai doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ là United Techonologies Corp và Ford mới đây đã phải dừng một số kế hoạch mở nhà máy ở nước ngoài.
Theo hãng tin Reuters, đây được xem là ví dụ mới nhất về việc Trump sử dụng những tuyên bố, thường là thông qua những dòng trạng thái trên mạng xã hội, để khiến các công ty và các quốc gia khác “hoảng hốt”.
Cụ thể, Trump, người sẽ chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017, cho rằng việc sản xuất chuyên cơ Không lực 1 mới đã cho thấy chi phí phụ trội, dù mới chỉ ở giai đoạn đầu.
“Boeing đang sản xuất một máy bay Không lực 1 Boeing 747 hoàn toàn mới cho các tổng thống tương lai của Mỹ, nhưng chi phí đã vượt khỏi tầm kiểm soát, hơn 4 tỷ USD. Hãy hủy đơn đặt hàng đi”, ông viết trên Twitter.
Tiếp đó, Trump bất ngờ xuất hiện tại tiền sảnh của cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York để làm rõ thêm về tuyên bố trên.
“Chiếc máy bay đã hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát [về chi phí]. Tôi nghĩ điều này thật nực cười. Tôi cho rằng Boeing đang làm quá một chút. Chúng ta đều muốn Boeing kiếm được nhiều tiền, nhưng không phải bằng cách này”, Trump nói với các nhà báo.
Boeing, tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ, đã sản xuất chuyên cơ cho các tổng thống Mỹ từ năm 1943. Ở thời điểm này, hãng còn chưa chính thức bắt tay vào việc sản xuất hai chuyên cơ thay thế cho hai chiếc Không lực 1 hiện tại. Theo dự kiến, hai máy bay mới sẽ bắt đầu phục vụ vào năm 2024.
Theo nguồn tin thân cận, sau khi Trump đưa ra tuyên bố trên, Tổng giám đốc Boeing là ông Dennis Muilenburg đã gọi điện cho Trump và hai người đã có một cuộc thảo luận “mang tính xây dựng”. Muilenburg nói với Trump rằng chi phí sản xuất Không lực 1 sẽ được hạ xuống, nếu Không quân Mỹ thay đổi yêu cầu, và vấn đề sẽ được giải quyết mà không có mâu thuẫn gì lớn - nguồn tin cho hay.
Không quân Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm vận hành máy bay chở Tổng thống nước này, tuyên bố hồi tháng 1/2015 rằng máy bay Boeing 747-8 sẽ được sử dụng làm máy bay Không lực 1, thay thế cho hai chuyên cơ Không lực 1 hiện tại.
Máy bay Không lực 1 mới có thể bay thẳng quãng đường 1.600 km từ Washington tới Hồng Kông, xa hơn chuyên cơ hiện tại. Chuyên cơ mới cũng được thiết kế như một “Nhà Trắng trên không” có thể bay trong những tình huống an ninh xấu nhất như xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Ngân sách mà Chính phủ Mỹ dự kiến phân bổ cho chương trình thay thế Không lực 1 là 2,87 tỷ USD. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, chi phí nay có thể lên tới 4 tỷ USD.
Kể từ khi đắc cử Tổng thống, Trump đã tỏ thái độ cứng rắn với các doanh nghiệp Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử, Trump liên tục nhấn mạnh rằng các công ty lớn của Mỹ gây thiệt hại cho người Mỹ khi đưa việc làm ra nước ngoài.
Dưới sức ép của Trump, hai doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ là United Techonologies Corp và Ford mới đây đã phải dừng một số kế hoạch mở nhà máy ở nước ngoài.