Trung-Mỹ “khẩu chiến” về thâm hụt thương mại
Cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ - Trung Quốc lần thứ ba tại Bắc Kinh hôm 13/12 đã kết thúc trong căng thẳng và bế tắc
Cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ - Trung Quốc lần thứ ba tại Bắc Kinh hôm 13/12 đã kết thúc trong căng thẳng và bế tắc. Trung Quốc và Mỹ đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân thâm hụt thương mại song phương và tiếp tục bất đồng về hàng loạt vấn đề kinh tế, thương mại khác.
Những năm gần đây, mâu thuẫn về thương mại Trung Quốc-Mỹ ngày càng gia tăng, cho thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước ngày càng sâu sắc. Trước cuộc đối thoại lần 3 này, hai bên đều nhất trí rằng đối thoại tốt hơn đối kháng, thương thảo tốt hơn gây sức ép, biện pháp chính trị cứng rắn nhất thời sẽ chỉ gây hại cho cả đôi bên. Tuy nhiên, cuộc đối thoại vẫn diễn ra vô cùng căng thẳng.
Đổ lỗi cho nhau về thâm hụt thương mại
Trong các phiên họp ngày 12 và 13/12, cả Trung Quốc và Mỹ đều không ngừng đổ lỗi cho nhau về sự mất cân bằng thương mại. Phía Mỹ nhắc lại yêu cầu Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ, trong khi Bắc Kinh cho rằng chính sách đồng USD yếu mới là mối lo ngại thực sự vì đe doạ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Phái đoàn Mỹ nêu một danh sách dài những điều phàn nàn về hoạt động thương mại của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh việc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ, khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng. Các nhà đàm phán Mỹ khẳng định, chính sách đồng Nhân dân tệ yếu đã làm lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc, đẩy thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này lên con số khổng lồ 233 tỷ USD.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc dỡ bỏ những hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, cho rằng công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch mậu dịch song phương.
Ông cũng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt áp đặt chỉ tiêu nhập khẩu sản phẩm phim ảnh. Trong báo cáo hàng năm gửi Quốc hội Mỹ ngày 11/12, Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab cũng định rằng, Trung Quốc đã không thực hiện đầy đủ cam kết của mình khi gia nhập WTO.
Đáp lại những cáo buộc của Mỹ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi nhấn mạnh: "Mỹ nên xác định các vấn đề kinh tế của mình, thay vì phàn nàn về Trung Quốc". Bà cho rằng, việc phái đoàn Mỹ viện đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và đổ lỗi cho nước khác về những vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế Mỹ là cách tiếp cận sai lầm, sẽ chỉ làm tổn hại lợi ích của Mỹ.
Trung Quốc sẽ trả đũa, nếu bị Mỹ trừng phạt thương mại
Trung Quốc cũng tỏ thái độ bất bình về việc một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đưa ra hơn 50 dự luật nhằm vào hoạt động thương mại của Trung Quốc, trong đó bao gồm các biện pháp "trừng phạt" hàng hóa Trung Quốc, nếu nước này không thả nổi đồng Nhân dân tệ.
Phó Thủ tướng Ngô Nghi cảnh báo những dự luật này nếu được thông qua sẽ gây tổn hại nghiêm trọng quan hệ thương mại Trung-Mỹ và phía Trung Quốc sẽ đáp trả, nếu lợi ích của nước này bị tổn hại. Ngay trong ngày khai mạc cuộc đối thoại (12/12), bà Ngô Nghi đã lên tiếng kịch liệt phản đối việc một số nghị sĩ Mỹ chính trị hoá các vấn đề thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cũng khẳng định với báo giới rằng, đồng Nhân dân tệ không phải là vấn đề chính, mà quan ngại của Trung Quốc hiện nay là sự suy yếu của đồng USD và tác động của tình trạng này đối với kinh tế thế giới.
Mặc dù đối thoại cấp cao kết thúc trong căng thẳng và không mang lại kết quả như mong đợi, song trước thềm cuộc đối thoại này, Trung Quốc và Mỹ cũng đã ký kết được một số thoả thuận. Tại Hội nghị Ủy ban hỗn hợp về thương mại Trung - Mỹ lần thứ 18 ngày 11/12, hai bên đã ký 14 hiệp định và bản ghi nhớ, nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các vấn đề đang gây tranh cãi như an toàn thực phẩm, thương mại, năng lượng và bảo vệ môi trường.
Trung Quốc và Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đi du lịch tới Mỹ, thành lập diễn đàn về công nghệ bảo vệ môi trường, hợp tác công nghiệp và hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ nông nghiệp, phát triển nhiên liệu sinh học. Thỏa thuận hợp tác du lịch mới sẽ giúp tăng lượng du khách Trung Quốc tới Mỹ từ 350.000 lượt người/năm lên 580.000 vào năm 2011, đồng thời sẽ mở cửa thị trường du lịch khổng lồ của Trung Quốc cho du khách cũng như ngành công nghiệp du lịch Mỹ.
Để nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã ký các nguyên tắc chỉ đạo cho việc phát triển công nghệ cao và thương mại chiến lược; khuyến khích xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc.
Những năm gần đây, mâu thuẫn về thương mại Trung Quốc-Mỹ ngày càng gia tăng, cho thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước ngày càng sâu sắc. Trước cuộc đối thoại lần 3 này, hai bên đều nhất trí rằng đối thoại tốt hơn đối kháng, thương thảo tốt hơn gây sức ép, biện pháp chính trị cứng rắn nhất thời sẽ chỉ gây hại cho cả đôi bên. Tuy nhiên, cuộc đối thoại vẫn diễn ra vô cùng căng thẳng.
Đổ lỗi cho nhau về thâm hụt thương mại
Trong các phiên họp ngày 12 và 13/12, cả Trung Quốc và Mỹ đều không ngừng đổ lỗi cho nhau về sự mất cân bằng thương mại. Phía Mỹ nhắc lại yêu cầu Trung Quốc thả nổi đồng Nhân dân tệ, trong khi Bắc Kinh cho rằng chính sách đồng USD yếu mới là mối lo ngại thực sự vì đe doạ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.
Phái đoàn Mỹ nêu một danh sách dài những điều phàn nàn về hoạt động thương mại của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh việc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ, khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng. Các nhà đàm phán Mỹ khẳng định, chính sách đồng Nhân dân tệ yếu đã làm lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc, đẩy thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này lên con số khổng lồ 233 tỷ USD.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc dỡ bỏ những hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, cho rằng công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch mậu dịch song phương.
Ông cũng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt áp đặt chỉ tiêu nhập khẩu sản phẩm phim ảnh. Trong báo cáo hàng năm gửi Quốc hội Mỹ ngày 11/12, Trưởng đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab cũng định rằng, Trung Quốc đã không thực hiện đầy đủ cam kết của mình khi gia nhập WTO.
Đáp lại những cáo buộc của Mỹ, Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi nhấn mạnh: "Mỹ nên xác định các vấn đề kinh tế của mình, thay vì phàn nàn về Trung Quốc". Bà cho rằng, việc phái đoàn Mỹ viện đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và đổ lỗi cho nước khác về những vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế Mỹ là cách tiếp cận sai lầm, sẽ chỉ làm tổn hại lợi ích của Mỹ.
Trung Quốc sẽ trả đũa, nếu bị Mỹ trừng phạt thương mại
Trung Quốc cũng tỏ thái độ bất bình về việc một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đưa ra hơn 50 dự luật nhằm vào hoạt động thương mại của Trung Quốc, trong đó bao gồm các biện pháp "trừng phạt" hàng hóa Trung Quốc, nếu nước này không thả nổi đồng Nhân dân tệ.
Phó Thủ tướng Ngô Nghi cảnh báo những dự luật này nếu được thông qua sẽ gây tổn hại nghiêm trọng quan hệ thương mại Trung-Mỹ và phía Trung Quốc sẽ đáp trả, nếu lợi ích của nước này bị tổn hại. Ngay trong ngày khai mạc cuộc đối thoại (12/12), bà Ngô Nghi đã lên tiếng kịch liệt phản đối việc một số nghị sĩ Mỹ chính trị hoá các vấn đề thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cũng khẳng định với báo giới rằng, đồng Nhân dân tệ không phải là vấn đề chính, mà quan ngại của Trung Quốc hiện nay là sự suy yếu của đồng USD và tác động của tình trạng này đối với kinh tế thế giới.
Mặc dù đối thoại cấp cao kết thúc trong căng thẳng và không mang lại kết quả như mong đợi, song trước thềm cuộc đối thoại này, Trung Quốc và Mỹ cũng đã ký kết được một số thoả thuận. Tại Hội nghị Ủy ban hỗn hợp về thương mại Trung - Mỹ lần thứ 18 ngày 11/12, hai bên đã ký 14 hiệp định và bản ghi nhớ, nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các vấn đề đang gây tranh cãi như an toàn thực phẩm, thương mại, năng lượng và bảo vệ môi trường.
Trung Quốc và Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc đi du lịch tới Mỹ, thành lập diễn đàn về công nghệ bảo vệ môi trường, hợp tác công nghiệp và hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ nông nghiệp, phát triển nhiên liệu sinh học. Thỏa thuận hợp tác du lịch mới sẽ giúp tăng lượng du khách Trung Quốc tới Mỹ từ 350.000 lượt người/năm lên 580.000 vào năm 2011, đồng thời sẽ mở cửa thị trường du lịch khổng lồ của Trung Quốc cho du khách cũng như ngành công nghiệp du lịch Mỹ.
Để nỗ lực giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã ký các nguyên tắc chỉ đạo cho việc phát triển công nghệ cao và thương mại chiến lược; khuyến khích xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc.