Trung Quốc: Các biện pháp hạ nhiệt kinh tế chưa hiệu quả
Kinh tế Trung Quốc đang "phi nước đại" và xem ra những biện pháp hãm phanh kinh tế được nước này áp dụng vẫn chưa có hiệu quả
Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố quý 1/2007, kinh tế nước này tăng trưởng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, là thời kỳ tăng mạnh nhất kể từ quý 2/2006.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi nỗ lực ngăn chặn nguy cơ kinh tế "chuyển từ tăng trưởng hơi nhanh sang tăng trưởng quá nóng". Một số chuyên gia phỏng đoán, Trung Quốc sẽ nâng lãi suất để "kìm cương" nền kinh tế "đang phi nước đại" này.
Cùng với việc đưa ra các con số thông kê kinh tế quý 1/2007, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cảnh báo, nếu tiếp tục đà này thì năm 2007 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng hai con số và sẽ có nguy cơ chuyển từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng quá nóng.
Điều tra kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2007 của Liên hiệp quốc công bố tháng 4 vừa qua cũng cho rằng, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng căng thẳng xã hội, nếu không kiểm soát được tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến phát triển quá nóng.
Sẽ tăng lãi suất ngân hàng trong 2 quý tới
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP của nước này trong quý 1/2007 đạt 11,1%, thặng dư thương mại đạt 46, 6 tỷ USD - gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006, trong khi lượng tiền đầu tư vào tài sản cố định tăng 23,4%. Tỉ lệ lạm phát riêng trong tháng 3 tăng 3,3%.
Người phát ngôn của Cục Thống kê Trung Quốc, Lý Tiểu Siêu cho biết, nếu mức tăng trưởng cao như trên tiếp tục được duy trì thì nền kinh tế sẽ có nguy cơ chuyển từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng quá nóng. Chính vì vậy, cần phải thực thi một cách cẩn thận toàn bộ các chính sách của Chính phủ, đồng thời tiếp tục tăng cường và hoàn thiện các biện pháp kiểm soát kinh tế vĩ mô. Cơ quan này cũng chỉ ra các vấn đề nổi bật đang tồn tại trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là mất cân bằng trong cán cân thanh toán, khả năng thanh toán tiền mặt quá lớn, cấu trúc kinh tế không hợp lý và sức ép về bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm.
Trước tình trạng báo động kinh tế tăng trưởng quá nóng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi thực hiện các biện pháp kiềm chế tăng trưởng thặng dư thương mại quá mức bằng việc cắt giảm các chính sách ưu đãi "bất hợp lý" đối với khu vực xuất khẩu. Để giảm nhiệt kinh tế, thời gian qua, Trung Quốc đã thực thi một loạt biện pháp như tăng lãi suất ba lần trong năm 2006 và thực hiện các biện pháp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngành công nghiệp ô tô và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thặng dư thương mại, như giảm bớt ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu và khuyến khích các công ty nhập khẩu nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, con số thống kê tăng trưởng kinh tế trong quý 1 cho thấy các biện pháp nhằm hạ nhiệt nền kinh tế nói trên không phát huy tác dụng. Các chuyên gia cũng dự đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các quyết định quan trọng để điều chỉnh nền kinh tế trong thời gian tới, trong đó có biện pháp tăng lãi suất ngân hàng. Ông Stephen Green, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered tại Thượng Hải nhận định, tại Trung Quốc sẽ có hai lần tăng lãi suất, một lần vào quý 2 và một lần vào quý 3/2007.
Chính phủ sẽ “kìm cương” nền kinh tế?
Số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý 1 năm nay được công bố hôm 19/4 đã làm dấy lên lo ngại trên các thị trường Châu Á, trước những phỏng đoán rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ "kìm cương" nền kinh tế "đang phi nước đại" này. Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm giá trước dự đoán Chính phủ Trung Quốc có thể phải nâng lãi suất hoặc thực thi các giải pháp kiềm chế tăng trưởng tại cường quốc thương mại trọng yếu của khu vực.
Chỉ số chứng khoán Thượng Hải, vốn đang lập các kỷ lục mới trong suốt 2 tuần trước đó đã giảm 4,5%, trong khi chỉ số chứng khoán ở Nhật Bản và Hồng Kông giảm lần lượt 1,7% và 2,3%. Giá kim loại đồng cũng giảm 4% trên thị trường Thượng Hải, do các nhà đầu tư dự đoán rằng nỗ lực giảm nhiệt nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu thô.
Việc Chính phủ Trung Quốc “hãm phanh” nền kinh tế cũng sẽ tác động tới các nền kinh tế khu vực. Điều tra kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2007 của Liên hiệp quốc dự báo, nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống mức 7%, xuất khẩu ròng ở những nền kinh tế châu Á đang phát triển sẽ bị giảm mất 2% và GDP giảm mất 0,2%. Năm ngoái, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã lên đến 800 tỷ USD, 60% hàng nhập khẩu là từ các nước châu Á.
Bản điều tra cho hay, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng xã hội (như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, phân phối thu nhập không đồng đều...) một khi việc không kiểm soát được tốc độ tăng trưởng khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng.
Cũng theo bản điều tra, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự báo ở mức 9,9% năm 2007, giảm so với 10,7% năm 2006, trong đó xuất khẩu và đầu tư là những động lực tăng trưởng chủ chốt.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi nỗ lực ngăn chặn nguy cơ kinh tế "chuyển từ tăng trưởng hơi nhanh sang tăng trưởng quá nóng". Một số chuyên gia phỏng đoán, Trung Quốc sẽ nâng lãi suất để "kìm cương" nền kinh tế "đang phi nước đại" này.
Cùng với việc đưa ra các con số thông kê kinh tế quý 1/2007, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cảnh báo, nếu tiếp tục đà này thì năm 2007 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng hai con số và sẽ có nguy cơ chuyển từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng quá nóng.
Điều tra kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2007 của Liên hiệp quốc công bố tháng 4 vừa qua cũng cho rằng, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng căng thẳng xã hội, nếu không kiểm soát được tốc độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến phát triển quá nóng.
Sẽ tăng lãi suất ngân hàng trong 2 quý tới
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP của nước này trong quý 1/2007 đạt 11,1%, thặng dư thương mại đạt 46, 6 tỷ USD - gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006, trong khi lượng tiền đầu tư vào tài sản cố định tăng 23,4%. Tỉ lệ lạm phát riêng trong tháng 3 tăng 3,3%.
Người phát ngôn của Cục Thống kê Trung Quốc, Lý Tiểu Siêu cho biết, nếu mức tăng trưởng cao như trên tiếp tục được duy trì thì nền kinh tế sẽ có nguy cơ chuyển từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng quá nóng. Chính vì vậy, cần phải thực thi một cách cẩn thận toàn bộ các chính sách của Chính phủ, đồng thời tiếp tục tăng cường và hoàn thiện các biện pháp kiểm soát kinh tế vĩ mô. Cơ quan này cũng chỉ ra các vấn đề nổi bật đang tồn tại trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là mất cân bằng trong cán cân thanh toán, khả năng thanh toán tiền mặt quá lớn, cấu trúc kinh tế không hợp lý và sức ép về bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm.
Trước tình trạng báo động kinh tế tăng trưởng quá nóng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi thực hiện các biện pháp kiềm chế tăng trưởng thặng dư thương mại quá mức bằng việc cắt giảm các chính sách ưu đãi "bất hợp lý" đối với khu vực xuất khẩu. Để giảm nhiệt kinh tế, thời gian qua, Trung Quốc đã thực thi một loạt biện pháp như tăng lãi suất ba lần trong năm 2006 và thực hiện các biện pháp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngành công nghiệp ô tô và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thặng dư thương mại, như giảm bớt ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu và khuyến khích các công ty nhập khẩu nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, con số thống kê tăng trưởng kinh tế trong quý 1 cho thấy các biện pháp nhằm hạ nhiệt nền kinh tế nói trên không phát huy tác dụng. Các chuyên gia cũng dự đoán Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các quyết định quan trọng để điều chỉnh nền kinh tế trong thời gian tới, trong đó có biện pháp tăng lãi suất ngân hàng. Ông Stephen Green, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered tại Thượng Hải nhận định, tại Trung Quốc sẽ có hai lần tăng lãi suất, một lần vào quý 2 và một lần vào quý 3/2007.
Chính phủ sẽ “kìm cương” nền kinh tế?
Số liệu thống kê tăng trưởng kinh tế Trung Quốc quý 1 năm nay được công bố hôm 19/4 đã làm dấy lên lo ngại trên các thị trường Châu Á, trước những phỏng đoán rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ "kìm cương" nền kinh tế "đang phi nước đại" này. Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm giá trước dự đoán Chính phủ Trung Quốc có thể phải nâng lãi suất hoặc thực thi các giải pháp kiềm chế tăng trưởng tại cường quốc thương mại trọng yếu của khu vực.
Chỉ số chứng khoán Thượng Hải, vốn đang lập các kỷ lục mới trong suốt 2 tuần trước đó đã giảm 4,5%, trong khi chỉ số chứng khoán ở Nhật Bản và Hồng Kông giảm lần lượt 1,7% và 2,3%. Giá kim loại đồng cũng giảm 4% trên thị trường Thượng Hải, do các nhà đầu tư dự đoán rằng nỗ lực giảm nhiệt nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu thô.
Việc Chính phủ Trung Quốc “hãm phanh” nền kinh tế cũng sẽ tác động tới các nền kinh tế khu vực. Điều tra kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương năm 2007 của Liên hiệp quốc dự báo, nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống mức 7%, xuất khẩu ròng ở những nền kinh tế châu Á đang phát triển sẽ bị giảm mất 2% và GDP giảm mất 0,2%. Năm ngoái, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã lên đến 800 tỷ USD, 60% hàng nhập khẩu là từ các nước châu Á.
Bản điều tra cho hay, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng xã hội (như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp, phân phối thu nhập không đồng đều...) một khi việc không kiểm soát được tốc độ tăng trưởng khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng quá nóng.
Cũng theo bản điều tra, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự báo ở mức 9,9% năm 2007, giảm so với 10,7% năm 2006, trong đó xuất khẩu và đầu tư là những động lực tăng trưởng chủ chốt.