Trung Quốc cáo buộc Rio Tinto đánh cắp bí mật thương mại
Việc Trung Quốc cáo buộc nhân viên Rio Tinto đánh cắp bí mật thương mại là một phản ứng hiếm thấy trong các vụ việc tương tự
Việc Trung Quốc cáo buộc nhân viên tập đoàn khoáng sản Rio Tinto đánh cắp bí mật thương mại là một phản ứng hiếm thấy trong các vụ việc tương tự. Tại Mỹ, xuất hiện ngày càng nhiều các vụ cáo buộc làm gián điệp cho ngành công nghiệp Trung Quốc.
Theo Cơ quan tư pháp Mỹ, hơn 50 người bị kiện tại Mỹ từ năm 2006 khi bị cáo buộc đã vận chuyển công nghệ cấm, đánh cắp bí mật thương mại hoặc thực hiện hành vi gián điệp cho Trung Quốc. Không giống vụ tập đoàn khoáng sản Rio Tinto, những cáo buộc này phần nhiều liên quan đến các dữ liệu về quân sự.
Vụ cáo buộc hiếm gặp
Ngày 5/7, Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ bốn nhân viên, trong đó có cả Ông Stern Hu, quốc tịch Úc. Một quan chức của cơ quan tình báo Trung Quốc cho biết các nhân viên này đã thực hiện việc gián điệp trong ngành công nghiệp thép Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau này ông đã cho biết việc cáo buộc trên chỉ là ý kiến cá nhân. Theo một bài báo được đăng tải trên Tân hoa xã (Xinhua) ngày 11/8, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cho biết bốn nhân viên trên bị buộc tội chính thức liên quan đến việc vi phạm về bí mật thương mại và hối lộ, không liên quan đến tội danh gián điệp.
Việc bắt giữ trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc, và giá thị trường của Rio Tinto (10 tỷ USD) đối với các nước châu Á có thể bị sụt giảm nghiêm trọng.
Thực sự, vụ bắt cáo buộc Rio Tinto của Trung Quốc đã dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau như đây chỉ là sự kiện liên quan đến thương mại hay có dính dáng đến vấn đề gián điệp kinh tế.
Công tố viên Mỹ đã buộc tội cả công dân của Mỹ và Trung Quốc trong việc vận chuyển thiết bị và tiết lộ bí mật thương mại cho Trung Quốc.
Dean Boyd, người phát ngôn viên của Cơ quan Tư pháp Mỹ cho biết, trong những năm gần đây, Cơ quan này đã giải quyết một số lượng ngày càng lớn các trường hợp liên quan đến công nghệ vũ khí Mỹ, bí mật thương mại và giới hạn thông tin cấm liên quan đến Trung Quốc.
Các luật sư biện hộ cho biết, đã có rất nhiều luận điệu cáo buộc của các cơ quan quốc phòng về việc đánh cắp công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực quân đội.
“Bất cứ thứ gì liên quan đến hải quân, tên lửa hoặc bầu trời sẽ làm chính quyền Mỹ phát điên lên”, luật sư của Văn phòng luật sư Bryan Cave LLP tại Washington, ông Burns cho hay.
Theo Wang Baodong, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, Trung Quốc đã làm một việc hiếm thấy trong lịch sử, đó là buộc tội người nước ngoài làm gián điệp hoặc đánh cắp các bí mật thương mại.
Ông Wang cũng cho biết thêm, việc Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ nhân viên của Rio Tinto do họ có liên quan đến một ngành công nghiệp có tính chiến lược của Trung Quốc.
Ảnh hưởng tới đầu tư tại Trung Quốc?
“Trung Quốc rất hiếm khi cáo buộc các công ty nước ngoài”, tác giả cuốn “Bribery Everywhere, Chronicles From the Foreign Corrupt Practices Act” nhận định, Trung Quốc cần làm dịu dư luận và việc này chỉ có thể tiến hành bằng việc làm giảm đi tính nghiêm trọng của tội danh, là hối lộ thương mại thay vì đánh cắp bí mật nhà nước.
Một trong những cáo buộc gần đây tại Mỹ là trường hợp của một người 73 tuổi, đã từng là công nhân của Công ty Boeing. Ông đã bị buộc tội đánh cắp bí mật thương mại cho Trung Quốc từ cuối những năm 1970. Ông đang phải đối mặt với bản án 90 năm tù.
Vào tháng 2/2009, ba nhân viên cũ của tập đoàn Metaldyne đã bị phạt tù 30 tháng tại Tòa án Quận của Mỹ tại Michigan về tội đánh cắp thông tin bí mật của công ty về cách thức làm phụ tùng ô tô kim loại và sử dụng thông tin này để giúp đối thủ cạnh tranh Trung Quốc là Công ty Chongqing Huafu Industry.
Trước đó vào tháng 3/2008, Chi Mak, một người quốc tịch Mỹ, đã từng là kỹ sư tại nhà thầu an ninh L-3 Communication đã bị phạt 24 năm tù với tội danh cố tình chuyển những thông tin quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.
Các nhà điều tra đã tìm thấy đĩa mềm với thông tin chuyển cho Trung Quốc trong hành lý của em trai Mak và Mak bị buộc tội buôn lậu những thông tin đó đến Trung Quốc. Vợ Mak, em trai và anh vợ, cháu con em trai, tất cả những người liên quan trong vụ việc trên đều bị phạt.
Có vẻ rằng, những vụ cáo buộc liên quan đến gián điệp trong ngành công nghệ, bí mật thương mại trong thời gian gần đây ngày càng được sự chú ý của dư luận.
Một quan chức của Mỹ nhận định, việc Trung Quốc cáo buộc các nhân viên của Rio Tinto có thể sẽ làm ảnh hưởng đến đầu tư vào Trung Quốc.
Philip J. Crowley cũng cho biết ngắn gọn tại Washington, việc Trung Quốc phản ứng trong những trường hợp như thế này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế và quyết định đầu tư của các DN tư nhân có ý định đầu tư vào Trung Quốc.
Phát ngôn viên Wang của Cục lãnh sự Trung Quốc cho rằng, đây chỉ là một trường hợp cá biệt, nó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế và thương mại cũng như các chính sách đầu tư.
Theo Cơ quan tư pháp Mỹ, hơn 50 người bị kiện tại Mỹ từ năm 2006 khi bị cáo buộc đã vận chuyển công nghệ cấm, đánh cắp bí mật thương mại hoặc thực hiện hành vi gián điệp cho Trung Quốc. Không giống vụ tập đoàn khoáng sản Rio Tinto, những cáo buộc này phần nhiều liên quan đến các dữ liệu về quân sự.
Vụ cáo buộc hiếm gặp
Ngày 5/7, Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ bốn nhân viên, trong đó có cả Ông Stern Hu, quốc tịch Úc. Một quan chức của cơ quan tình báo Trung Quốc cho biết các nhân viên này đã thực hiện việc gián điệp trong ngành công nghiệp thép Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau này ông đã cho biết việc cáo buộc trên chỉ là ý kiến cá nhân. Theo một bài báo được đăng tải trên Tân hoa xã (Xinhua) ngày 11/8, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cho biết bốn nhân viên trên bị buộc tội chính thức liên quan đến việc vi phạm về bí mật thương mại và hối lộ, không liên quan đến tội danh gián điệp.
Việc bắt giữ trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc, và giá thị trường của Rio Tinto (10 tỷ USD) đối với các nước châu Á có thể bị sụt giảm nghiêm trọng.
Thực sự, vụ bắt cáo buộc Rio Tinto của Trung Quốc đã dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau như đây chỉ là sự kiện liên quan đến thương mại hay có dính dáng đến vấn đề gián điệp kinh tế.
Công tố viên Mỹ đã buộc tội cả công dân của Mỹ và Trung Quốc trong việc vận chuyển thiết bị và tiết lộ bí mật thương mại cho Trung Quốc.
Dean Boyd, người phát ngôn viên của Cơ quan Tư pháp Mỹ cho biết, trong những năm gần đây, Cơ quan này đã giải quyết một số lượng ngày càng lớn các trường hợp liên quan đến công nghệ vũ khí Mỹ, bí mật thương mại và giới hạn thông tin cấm liên quan đến Trung Quốc.
Các luật sư biện hộ cho biết, đã có rất nhiều luận điệu cáo buộc của các cơ quan quốc phòng về việc đánh cắp công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực quân đội.
“Bất cứ thứ gì liên quan đến hải quân, tên lửa hoặc bầu trời sẽ làm chính quyền Mỹ phát điên lên”, luật sư của Văn phòng luật sư Bryan Cave LLP tại Washington, ông Burns cho hay.
Theo Wang Baodong, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, Trung Quốc đã làm một việc hiếm thấy trong lịch sử, đó là buộc tội người nước ngoài làm gián điệp hoặc đánh cắp các bí mật thương mại.
Ông Wang cũng cho biết thêm, việc Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ nhân viên của Rio Tinto do họ có liên quan đến một ngành công nghiệp có tính chiến lược của Trung Quốc.
Ảnh hưởng tới đầu tư tại Trung Quốc?
“Trung Quốc rất hiếm khi cáo buộc các công ty nước ngoài”, tác giả cuốn “Bribery Everywhere, Chronicles From the Foreign Corrupt Practices Act” nhận định, Trung Quốc cần làm dịu dư luận và việc này chỉ có thể tiến hành bằng việc làm giảm đi tính nghiêm trọng của tội danh, là hối lộ thương mại thay vì đánh cắp bí mật nhà nước.
Một trong những cáo buộc gần đây tại Mỹ là trường hợp của một người 73 tuổi, đã từng là công nhân của Công ty Boeing. Ông đã bị buộc tội đánh cắp bí mật thương mại cho Trung Quốc từ cuối những năm 1970. Ông đang phải đối mặt với bản án 90 năm tù.
Vào tháng 2/2009, ba nhân viên cũ của tập đoàn Metaldyne đã bị phạt tù 30 tháng tại Tòa án Quận của Mỹ tại Michigan về tội đánh cắp thông tin bí mật của công ty về cách thức làm phụ tùng ô tô kim loại và sử dụng thông tin này để giúp đối thủ cạnh tranh Trung Quốc là Công ty Chongqing Huafu Industry.
Trước đó vào tháng 3/2008, Chi Mak, một người quốc tịch Mỹ, đã từng là kỹ sư tại nhà thầu an ninh L-3 Communication đã bị phạt 24 năm tù với tội danh cố tình chuyển những thông tin quân sự nhạy cảm cho Trung Quốc.
Các nhà điều tra đã tìm thấy đĩa mềm với thông tin chuyển cho Trung Quốc trong hành lý của em trai Mak và Mak bị buộc tội buôn lậu những thông tin đó đến Trung Quốc. Vợ Mak, em trai và anh vợ, cháu con em trai, tất cả những người liên quan trong vụ việc trên đều bị phạt.
Có vẻ rằng, những vụ cáo buộc liên quan đến gián điệp trong ngành công nghệ, bí mật thương mại trong thời gian gần đây ngày càng được sự chú ý của dư luận.
Một quan chức của Mỹ nhận định, việc Trung Quốc cáo buộc các nhân viên của Rio Tinto có thể sẽ làm ảnh hưởng đến đầu tư vào Trung Quốc.
Philip J. Crowley cũng cho biết ngắn gọn tại Washington, việc Trung Quốc phản ứng trong những trường hợp như thế này sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế và quyết định đầu tư của các DN tư nhân có ý định đầu tư vào Trung Quốc.
Phát ngôn viên Wang của Cục lãnh sự Trung Quốc cho rằng, đây chỉ là một trường hợp cá biệt, nó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế và thương mại cũng như các chính sách đầu tư.