Trung Quốc, châu Âu hợp sức “đấu” TPP?
Thông tin kết thúc đàm phán TPP có thể khiến cả Trung Quốc và châu Âu cảm thấy bị “xem thường”
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, vừa đàm phán xong cách đây ít ngày có thể dẫn tới cảnh “chia bè kéo cánh” kiểu ở trường phổ thông trên trường quốc tế - hãng tin CNBC nhận định.
Trong lúc 12 nước tham gia TPP còn đang vui mừng vì hoàn tất đàm phán sau 5 năm ròng rã, giới phân tích đặt câu hỏi liệu hai đối tượng thiệt hại chính vì TPP là Trung Quốc và châu Âu có hợp lực để “đấu” lại với thỏa thuận này hay không.
“Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc và châu Âu nên làm gì trước một khối kinh tế lớn như TPP?”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Natixis, bà Alicia Garcia Herrero, nhận định. “Trung Quốc và châu Âu có thể sẽ tiến lại gần nhau và tìm thấy một số điểm chung mà trước đây họ không nhận ra”, bà Herrero nói.
Trên thực tế, thông tin về kết thúc đàm phán TPP vào hôm thứ hai tuần này có thể khiến cả Trung Quốc và châu Âu cảm thấy bị “xem thường”.
Theo bà Herrero, nếu một ai đó ngờ rằng Trung Quốc bị loại khỏi TPP một cách có chủ đích, họ chỉ cần lấy những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama để làm bằng chứng. Trong một tuyên bố chính thức hôm thứ Ba tuần này, nhà lãnh đạo Mỹ nói “khi hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của mình, thì chúng tôi không thể để những quốc gia như Trung Quốc viết luật chơi cho nền kinh tế toàn cầu”.
Đúng là ban đầu, Bắc Kinh có được mời vào TPP, nhưng các nhà hoạch định chính sách nước này không muốn phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế ngặt nghèo trong khuôn khổ này. Và chính những quy định này sẽ khiến việc Trung Quốc tham gia TPP khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
“Đối mặt với những trở ngại tăng trưởng lớn, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á không muốn bị ‘trói tay’ bởi những nhân tố phi thương mại trong TPP”, các chuyên gia kinh tế của BBVA nhận xét trong một báo cáo. Những nhân tố phi thương mại được đề cập đến ở đây là những chính sách như bảo vệ chặt chẽ hơn quyền sở hữu trí tuệ.
“Các nền kinh tế này muốn duy trì ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô hơn trong khi đang tiến hành các nỗ lực tái cân bằng cơ cấu trong nước sau đợt biến động trên thị trường tài chính toàn cầu vừa qua”, theo BBVA.
Châu Âu ít có khả năng tham gia TPP, bởi khu vực này đang đàm phán với Washington về một thỏa thuận thương mại lớn khác có tên Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Ngoài ra, nhiều nội dung trong TPP không phải là điều mà các nhà lãnh đạo châu Âu có thể chấp nhận, theo bà Herrero.
Không vào TPP, các nhà phân tích cho rằng có một số lĩnh vực mà Trung Quốc và châu Âu có thể hợp tác. Đầu tiên, hai bên hiện đang đàm phán một thỏa thuận đầu tư, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2016.
“Mỹ và Trung Quốc có vẻ như đã mất động lực thúc đẩy thỏa thuận đầu tư song phương (thỏa thuận này vắng bóng trong chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình). Nhân lúc này, châu Âu có thể đi trước Mỹ trong việc đàm phán về một thỏa thuận như vậy với Trung Quốc nếu như họ muốn”, bà Herrero nói.
“Trung Quốc cũng đã bày tỏ mong muốn bắt đầu đàm phán với EU về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương khi ông Tập Cận Bình tới thăm khối này vào tháng 3/2014. Vào thời điểm đó, châu Âu cho rằng đây là một tiêu hấp dẫn trong dài hạn thay vì điều gì đó sẽ được đàm phán trong tương lai gần”, ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS, phát biểu.
Trên thực tế, cả Trung Quốc và châu Âu đều có thể hưởng lợi đáng kể từ một FTA. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Âu đạt 467 tỷ Euro trong năm 2014, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhì của châu Âu sau Mỹ.
Một lĩnh vực hợp tác nữa giữa hai bên nằm ở dự án “một hành lang, một con đường”, hay còn gọi là “con đường tơ lụa mới”, đầy tham vọng của Trung Quốc. Trong dự án này, Trung Quốc sẽ có sự hợp tác về vốn với châu Âu, ông Natixis nhấn mạnh.
Mấy tuần gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ được thắt chặt giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và châu Âu.
Vào cuối tháng 9, Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành quốc gia ngoài EU đầu tiên góp vốn vào kế hoạch đầu tư trị giá 315 tỷ của Ủy ban Châu Âu (EC). Ngoài ra, châu Âu nói sẽ xem xét khả năng đưa Trung Quốc trở thành một thành viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).
Trong lúc 12 nước tham gia TPP còn đang vui mừng vì hoàn tất đàm phán sau 5 năm ròng rã, giới phân tích đặt câu hỏi liệu hai đối tượng thiệt hại chính vì TPP là Trung Quốc và châu Âu có hợp lực để “đấu” lại với thỏa thuận này hay không.
“Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc và châu Âu nên làm gì trước một khối kinh tế lớn như TPP?”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Natixis, bà Alicia Garcia Herrero, nhận định. “Trung Quốc và châu Âu có thể sẽ tiến lại gần nhau và tìm thấy một số điểm chung mà trước đây họ không nhận ra”, bà Herrero nói.
Trên thực tế, thông tin về kết thúc đàm phán TPP vào hôm thứ hai tuần này có thể khiến cả Trung Quốc và châu Âu cảm thấy bị “xem thường”.
Theo bà Herrero, nếu một ai đó ngờ rằng Trung Quốc bị loại khỏi TPP một cách có chủ đích, họ chỉ cần lấy những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama để làm bằng chứng. Trong một tuyên bố chính thức hôm thứ Ba tuần này, nhà lãnh đạo Mỹ nói “khi hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của mình, thì chúng tôi không thể để những quốc gia như Trung Quốc viết luật chơi cho nền kinh tế toàn cầu”.
Đúng là ban đầu, Bắc Kinh có được mời vào TPP, nhưng các nhà hoạch định chính sách nước này không muốn phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế ngặt nghèo trong khuôn khổ này. Và chính những quy định này sẽ khiến việc Trung Quốc tham gia TPP khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
“Đối mặt với những trở ngại tăng trưởng lớn, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á không muốn bị ‘trói tay’ bởi những nhân tố phi thương mại trong TPP”, các chuyên gia kinh tế của BBVA nhận xét trong một báo cáo. Những nhân tố phi thương mại được đề cập đến ở đây là những chính sách như bảo vệ chặt chẽ hơn quyền sở hữu trí tuệ.
“Các nền kinh tế này muốn duy trì ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô hơn trong khi đang tiến hành các nỗ lực tái cân bằng cơ cấu trong nước sau đợt biến động trên thị trường tài chính toàn cầu vừa qua”, theo BBVA.
Châu Âu ít có khả năng tham gia TPP, bởi khu vực này đang đàm phán với Washington về một thỏa thuận thương mại lớn khác có tên Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Ngoài ra, nhiều nội dung trong TPP không phải là điều mà các nhà lãnh đạo châu Âu có thể chấp nhận, theo bà Herrero.
Không vào TPP, các nhà phân tích cho rằng có một số lĩnh vực mà Trung Quốc và châu Âu có thể hợp tác. Đầu tiên, hai bên hiện đang đàm phán một thỏa thuận đầu tư, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2016.
“Mỹ và Trung Quốc có vẻ như đã mất động lực thúc đẩy thỏa thuận đầu tư song phương (thỏa thuận này vắng bóng trong chuyến thăm Mỹ vừa rồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình). Nhân lúc này, châu Âu có thể đi trước Mỹ trong việc đàm phán về một thỏa thuận như vậy với Trung Quốc nếu như họ muốn”, bà Herrero nói.
“Trung Quốc cũng đã bày tỏ mong muốn bắt đầu đàm phán với EU về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương khi ông Tập Cận Bình tới thăm khối này vào tháng 3/2014. Vào thời điểm đó, châu Âu cho rằng đây là một tiêu hấp dẫn trong dài hạn thay vì điều gì đó sẽ được đàm phán trong tương lai gần”, ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS, phát biểu.
Trên thực tế, cả Trung Quốc và châu Âu đều có thể hưởng lợi đáng kể từ một FTA. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Âu đạt 467 tỷ Euro trong năm 2014, đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhì của châu Âu sau Mỹ.
Một lĩnh vực hợp tác nữa giữa hai bên nằm ở dự án “một hành lang, một con đường”, hay còn gọi là “con đường tơ lụa mới”, đầy tham vọng của Trung Quốc. Trong dự án này, Trung Quốc sẽ có sự hợp tác về vốn với châu Âu, ông Natixis nhấn mạnh.
Mấy tuần gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ được thắt chặt giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và châu Âu.
Vào cuối tháng 9, Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành quốc gia ngoài EU đầu tiên góp vốn vào kế hoạch đầu tư trị giá 315 tỷ của Ủy ban Châu Âu (EC). Ngoài ra, châu Âu nói sẽ xem xét khả năng đưa Trung Quốc trở thành một thành viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).