Trung Quốc chi 124 tỷ USD cho “con đường tơ lụa” mới
Tham dự hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh có lãnh đạo của 29 quốc gia
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14/5 cam kết chi 124 tỷ USD cho sáng kiến “con đường tơ lụa” nhằm thúc đẩy hòa bình, sự bao trùm và thương mại tự do giữa các quốc gia, đồng thời kêu gọi từ bỏ những mô hình cũ dựa trên sự đối đầu và các trò chơi quyền lực ngoại giao.
Theo tin từ Reuters, hội nghị thượng đỉnh mang tên “Vành đai và Con đường” khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày Chủ Nhật, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh sử dụng hội nghị này để thúc đẩy những tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi “nước Mỹ trên hết” và đặt câu hỏi về các thỏa thuận tự do thương mại hiện có trên toàn cầu.
“Chúng ta nên xây dựng một nền tảng mở cho hợp tác, bên cạnh giữ vững và phát triển một nền kinh tế thế giới cởi mở”, ông Tập Cận Bình phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.
840 tỷ Nhân dân tệ
Từ năm 2013, Trung Quốc đã quảng bá sáng kiến con đường tơ lụa, với tên gọi chính thức là “Vành đai và Con đường”, như một cách thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Kế hoạch nhằm mục tiêu kết nối giữa châu Á, châu Phi và châu Âu và xa hơn nữa thông qua chi nhiều tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Tập Cận Bình nói rằng thế giới phải tạo ra những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển mở và khuyến khích xây dựng các hệ thống “quy tắc bình đằng, hợp lý và minh bạch cho thương mại và đầu tư trên toàn cầu”.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Tập cam kết bơm vốn mạnh cho con đường tơ lụa mới, bao gồm bổ sung thêm 100 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD) cho Quỹ Con đường tơ lụa hiện có, 380 tỷ Nhân dân tệ dưới dạng vốn vay từ hai ngân hàng chính sách, và 60 tỷ Nhân dân tệ tiền viện trợ cho các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế tại các quốc gia mà tuyến thương mại này đi qua.
Ngoài ra, Chủ tịch Trung Quốc nói nước này sẽ khuyến khích các định chế tài chính tăng cường các hoạt động cấp vốn bằng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài, với tổng trị giá 300 tỷ Nhân dân tệ.
Như vậy, tổng số vốn trong cam kết mà ông Tập Cận Bình đưa ra lần này là 840 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 124 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Tập không đưa ra khung thời gian cụ thể cho các khoản vay, viện trợ và cấp vốn mới được cam kết.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh có lãnh đạo của 29 quốc gia, đại diện của Liên hiệp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh nói rằng nước này là một “đối tác tự nhiên” của con đường tơ lụa mới, trong khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, ca ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh.
“Sự kết nối các mối quan hệ đối tác kinh tế và đầu tư với quy mô lớn như vậy là chưa từng có trong lịch sử”, ông Sharif nói.
Những lo ngại
Cố vấn Nhà Trắng Matt Pottinger nói Mỹ hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự kết nối hạ tầng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”, và nói rằng các công ty Mỹ có thể cung cấp những dịch vụ giá trị cao cho sáng kiến này.
Chỉ vài giờ trước khi khai mạc hội nghị, Triều Tiên thực hiện một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng. Vào hôm thứ Sáu, Mỹ đã phàn nàn với Trung Quốc về việc mời đoàn đại biểu Triều Tiên tham dự hội nghị này.
Đoàn đại biểu Triều Tiên khá kín tiếng và hầu như không có bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của họ ảnh hưởng đến hội nghị, bất chấp sự phàn nàn của Mỹ.
Ấn Độ từ chối cử đoàn đại biểu tới Bắc Kinh tham dự hội nghị, cho thấy sự không hài lòng của New Delhi với Trung Quốc về việc nước này phát triển một hành lang thương mại 57 tỷ USD với Pakistan đi qua lãnh thổ tranh chấp Kashmir.
“Không một quốc gia nào có thể chấp nhận một dự án phớt lờ mối quan tâm lớn của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay nói. Ông Baglay cũng nhấn mạnh mối lo về “nợ thiếu bền vững” của các quốc gia tham gia sáng kiến con đường tơ lụa mới.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Zhong Shan nói nước này dự kiến trong 5 năm tới sẽ nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 2 nghìn tỷ USD từ các quốc gia tham gia con đường tơ lụa mới.
Tuy nhiên, một số quan chức ngoại giao phương Tây đã bày tỏ lo ngại rằng hội nghị thượng đỉnh này và kế hoạch “Vành đai và Con đường” là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Họ cũng lo ngại về tính minh bạch và khả năng tiếp cận của các công ty nước ngoài với các dự án trong kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Steven Ciobo nói nước này cởi mở trong việc xem xét những cơ hội thương mại mà kế hoạch con đường tơ lụa mới của Trung Quốc mang lại, nhưng bất kỳ kế hoạch này cũng sẽ tùy thuộc vào lợi ích quốc gia.
“Sẽ không áp đặt”
“Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển của mình với tất cả mọi quốc gia”, ông Tập Cận Bình nói. “Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội hay mô hình phát triển của mình, và sẽ không áp đặt quan điểm của chúng tôi lên nước khác”, ông Tập nói.
“Thông qua thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi theo lối mòn của cuộc chơi giữa các quốc gia thù địch. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một mô hình mới của sự phát triển và đôi bên cùng có lợi”, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu.
Ông Tập cũng nói con đường tơ lụa mới sẽ mở cửa cho tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm cả các nước ở châu Phi và châu Mỹ, những nước không nằm trên con đường tơ lụa truyền thống. “Cho dù họ đến từ châu Á, châu Âu, châu Phi, hay châu Mỹ, họ đều là đối tác hợp tác trong việc xây dựng Vành đai và Con đường”, nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố.
Ý tưởng về hợp tác và bao trùm được mở rộng sang việc cấp vốn cho các dự án và các khoản đầu tư dọc theo con đường tơ lụa mới - tuyến thương mại nằm cả trên đất liền và trên biển. “Chúng tôi cần nỗ lực chung giữa các quốc gia trên Vành đai và Con đường để tăng cường hợp tác về cấp vốn”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên nói.
Tại hội nghị, bộ trưởng bộ tài chính từ 27 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đã thông qua một bộ quy tắc về cấp vốn cho các dự án trên con đường tơ lụa mới. Đức không phê chuẩn bộ quy tắc này, nói rằng các công ty Đức sẵn sàng ủng hộ sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhưng sáng kiến này cần có sự minh bạch cao hơn.
Một số đối tác thân cận của Trung Quốc đã có mặt tại hội nghị, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev... Một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng tham dự hội nghị, bao gồm thủ tướng các nước Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp và Hungary.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức tuyên truyền về hội nghị này, bao gồm phát sóng một bài hát tiếng Anh về con đường tơ lụa mới được hát bởi trẻ em từ các quốc gia mà tuyến thương mại này đi qua.
Theo tin từ Reuters, hội nghị thượng đỉnh mang tên “Vành đai và Con đường” khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày Chủ Nhật, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh sử dụng hội nghị này để thúc đẩy những tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi “nước Mỹ trên hết” và đặt câu hỏi về các thỏa thuận tự do thương mại hiện có trên toàn cầu.
“Chúng ta nên xây dựng một nền tảng mở cho hợp tác, bên cạnh giữ vững và phát triển một nền kinh tế thế giới cởi mở”, ông Tập Cận Bình phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày.
840 tỷ Nhân dân tệ
Từ năm 2013, Trung Quốc đã quảng bá sáng kiến con đường tơ lụa, với tên gọi chính thức là “Vành đai và Con đường”, như một cách thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Kế hoạch nhằm mục tiêu kết nối giữa châu Á, châu Phi và châu Âu và xa hơn nữa thông qua chi nhiều tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Tập Cận Bình nói rằng thế giới phải tạo ra những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển mở và khuyến khích xây dựng các hệ thống “quy tắc bình đằng, hợp lý và minh bạch cho thương mại và đầu tư trên toàn cầu”.
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Tập cam kết bơm vốn mạnh cho con đường tơ lụa mới, bao gồm bổ sung thêm 100 tỷ Nhân dân tệ (14,5 tỷ USD) cho Quỹ Con đường tơ lụa hiện có, 380 tỷ Nhân dân tệ dưới dạng vốn vay từ hai ngân hàng chính sách, và 60 tỷ Nhân dân tệ tiền viện trợ cho các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế tại các quốc gia mà tuyến thương mại này đi qua.
Ngoài ra, Chủ tịch Trung Quốc nói nước này sẽ khuyến khích các định chế tài chính tăng cường các hoạt động cấp vốn bằng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài, với tổng trị giá 300 tỷ Nhân dân tệ.
Như vậy, tổng số vốn trong cam kết mà ông Tập Cận Bình đưa ra lần này là 840 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 124 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Tập không đưa ra khung thời gian cụ thể cho các khoản vay, viện trợ và cấp vốn mới được cam kết.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh có lãnh đạo của 29 quốc gia, đại diện của Liên hiệp quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh nói rằng nước này là một “đối tác tự nhiên” của con đường tơ lụa mới, trong khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, ca ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh.
“Sự kết nối các mối quan hệ đối tác kinh tế và đầu tư với quy mô lớn như vậy là chưa từng có trong lịch sử”, ông Sharif nói.
Những lo ngại
Cố vấn Nhà Trắng Matt Pottinger nói Mỹ hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự kết nối hạ tầng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”, và nói rằng các công ty Mỹ có thể cung cấp những dịch vụ giá trị cao cho sáng kiến này.
Chỉ vài giờ trước khi khai mạc hội nghị, Triều Tiên thực hiện một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, tiếp tục thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng. Vào hôm thứ Sáu, Mỹ đã phàn nàn với Trung Quốc về việc mời đoàn đại biểu Triều Tiên tham dự hội nghị này.
Đoàn đại biểu Triều Tiên khá kín tiếng và hầu như không có bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của họ ảnh hưởng đến hội nghị, bất chấp sự phàn nàn của Mỹ.
Ấn Độ từ chối cử đoàn đại biểu tới Bắc Kinh tham dự hội nghị, cho thấy sự không hài lòng của New Delhi với Trung Quốc về việc nước này phát triển một hành lang thương mại 57 tỷ USD với Pakistan đi qua lãnh thổ tranh chấp Kashmir.
“Không một quốc gia nào có thể chấp nhận một dự án phớt lờ mối quan tâm lớn của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay nói. Ông Baglay cũng nhấn mạnh mối lo về “nợ thiếu bền vững” của các quốc gia tham gia sáng kiến con đường tơ lụa mới.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Zhong Shan nói nước này dự kiến trong 5 năm tới sẽ nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 2 nghìn tỷ USD từ các quốc gia tham gia con đường tơ lụa mới.
Tuy nhiên, một số quan chức ngoại giao phương Tây đã bày tỏ lo ngại rằng hội nghị thượng đỉnh này và kế hoạch “Vành đai và Con đường” là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Họ cũng lo ngại về tính minh bạch và khả năng tiếp cận của các công ty nước ngoài với các dự án trong kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Steven Ciobo nói nước này cởi mở trong việc xem xét những cơ hội thương mại mà kế hoạch con đường tơ lụa mới của Trung Quốc mang lại, nhưng bất kỳ kế hoạch này cũng sẽ tùy thuộc vào lợi ích quốc gia.
“Sẽ không áp đặt”
“Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển của mình với tất cả mọi quốc gia”, ông Tập Cận Bình nói. “Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội hay mô hình phát triển của mình, và sẽ không áp đặt quan điểm của chúng tôi lên nước khác”, ông Tập nói.
“Thông qua thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi theo lối mòn của cuộc chơi giữa các quốc gia thù địch. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một mô hình mới của sự phát triển và đôi bên cùng có lợi”, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu.
Ông Tập cũng nói con đường tơ lụa mới sẽ mở cửa cho tất cả các quốc gia tham gia, bao gồm cả các nước ở châu Phi và châu Mỹ, những nước không nằm trên con đường tơ lụa truyền thống. “Cho dù họ đến từ châu Á, châu Âu, châu Phi, hay châu Mỹ, họ đều là đối tác hợp tác trong việc xây dựng Vành đai và Con đường”, nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố.
Ý tưởng về hợp tác và bao trùm được mở rộng sang việc cấp vốn cho các dự án và các khoản đầu tư dọc theo con đường tơ lụa mới - tuyến thương mại nằm cả trên đất liền và trên biển. “Chúng tôi cần nỗ lực chung giữa các quốc gia trên Vành đai và Con đường để tăng cường hợp tác về cấp vốn”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên nói.
Tại hội nghị, bộ trưởng bộ tài chính từ 27 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đã thông qua một bộ quy tắc về cấp vốn cho các dự án trên con đường tơ lụa mới. Đức không phê chuẩn bộ quy tắc này, nói rằng các công ty Đức sẵn sàng ủng hộ sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhưng sáng kiến này cần có sự minh bạch cao hơn.
Một số đối tác thân cận của Trung Quốc đã có mặt tại hội nghị, bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev... Một số nhà lãnh đạo châu Âu cũng tham dự hội nghị, bao gồm thủ tướng các nước Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp và Hungary.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức tuyên truyền về hội nghị này, bao gồm phát sóng một bài hát tiếng Anh về con đường tơ lụa mới được hát bởi trẻ em từ các quốc gia mà tuyến thương mại này đi qua.