Trung Quốc đầu tư lớn vào nông thôn
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc trong năm nay có thể đạt 62 tỷ Nhân dân tệ
Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Trung Quốc trong năm nay có thể đạt 62 tỷ Nhân dân tệ, tăng hơn 9 tỷ Nhân dân tệ so với năm 2006.
Đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền.
Con số nêu trên là dự đoán, được Uỷ ban Phát triển và cải cách Nhà nước Trung Quốc đưa ra ngày 3/7. Uỷ ban này cho biết, số tiền trên sẽ đầu tư vào các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ lợi, khí tượng và giảm đói nghèo, trong đó tập trung vào các dự án cải tạo giao thông, xây dựng hệ thống điện, xây dựng các chợ tiêu thụ nông sản và củng cố chính quyền cơ sở nông thôn.
Đẩy mạnh đầu tư và cải cách
So với năm 2006, lĩnh vực đầu tư trong năm nay được mở rộng sang các dự án xây dựng trọng điểm như cơ sở hạ tầng nông nghiệp, phát triển sự nghiệp xã hội nông thôn, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để bảo đảm đầu tư trực tiếp vào việc cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, Trung Quốc sẽ chi 36 tỷ Nhân dân tệ trong tổng số 62 tỷ Nhân dân tệ nói trên vào các lĩnh vực như hỗ trợ sản xuất lương thực, văn hoá, y tế và giáo dục , xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, tăng khoảng 5 tỷ Nhân dân tệ so với năm trước.
Những năm qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh đã giúp hàng triệu nông dân thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ nông dân vẫn trong tình trạng khốn cùng. Điều này đặt ra những thách thức to lớn đối với Trung Quốc trong sự nghiệp “xây dựng xã hội khá giả toàn diện”.
Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách mới về y tế để cải thiện điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng các “con đường xanh” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến xe buýt nối thành thị với nông thôn...
Năm nay, công tác tăng cường hiệu quả đất nông nghiệp đang được Chính phủ Trung Quốc quan tâm chặt chẽ, do một diện tích rất lớn đất nông nghệp đã bị đô thị hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng trong những năm công nghiệp hoá.
Mới đây, Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc công bố, nước này sẽ chi 2,6 tỷ USD trong năm 2007 cho công tác dồn điền đổi thửa. Thứ trưởng Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc, Wang Shiyuan cho biết, số tiền lớn gấp đôi so với năm ngoái này sẽ dùng cho việc cải tạo các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa.
Chính phủ thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa là nhằm biến những mảnh đất phân tán, rải rác thành những vùng canh tác rộng lớn, thống nhất hơn với một hệ thống hỗ trợ nông nghiệp như thuỷ lợi, đê điều, mang lại năng suất nông nghiệp cao hơn cho người dân. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020 thông qua việc dồn điền đổi thửa này.
Đột phá vào vùng biên, miền Tây
Chính phủ vừa đưa ra chương trình phát triển mạng lưới đường sắt và kêu gọi phải tăng đầu tư phát triển đường sắt lên 4 lần, vào năm 2010, nhằm mở thêm 17 nghìn km đường sắt, chủ yếu tập trung ở khu vực còn chậm phát triển là miền Trung và miền Tây.
Giữa tháng sáu vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng biên giới xa xôi và đang trong tình trạng kém phát triển so với mặt bằng chung cả nước. Mục tiêu của chương trình là nâng cao mức sống và tình trạng kinh tế xã hội nói chung của các vùng này lên ngang bằng với các vùng miền khác của cả nước, cũng như khơi dậy các tiềm năng to lớn sẵn có của các vùng biên cương.
Kế hoạch này sẽ duy trì từ nay tới năm 2010, đầu tư mới các công trình hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội và những công trình giải quyết các vấn đề của vùng biên. Trong công cuộc đó, các tổ chức tài chính và các ngân hàng được khuyến khích rót vốn với nhiều ưu đãi cho bên vay nào làm ăn và đầu tư vào các vùng biên cương.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông báo từ năm 2007, sẽ trợ cấp cho tất cả cư dân nghèo ở những vùng nông thôn. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc thiết lập một hệ thống trợ cấp trên diện rộng để thu hẹp sự chênh lệch thu nhập giữa các thành phố và nông thôn.
Trung Quốc hy vọng, mạng lưới trợ cấp mới cũng như chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới sẽ giúp xây dựng một xã hội hài hòa hơn.
Đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, miền.
Con số nêu trên là dự đoán, được Uỷ ban Phát triển và cải cách Nhà nước Trung Quốc đưa ra ngày 3/7. Uỷ ban này cho biết, số tiền trên sẽ đầu tư vào các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thuỷ lợi, khí tượng và giảm đói nghèo, trong đó tập trung vào các dự án cải tạo giao thông, xây dựng hệ thống điện, xây dựng các chợ tiêu thụ nông sản và củng cố chính quyền cơ sở nông thôn.
Đẩy mạnh đầu tư và cải cách
So với năm 2006, lĩnh vực đầu tư trong năm nay được mở rộng sang các dự án xây dựng trọng điểm như cơ sở hạ tầng nông nghiệp, phát triển sự nghiệp xã hội nông thôn, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để bảo đảm đầu tư trực tiếp vào việc cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, Trung Quốc sẽ chi 36 tỷ Nhân dân tệ trong tổng số 62 tỷ Nhân dân tệ nói trên vào các lĩnh vực như hỗ trợ sản xuất lương thực, văn hoá, y tế và giáo dục , xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, tăng khoảng 5 tỷ Nhân dân tệ so với năm trước.
Những năm qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh đã giúp hàng triệu nông dân thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ nông dân vẫn trong tình trạng khốn cùng. Điều này đặt ra những thách thức to lớn đối với Trung Quốc trong sự nghiệp “xây dựng xã hội khá giả toàn diện”.
Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách mới về y tế để cải thiện điều kiện khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng các “con đường xanh” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến xe buýt nối thành thị với nông thôn...
Năm nay, công tác tăng cường hiệu quả đất nông nghiệp đang được Chính phủ Trung Quốc quan tâm chặt chẽ, do một diện tích rất lớn đất nông nghệp đã bị đô thị hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng trong những năm công nghiệp hoá.
Mới đây, Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc công bố, nước này sẽ chi 2,6 tỷ USD trong năm 2007 cho công tác dồn điền đổi thửa. Thứ trưởng Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc, Wang Shiyuan cho biết, số tiền lớn gấp đôi so với năm ngoái này sẽ dùng cho việc cải tạo các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa.
Chính phủ thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa là nhằm biến những mảnh đất phân tán, rải rác thành những vùng canh tác rộng lớn, thống nhất hơn với một hệ thống hỗ trợ nông nghiệp như thuỷ lợi, đê điều, mang lại năng suất nông nghiệp cao hơn cho người dân. Trung Quốc dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020 thông qua việc dồn điền đổi thửa này.
Đột phá vào vùng biên, miền Tây
Chính phủ vừa đưa ra chương trình phát triển mạng lưới đường sắt và kêu gọi phải tăng đầu tư phát triển đường sắt lên 4 lần, vào năm 2010, nhằm mở thêm 17 nghìn km đường sắt, chủ yếu tập trung ở khu vực còn chậm phát triển là miền Trung và miền Tây.
Giữa tháng sáu vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng biên giới xa xôi và đang trong tình trạng kém phát triển so với mặt bằng chung cả nước. Mục tiêu của chương trình là nâng cao mức sống và tình trạng kinh tế xã hội nói chung của các vùng này lên ngang bằng với các vùng miền khác của cả nước, cũng như khơi dậy các tiềm năng to lớn sẵn có của các vùng biên cương.
Kế hoạch này sẽ duy trì từ nay tới năm 2010, đầu tư mới các công trình hạ tầng cơ sở, phúc lợi xã hội và những công trình giải quyết các vấn đề của vùng biên. Trong công cuộc đó, các tổ chức tài chính và các ngân hàng được khuyến khích rót vốn với nhiều ưu đãi cho bên vay nào làm ăn và đầu tư vào các vùng biên cương.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông báo từ năm 2007, sẽ trợ cấp cho tất cả cư dân nghèo ở những vùng nông thôn. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Trung Quốc thiết lập một hệ thống trợ cấp trên diện rộng để thu hẹp sự chênh lệch thu nhập giữa các thành phố và nông thôn.
Trung Quốc hy vọng, mạng lưới trợ cấp mới cũng như chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới sẽ giúp xây dựng một xã hội hài hòa hơn.