Trung Quốc đẩy mạnh chấn hưng vùng Đông Bắc
Chính phủ Trung Quốc vừa công bố "Quy hoạch chấn hưng khu vực vành đai Đông Bắc" trên diện tích 1,45 triệu km2
Chính phủ Trung Quốc vừa công bố "Quy hoạch chấn hưng khu vực vành đai Đông Bắc" trên diện tích 1,45 triệu km2 và dân số hơn 120 triệu người.
Mục tiêu trong vòng 10-15 năm tới sẽ phát triển khu vực này thành trung tâm sản xuất và chế biến tầm cỡ quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc còn dự định biến khu vực Đông Bắc thành đầu mối cung ứng nguyên, nhiên liệu quan trọng và là vùng sản xuất lương thực và chăn nuôi lớn của nước này. Dự kiến đến năm 2010, mức thu nhập bình quân GDP trên đầu người ở khu vực Đông Bắc đạt xấp xỉ 22.000 Nhân dân tệ (tương đương 2.880 USD).
Khu vực Đông Bắc Trung Quốc bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và một phần của Khu tự trị Nội Mông với tổng diện tích 1,45 triệu km2 và dân số hơn 120 triệu người. Đây vốn là khu công nghiệp nặng truyền thống của Trung Quốc với phần lớn các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước.
Trong nhiều năm qua, tốc độ phát triển của khu vực này đã chậm lại đáng kể và tụt hậu khá xa so với các khu vực khác ở Trung Quốc.
Chấn hưng Đông Bắc là một nội dung quan trọng trong Quy hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc xác định thúc đẩy phát triển hài hòa giữa các khu vực, theo hướng tổng thể là: "Phát triển miền Tây, chấn hưng Đông Bắc, miền Trung trỗi dậy, miền Đông đi đầu".
Theo quy hoạch vừa được công bố, Chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp các xí nghiệp chuyên sản xuất các loại máy móc hạng nặng, thiết bị nhà máy điện, ô tô và trang thiết bị ngành đường sắt. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư đáng kể cho các lĩnh vực điện tử, thông tin viễn thông, hàng không và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác.
Chánh văn phòng Tiểu ban phụ trách quy hoạch chấn hưng Đông Bắc của Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Trương Quốc Bảo cho biết, từ khi Chính phủ bắt đầu cơ cấu lại khu công nghiệp nặng Đông Bắc năm 2003 đến nay, kinh tế của khu vực này đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này được đẩy nhanh rõ rệt, khoảng cách phát triển so với các khu vực khác được thu hẹp từng năm. Thống kê mới nhất cho thấy, từ năm 2004-2006, GDP của khu vực Đông Bắc lần lượt tăng 12,3%, 12% và 13,5%, đều cao hơn mức tăng của cả nước trong năm.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo của Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện, hôm 20/8, ông Trương Quốc Bảo cho biết, hơn 3 năm qua, tình trạng một số đông doanh nghiệp nhà nước khu vực Đông Bắc làm ăn thua lỗ, công nhân viên dư dôi mất việc, đã được thay đổi. Sản lượng lương thực của khu vực này đạt mức kỷ lục, thu nhập của cư dân tăng trưởng khá nhanh.
Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sắt, hàng không, thủy lợi, điện lực... được khởi công xây dựng, tiến triển thuận lợi, việc xây dựng và bảo vệ môi trường thu được hiệu quả tích cực. Chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt "Qui hoạch chấn hưng khu vực vành đai Đông Bắc" nhằm mục tiêu tổng thể là trong 10 đến 15 năm tới, sẽ xây dựng khu vực Đông Bắc thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có trình độ phát triển tổng hợp tương đối cao.
Để phục vụ chiến lược chấn hưng Đông Bắc, ngay trước khi công bố Quy hoạch nói trên, ngày 18/8, Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới ở thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở vùng Đông-Bắc nước này.
Dự kiến nhà máy điện hạt nhân trên sẽ có 6 tổ máy phát điện cỡ 1 triệu KW, trong đó 4 tổ máy sẽ được xây dựng trong giai đoạn đầu và tổ máy số 1 sẽ hòa điện vào lưới điện trong năm 2012. Ba tổ máy sau sẽ hòa điện trong năm 2014, khi đó sản lượng của nhà máy điện này sẽ đạt 30 tỷ KW/giờ, chiếm 1/10 tổng lượng điện vùng Đông-Bắc.
Ước tính đầu tư cho toàn bộ công trình nhà máy điện hạt nhân này là 6,6 tỷ USD. Nhà máy điện hạt nhân mới sẽ giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang tăng mạnh ở vùng Đông-Bắc.
Trung Quốc hiện có tổng công suất phát điện hạt nhân khoảng 8 triệu KW, chiếm hơn 1% tổng công suất phát điện cả nước, tỷ trọng này thuộc loại thấp trên thế giới.
Chính phủ Trung Quốc dự định nâng tổng công suất phát điện hạt nhân lên 40 triệu Kw vào năm 2020, với việc xây mới 31 nhà máy điện hạt nhân và khu vực Đông Bắc được ưu tiên xây dựng trước nhà máy điện hạt nhân kể trên.
Mục tiêu trong vòng 10-15 năm tới sẽ phát triển khu vực này thành trung tâm sản xuất và chế biến tầm cỡ quốc tế.
Ngoài ra, Trung Quốc còn dự định biến khu vực Đông Bắc thành đầu mối cung ứng nguyên, nhiên liệu quan trọng và là vùng sản xuất lương thực và chăn nuôi lớn của nước này. Dự kiến đến năm 2010, mức thu nhập bình quân GDP trên đầu người ở khu vực Đông Bắc đạt xấp xỉ 22.000 Nhân dân tệ (tương đương 2.880 USD).
Khu vực Đông Bắc Trung Quốc bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và một phần của Khu tự trị Nội Mông với tổng diện tích 1,45 triệu km2 và dân số hơn 120 triệu người. Đây vốn là khu công nghiệp nặng truyền thống của Trung Quốc với phần lớn các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước.
Trong nhiều năm qua, tốc độ phát triển của khu vực này đã chậm lại đáng kể và tụt hậu khá xa so với các khu vực khác ở Trung Quốc.
Chấn hưng Đông Bắc là một nội dung quan trọng trong Quy hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc xác định thúc đẩy phát triển hài hòa giữa các khu vực, theo hướng tổng thể là: "Phát triển miền Tây, chấn hưng Đông Bắc, miền Trung trỗi dậy, miền Đông đi đầu".
Theo quy hoạch vừa được công bố, Chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp các xí nghiệp chuyên sản xuất các loại máy móc hạng nặng, thiết bị nhà máy điện, ô tô và trang thiết bị ngành đường sắt. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ đầu tư đáng kể cho các lĩnh vực điện tử, thông tin viễn thông, hàng không và các ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác.
Chánh văn phòng Tiểu ban phụ trách quy hoạch chấn hưng Đông Bắc của Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Trương Quốc Bảo cho biết, từ khi Chính phủ bắt đầu cơ cấu lại khu công nghiệp nặng Đông Bắc năm 2003 đến nay, kinh tế của khu vực này đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
Tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này được đẩy nhanh rõ rệt, khoảng cách phát triển so với các khu vực khác được thu hẹp từng năm. Thống kê mới nhất cho thấy, từ năm 2004-2006, GDP của khu vực Đông Bắc lần lượt tăng 12,3%, 12% và 13,5%, đều cao hơn mức tăng của cả nước trong năm.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo của Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện, hôm 20/8, ông Trương Quốc Bảo cho biết, hơn 3 năm qua, tình trạng một số đông doanh nghiệp nhà nước khu vực Đông Bắc làm ăn thua lỗ, công nhân viên dư dôi mất việc, đã được thay đổi. Sản lượng lương thực của khu vực này đạt mức kỷ lục, thu nhập của cư dân tăng trưởng khá nhanh.
Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sắt, hàng không, thủy lợi, điện lực... được khởi công xây dựng, tiến triển thuận lợi, việc xây dựng và bảo vệ môi trường thu được hiệu quả tích cực. Chính phủ Trung Quốc vừa phê duyệt "Qui hoạch chấn hưng khu vực vành đai Đông Bắc" nhằm mục tiêu tổng thể là trong 10 đến 15 năm tới, sẽ xây dựng khu vực Đông Bắc thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có trình độ phát triển tổng hợp tương đối cao.
Để phục vụ chiến lược chấn hưng Đông Bắc, ngay trước khi công bố Quy hoạch nói trên, ngày 18/8, Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới ở thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở vùng Đông-Bắc nước này.
Dự kiến nhà máy điện hạt nhân trên sẽ có 6 tổ máy phát điện cỡ 1 triệu KW, trong đó 4 tổ máy sẽ được xây dựng trong giai đoạn đầu và tổ máy số 1 sẽ hòa điện vào lưới điện trong năm 2012. Ba tổ máy sau sẽ hòa điện trong năm 2014, khi đó sản lượng của nhà máy điện này sẽ đạt 30 tỷ KW/giờ, chiếm 1/10 tổng lượng điện vùng Đông-Bắc.
Ước tính đầu tư cho toàn bộ công trình nhà máy điện hạt nhân này là 6,6 tỷ USD. Nhà máy điện hạt nhân mới sẽ giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang tăng mạnh ở vùng Đông-Bắc.
Trung Quốc hiện có tổng công suất phát điện hạt nhân khoảng 8 triệu KW, chiếm hơn 1% tổng công suất phát điện cả nước, tỷ trọng này thuộc loại thấp trên thế giới.
Chính phủ Trung Quốc dự định nâng tổng công suất phát điện hạt nhân lên 40 triệu Kw vào năm 2020, với việc xây mới 31 nhà máy điện hạt nhân và khu vực Đông Bắc được ưu tiên xây dựng trước nhà máy điện hạt nhân kể trên.