Trung Quốc đẩy nhanh điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Năm 2010, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý, ổn định tỷ giá hối đoái
Năm 2010, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng hợp lý, ổn định tỷ giá hối đoái.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 8%, khống chế lạm phát ở mức 3%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 4,6%, kiểm soát chặt chẽ những dự án mới nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư thừa dư...
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh như vậy tại kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa XI, diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh từ ngày 5-14/3, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao nước này cùng gần 3.000 đại biểu.
2010 - năm then chốt với Trung Quốc
Trong báo cáo công tác chính phủ đọc tại kỳ họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh năm 2009 là năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ 21. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đến sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, sự nghiệp cải cách mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại cũng như xây dựng xã hội hài hòa về mọi mặt. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khủng hoảng nhanh hơn dự kiến với tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt 8,7% nhờ hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt tăng 9,8% và 8,5%.
Báo cáo khẳng định năm 2010 là năm quan trọng và then chốt để Trung Quốc tiếp tục đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trung Quốc đang bước vào năm 2010 với thế và lực mới khi nền kinh tế nước này đang có triển vọng vượt Nhật Bản thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, kinh tế nước này đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,7% trong năm 2009, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 4.910 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng 24%, so với năm trước và lên tới 2,4 nghìn tỷ USD.
Vẫn đối mặt nhiều thách thức kinh tế - xã hội
Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cho biết, năm nay Trung Quốc sẽ chi 10,6 tỷ NDT cho kế hoạch phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng "hệ thống ngành nghề" và "mô hình tiêu dùng" có lượng khí thải các bon thấp, thực hiện nhiều biện pháp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu,... Trung Quốc cũng sẽ tiến hành cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu và nới lỏng những quy định về đăng ký hộ khẩu tại các thị trấn và các thành phố vừa và nhỏ. Trong năm 2010, chính phủ sẽ soạn thảo các chính sách nhằm đẩy mạnh sự phát triển ở các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng,...
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nêu ra một số giải pháp mà chính phủ Trung Quốc cần thực hiện để đạt được các mục tiêu trong năm 2010 như cần nâng cao trình độ điều tiết vĩ mô, thực hiện toàn diện chiến lược giáo dục và bồi dưỡng nhân tài...
Ông Ôn Gia Bảo nhận định rằng, mặc dù môi trường phát triển trong năm nay có thể tốt hơn năm ngoái, song Trung Quốc vẫn đứng trước hàng loạt thách thức kinh tế-xã hội như: kinh tế tăng trưởng quá nóng; tranh chấp thương mại gia tăng; khoảng cách giàu-nghèo còn lớn...
Tình trạng sản xuất thừa công suất trong năm qua đang khiến nhiều ngành sản xuất công nghiệp như thép, xi măng, hàng tiêu dùng...của Trung Quốc lâm vào tình trạng hàng tồn kho chất đống, cạnh tranh tiêu diệt nhau. Trung Quốc cũng đối mặt các tranh chấp thương mại dự kiến gia tăng trong năm nay và đây là hệ quả của việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Nguy cơ tín dụng và tình trạng “bong bóng bất động sản”, lạm phát gia tăng cũng là các vấn đề đáng lo ngại của Trung Quốc khi năm 2009, các ngân hàng nước này đã cho vay tới 9.590 tỷ NDT (gần 1,5 nghìn tỷ USD); tăng gần gấp đôi so với mục tiêu cho vay 5.000 tỷ NDT do chính phủ đề ra cho năm 2009. Và khoảng 1/6 trong số đó ước tính đổ vào bất động sản, đẩy giá nhà đất lên 8% trong năm qua...
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 8%, khống chế lạm phát ở mức 3%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 4,6%, kiểm soát chặt chẽ những dự án mới nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư thừa dư...
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh như vậy tại kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa XI, diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh từ ngày 5-14/3, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao nước này cùng gần 3.000 đại biểu.
2010 - năm then chốt với Trung Quốc
Trong báo cáo công tác chính phủ đọc tại kỳ họp, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh năm 2009 là năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ 21. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đến sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, sự nghiệp cải cách mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại cũng như xây dựng xã hội hài hòa về mọi mặt. Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khủng hoảng nhanh hơn dự kiến với tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt 8,7% nhờ hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt tăng 9,8% và 8,5%.
Báo cáo khẳng định năm 2010 là năm quan trọng và then chốt để Trung Quốc tiếp tục đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đẩy nhanh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trung Quốc đang bước vào năm 2010 với thế và lực mới khi nền kinh tế nước này đang có triển vọng vượt Nhật Bản thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc, kinh tế nước này đã đạt tốc độ tăng trưởng 8,7% trong năm 2009, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 4.910 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng 24%, so với năm trước và lên tới 2,4 nghìn tỷ USD.
Vẫn đối mặt nhiều thách thức kinh tế - xã hội
Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cho biết, năm nay Trung Quốc sẽ chi 10,6 tỷ NDT cho kế hoạch phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng "hệ thống ngành nghề" và "mô hình tiêu dùng" có lượng khí thải các bon thấp, thực hiện nhiều biện pháp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu,... Trung Quốc cũng sẽ tiến hành cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu và nới lỏng những quy định về đăng ký hộ khẩu tại các thị trấn và các thành phố vừa và nhỏ. Trong năm 2010, chính phủ sẽ soạn thảo các chính sách nhằm đẩy mạnh sự phát triển ở các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng,...
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nêu ra một số giải pháp mà chính phủ Trung Quốc cần thực hiện để đạt được các mục tiêu trong năm 2010 như cần nâng cao trình độ điều tiết vĩ mô, thực hiện toàn diện chiến lược giáo dục và bồi dưỡng nhân tài...
Ông Ôn Gia Bảo nhận định rằng, mặc dù môi trường phát triển trong năm nay có thể tốt hơn năm ngoái, song Trung Quốc vẫn đứng trước hàng loạt thách thức kinh tế-xã hội như: kinh tế tăng trưởng quá nóng; tranh chấp thương mại gia tăng; khoảng cách giàu-nghèo còn lớn...
Tình trạng sản xuất thừa công suất trong năm qua đang khiến nhiều ngành sản xuất công nghiệp như thép, xi măng, hàng tiêu dùng...của Trung Quốc lâm vào tình trạng hàng tồn kho chất đống, cạnh tranh tiêu diệt nhau. Trung Quốc cũng đối mặt các tranh chấp thương mại dự kiến gia tăng trong năm nay và đây là hệ quả của việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Nguy cơ tín dụng và tình trạng “bong bóng bất động sản”, lạm phát gia tăng cũng là các vấn đề đáng lo ngại của Trung Quốc khi năm 2009, các ngân hàng nước này đã cho vay tới 9.590 tỷ NDT (gần 1,5 nghìn tỷ USD); tăng gần gấp đôi so với mục tiêu cho vay 5.000 tỷ NDT do chính phủ đề ra cho năm 2009. Và khoảng 1/6 trong số đó ước tính đổ vào bất động sản, đẩy giá nhà đất lên 8% trong năm qua...