Trung Quốc đưa quân tới căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài
Năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một căn cứ hậu cần ở Djibouti nhằm tiếp tế cho tàu hải quân
Những chuyến tàu đưa binh sỹ Trung Quốc tới căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở nước ngoài đã lên đường tới Djibouti, quốc gia ở vùng Sừng châu Phi. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội để gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
Theo hãng tin Reuters, vị trí của Djibouti ở rìa phía Tây Nam của Ấn Độ Dương đã làm dấy lên những lo ngại ở Ấn Độ rằng Djibouti sẽ trở thành một quốc gia tiếp theo trong “chuỗi ngọc” các liên minh và tài sản quân sự của Trung Quốc vây quanh Ấn Độ. Hiện “chuỗi ngọc” này đã bao gồm Bangladesh, Myanmar, và Sri Lanka.
Năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một căn cứ hậu cần ở Djibouti nhằm tiếp tế cho tàu hải quân tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình và nhân đạo, nhất là ở Yemen và Somalia.
Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, dù Bắc Kinh chính thức gọi đây là một cơ sở hậu cần.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã chiều ngày 11/7 cho biết những con tàu chở binh sỹ Trung Quốc tới căn cứ ở Djibouti đã khởi hành từ cảng Trạm Giang ở Quảng Đông. Tuy nhiên, bản tin không nói rõ tới bao giờ thì căn cứ này chính thức đi vào hoạt động.
Tân Hoa Xã cho biết việc thành lập căn cứ trên là quyết định được hai quốc gia đưa ra sau “những cuộc đàm phán thân thiện và phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước”. Theo bản tin, căn cứ này sẽ “đảm bảo cho việc thực hiện các sứ mệnh của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình và hỗ trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á”.
“Cơ sở này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm hợp tác quân sự, tập trận chung, sơ tán và bảo vệ người Trung Quốc ở nước ngoài, và cứu hộ khẩn cấp, cũng như cùng duy trì an ninh tại các tuyến đường biển quốc tế chiến lược”, bản tin của Tân Hoa Xã viết.
Tờ nhật báo Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc có bài bình luận trang nhất nói rằng căn cứ quân sự của nước này là Djibouti là một bước đi mang tính cột mốc trong việc tăng cường khả năng của Trung Quốc về đảm bảo hòa bình toàn cầu, nhất là khi nước này có nhiều binh sỹ gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc ở châu Phi và tham gia nhiêu vào các cuộc tuần tra chống cướp biển.
Bài báo nói Trung Quốc không có mục đích bành trướng quân sự hay tham gia chạy đua vũ trang. “Những lời hứa này sẽ không thay đổi vì việc xây dựng cơ sở hậu cần ở nước ngoài này”, theo bài báo.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu có bài xã luận nói sẽ là không sai nếu gọi đây là một căn cứ quân sự. “Chắc chắn đây là căn cứ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc ở nước ngoài và chúng ta sẽ đóng quân ở đó. Đây không phải là một điểm tiếp tế thương mại. Thật dễ hiểu khi dư luận quốc tế chú ý”, bài báo viết.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu nói việc Trung Quốc phát triển quân sự là nhằm bảo vệ an ninh của chính mình, chứ “không nhằm mục đích kiểm soát thế giới”.
Ngoài căn cứ quân sự của Trung Quốc, Djibouti còn là nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Pháp.
Thời gian qua, giới ngoại giao đã đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ mở thêm căn cứ quân sự ở các nước khác, chẳng hạn ở Pakistan, nhưng Chính phủ Trung Quốc phủ nhận điều này.
Theo hãng tin Reuters, vị trí của Djibouti ở rìa phía Tây Nam của Ấn Độ Dương đã làm dấy lên những lo ngại ở Ấn Độ rằng Djibouti sẽ trở thành một quốc gia tiếp theo trong “chuỗi ngọc” các liên minh và tài sản quân sự của Trung Quốc vây quanh Ấn Độ. Hiện “chuỗi ngọc” này đã bao gồm Bangladesh, Myanmar, và Sri Lanka.
Năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một căn cứ hậu cần ở Djibouti nhằm tiếp tế cho tàu hải quân tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình và nhân đạo, nhất là ở Yemen và Somalia.
Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, dù Bắc Kinh chính thức gọi đây là một cơ sở hậu cần.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã chiều ngày 11/7 cho biết những con tàu chở binh sỹ Trung Quốc tới căn cứ ở Djibouti đã khởi hành từ cảng Trạm Giang ở Quảng Đông. Tuy nhiên, bản tin không nói rõ tới bao giờ thì căn cứ này chính thức đi vào hoạt động.
Tân Hoa Xã cho biết việc thành lập căn cứ trên là quyết định được hai quốc gia đưa ra sau “những cuộc đàm phán thân thiện và phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước”. Theo bản tin, căn cứ này sẽ “đảm bảo cho việc thực hiện các sứ mệnh của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình và hỗ trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á”.
“Cơ sở này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm hợp tác quân sự, tập trận chung, sơ tán và bảo vệ người Trung Quốc ở nước ngoài, và cứu hộ khẩn cấp, cũng như cùng duy trì an ninh tại các tuyến đường biển quốc tế chiến lược”, bản tin của Tân Hoa Xã viết.
Tờ nhật báo Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc có bài bình luận trang nhất nói rằng căn cứ quân sự của nước này là Djibouti là một bước đi mang tính cột mốc trong việc tăng cường khả năng của Trung Quốc về đảm bảo hòa bình toàn cầu, nhất là khi nước này có nhiều binh sỹ gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc ở châu Phi và tham gia nhiêu vào các cuộc tuần tra chống cướp biển.
Bài báo nói Trung Quốc không có mục đích bành trướng quân sự hay tham gia chạy đua vũ trang. “Những lời hứa này sẽ không thay đổi vì việc xây dựng cơ sở hậu cần ở nước ngoài này”, theo bài báo.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu có bài xã luận nói sẽ là không sai nếu gọi đây là một căn cứ quân sự. “Chắc chắn đây là căn cứ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc ở nước ngoài và chúng ta sẽ đóng quân ở đó. Đây không phải là một điểm tiếp tế thương mại. Thật dễ hiểu khi dư luận quốc tế chú ý”, bài báo viết.
Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu nói việc Trung Quốc phát triển quân sự là nhằm bảo vệ an ninh của chính mình, chứ “không nhằm mục đích kiểm soát thế giới”.
Ngoài căn cứ quân sự của Trung Quốc, Djibouti còn là nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Pháp.
Thời gian qua, giới ngoại giao đã đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ mở thêm căn cứ quân sự ở các nước khác, chẳng hạn ở Pakistan, nhưng Chính phủ Trung Quốc phủ nhận điều này.