Trung Quốc "khuyên" Mỹ chưa nên tăng lãi suất
"Với trách nhiệm toàn cầu của mình, Mỹ không thể tăng lãi suất vào lúc này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc nói
Giờ không phải là lúc Mỹ nên tăng lãi suất, xét tới tình hình kinh tế toàn cầu - Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ phát biểu trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ China Business News ngày 12/10.
Hãng tin CNBC dẫn bài báo trên cho biết, trả lời phỏng vấn bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra ở Lima, Peru, ông Lâu Kế Vĩ nói chính các nền kinh tế phát triển là nguồn nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay, bởi sự phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế này không tạo ra đủ nhu cầu.
“Nước Mỹ chưa đạt tới thời điểm phù hợp để tăng lãi suất, và với trách nhiệm toàn cầu của mình, Mỹ không thể tăng lãi suất vào lúc này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc nói.
Theo ông Lâu Kế Vĩ, Mỹ nên “gánh vác những trách nhiệm toàn cầu” bởi địa vị của đồng USD là một đồng tiền dự trữ.
Những phát biểu này của người đứng đầu Bộ Tài chính Trung Quốc được đăng tải chỉ vài giờ sau khi Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nói FED có khả năng tăng lãi suất trong năm nay nhưng đó mới chỉ là “một kỳ vọng, chưa phải là một cam kết”.
Khi được hỏi về tình hình kinh tế toàn cầu, ông Lâu Kế Vĩ nói vấn đề không nằm ở các nền kinh tế đang phát triển.
“Thay vào đó, chính sự phục hồi yếu của các nền kinh tế phát triển” đang gây trở ngại cho nền kinh tế toàn cầu, vị quan chức này phát biểu. “Các nước phát triển nên đẩy nhanh sự phục hồi tăng trưởng để tạo cho các nước đang phát triển lực cầu lớn hơn từ bên ngoài”.
Ông Lâu Kế Vĩ hoan nghênh việc châu Âu tiến hành các cải cách cơ cấu, xem đây như một bước tiến tích cực, nhưng nói rằng cuộc khủng hoảng di cư và các vấn đề địa chính trị có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của khu vực.
Về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, ông Lâu Kế Vĩ nói đây là một quá trình lành mạnh, nhưng các nhà hoạch định chính sách nước này cần quản lý thận trọng sự giảm tốc đó.
“Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc là một quá trình lành mạnh, nhưng lại diễn ra vào một giai đoạn nhạy cảm. Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra những điều chỉnh chính xác, giữ cho nền kinh tế ở trong một không gian dễ đoán biết, trong khi tiếp tục thúc đẩy các cải cách cơ cấu”, ông Lâu Kế Vĩ phát biểu.
Cũng tại hội nghị thường niên WB-IMF, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Nghị Cương nói sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc “gần như đã kết thúc”.
Ông Nghị Cương nói những đợt điều chỉnh vừa qua của thị trường chứng khoán không có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Trung Quốc bởi Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp để tránh rủi ro hệ thống.
Hãng tin CNBC dẫn bài báo trên cho biết, trả lời phỏng vấn bên lề hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra ở Lima, Peru, ông Lâu Kế Vĩ nói chính các nền kinh tế phát triển là nguồn nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay, bởi sự phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế này không tạo ra đủ nhu cầu.
“Nước Mỹ chưa đạt tới thời điểm phù hợp để tăng lãi suất, và với trách nhiệm toàn cầu của mình, Mỹ không thể tăng lãi suất vào lúc này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc nói.
Theo ông Lâu Kế Vĩ, Mỹ nên “gánh vác những trách nhiệm toàn cầu” bởi địa vị của đồng USD là một đồng tiền dự trữ.
Những phát biểu này của người đứng đầu Bộ Tài chính Trung Quốc được đăng tải chỉ vài giờ sau khi Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Stanley Fischer nói FED có khả năng tăng lãi suất trong năm nay nhưng đó mới chỉ là “một kỳ vọng, chưa phải là một cam kết”.
Khi được hỏi về tình hình kinh tế toàn cầu, ông Lâu Kế Vĩ nói vấn đề không nằm ở các nền kinh tế đang phát triển.
“Thay vào đó, chính sự phục hồi yếu của các nền kinh tế phát triển” đang gây trở ngại cho nền kinh tế toàn cầu, vị quan chức này phát biểu. “Các nước phát triển nên đẩy nhanh sự phục hồi tăng trưởng để tạo cho các nước đang phát triển lực cầu lớn hơn từ bên ngoài”.
Ông Lâu Kế Vĩ hoan nghênh việc châu Âu tiến hành các cải cách cơ cấu, xem đây như một bước tiến tích cực, nhưng nói rằng cuộc khủng hoảng di cư và các vấn đề địa chính trị có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của khu vực.
Về sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, ông Lâu Kế Vĩ nói đây là một quá trình lành mạnh, nhưng các nhà hoạch định chính sách nước này cần quản lý thận trọng sự giảm tốc đó.
“Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc là một quá trình lành mạnh, nhưng lại diễn ra vào một giai đoạn nhạy cảm. Chính phủ Trung Quốc cần đưa ra những điều chỉnh chính xác, giữ cho nền kinh tế ở trong một không gian dễ đoán biết, trong khi tiếp tục thúc đẩy các cải cách cơ cấu”, ông Lâu Kế Vĩ phát biểu.
Cũng tại hội nghị thường niên WB-IMF, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Nghị Cương nói sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc “gần như đã kết thúc”.
Ông Nghị Cương nói những đợt điều chỉnh vừa qua của thị trường chứng khoán không có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Trung Quốc bởi Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp để tránh rủi ro hệ thống.