Trung Quốc ngày càng “trội” hơn Nhật Bản
Việc một người Trung Quốc được bổ nhiệm làm giám đốc AMRO phản ánh cán cân sức mạnh kinh tế Trung - Nhật đang thay đổi
Nhật báo Asahi của Nhật Bản hôm 6/5 cho biết, việc một người Trung Quốc được bổ nhiệm làm lãnh đạo đầu tiên của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3, một tổ chức giám sát kinh tế khu vực, có thể coi là một dấu hiệu mới về sự nổi lên thành một cường quốc kinh tế của Trung Quốc.
Với 15 nhân viên, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) là cơ quan có chức năng theo dõi tình hình tài chính, đặc biệt tại các nước thành viên ASEAN và sẽ đưa ra những cảnh báo sớm với bất kỳ nước nào cần hỗ trợ về tài chính.
Bên cạnh đó, AMRO còn được hy vọng sẽ thay thế vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc kiểm soát tình hình tài chính ở 10 nước ASEAN và ba nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Wei Benhua, năm nay 63 tuổi, cựu Phó giám đốc Cơ quan Quản lý ngoại hối Trung Quốc, sẽ giữ chức giám đốc văn phòng này trong thời gian một năm. Sau đó, ông Yoichi Nemoto, 51 tuổi, cố vấn Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ lên thay trong vòng 2 năm.
Trước đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn công dân của nước mình nắm giữ vị trí lãnh đạo tổ chức này, bởi Nhật Bản đang nỗ lực duy trì vị trí lãnh đạo nền kinh tế châu Á, trong khi Trung Quốc đang tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Việc bổ nhiệm ông Wei làm giám đốc cơ quan giám sát kinh tế khu vực phản ánh cán cân sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang thay đổi. Năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Thêm vào đó, trong khi Nhật Bản đang cắt giảm viện trợ phát triển chính thức (ODA), Trung Quốc lại gia tăng hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển thêm 30%/năm kể từ năm 2004. Cùng với "Lục địa đen", các nước châu Á hiện là những quốc gia nhận viện trợ chính từ Trung Quốc. Riêng với ASEAN, Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi kim ngạch thương mại song phương trong vòng 5 năm qua.
Trao đổi thương mại bằng đồng Nhân dân tệ cũng đang gia tăng nhanh chóng. Trong quý 1/2011, giá trị trao đổi thương mại bằng đồng bản tệ của Trung Quốc vào khoảng 360 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 70% tổng giá trị trao đổi hàng hóa song phương trong cả năm 2010.
Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng gia tăng sự hiện diện trên thị trường quốc tế, cũng một phần do các doanh nghiệp nước này đang mở rộng hoạt động ở hải ngoại và Bắc Kinh đang gia tăng viện trợ cho các nước đnag phát triển.
Cho tới nay, Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt về tài chính ở châu Á. Đã có 8 chủ tịch của ADB là người Nhật Bản. Để duy trì ảnh hưởng kinh tế đối với khu vực, Nhật Bản dự định sẽ duy trì truyền thống này khi tiếp tục giới thiệu một ứng viên cho vị trí đó, sau khi Chủ tịch đương nhiệm Haruhiko Kuroda mãn nhiệm vào tháng 11 tới.
Nếu ông Kuroda nghỉ hưu, Nhật Bản sẽ tìm một ứng cử viên trong số các cựu thứ trưởng tài chính phụ trách vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ cố gắng cản trở nỗ lực này của Nhật Bản. Nếu Chính phủ Nhật Bản không tìm ra được các ứng cử viên đầy triển vọng trong số các cựu quan chức tài chính, có khả năng ông Kuroda sẽ không thể nghỉ hưu và tiếp tục nắm giữ chức vụ này.
Với 15 nhân viên, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) là cơ quan có chức năng theo dõi tình hình tài chính, đặc biệt tại các nước thành viên ASEAN và sẽ đưa ra những cảnh báo sớm với bất kỳ nước nào cần hỗ trợ về tài chính.
Bên cạnh đó, AMRO còn được hy vọng sẽ thay thế vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong việc kiểm soát tình hình tài chính ở 10 nước ASEAN và ba nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Wei Benhua, năm nay 63 tuổi, cựu Phó giám đốc Cơ quan Quản lý ngoại hối Trung Quốc, sẽ giữ chức giám đốc văn phòng này trong thời gian một năm. Sau đó, ông Yoichi Nemoto, 51 tuổi, cố vấn Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ lên thay trong vòng 2 năm.
Trước đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn công dân của nước mình nắm giữ vị trí lãnh đạo tổ chức này, bởi Nhật Bản đang nỗ lực duy trì vị trí lãnh đạo nền kinh tế châu Á, trong khi Trung Quốc đang tăng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Việc bổ nhiệm ông Wei làm giám đốc cơ quan giám sát kinh tế khu vực phản ánh cán cân sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang thay đổi. Năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
Thêm vào đó, trong khi Nhật Bản đang cắt giảm viện trợ phát triển chính thức (ODA), Trung Quốc lại gia tăng hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển thêm 30%/năm kể từ năm 2004. Cùng với "Lục địa đen", các nước châu Á hiện là những quốc gia nhận viện trợ chính từ Trung Quốc. Riêng với ASEAN, Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi kim ngạch thương mại song phương trong vòng 5 năm qua.
Trao đổi thương mại bằng đồng Nhân dân tệ cũng đang gia tăng nhanh chóng. Trong quý 1/2011, giá trị trao đổi thương mại bằng đồng bản tệ của Trung Quốc vào khoảng 360 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 70% tổng giá trị trao đổi hàng hóa song phương trong cả năm 2010.
Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng gia tăng sự hiện diện trên thị trường quốc tế, cũng một phần do các doanh nghiệp nước này đang mở rộng hoạt động ở hải ngoại và Bắc Kinh đang gia tăng viện trợ cho các nước đnag phát triển.
Cho tới nay, Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt về tài chính ở châu Á. Đã có 8 chủ tịch của ADB là người Nhật Bản. Để duy trì ảnh hưởng kinh tế đối với khu vực, Nhật Bản dự định sẽ duy trì truyền thống này khi tiếp tục giới thiệu một ứng viên cho vị trí đó, sau khi Chủ tịch đương nhiệm Haruhiko Kuroda mãn nhiệm vào tháng 11 tới.
Nếu ông Kuroda nghỉ hưu, Nhật Bản sẽ tìm một ứng cử viên trong số các cựu thứ trưởng tài chính phụ trách vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ cố gắng cản trở nỗ lực này của Nhật Bản. Nếu Chính phủ Nhật Bản không tìm ra được các ứng cử viên đầy triển vọng trong số các cựu quan chức tài chính, có khả năng ông Kuroda sẽ không thể nghỉ hưu và tiếp tục nắm giữ chức vụ này.