Trung Quốc nhận thầu và “quả đắng” của ngành cơ khí
Phần nào nhờ sự kiện biển Đông, “bi kịch” ngành cơ khí phải chịu đựng nhiều năm qua đã được phơi bày
“Có thể nói, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề khi các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu các dự án công nghiệp hầu như không dành phần việc nào cho cơ khí trong nước”.
Đó là bình luận của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), khi nhìn lại 12 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.
Giá trị của ngành cơ khí năm 2013 đạt 700 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư, thiếu công nghiệp phụ trợ, và đặc biệt là việc hầu hết dự án công nghiệp dùng cơ chế chỉ định thầu hoặc cơ chế đấu thầu giá thấp, nên đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc.
Từ năm 2003 đến 2011, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án xi măng và nhiều dự án giao thông.
Riêng về nhiệt điện, có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu.
Đa phần các dự án này bị chậm tiến độ từ 3 tháng - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế.
Ở một số dự án, diễn ra tình trạng thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp, dẫn tới đội giá hợp đồng.
Đáng chú ý, nhiều nhà thầu đã đưa vật tư sắt thép, phụ tùng, phụ kiện có thể chế tạo tại Việt Nam và cả lao động phổ thông sang các công trình mà họ làm tổng thầu.
Tại nhà máy alumin Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu USD, giao lại cho Việt Nam 170 tỷ đồng (không được 8 triệu USD). Trong khi đó, nhà máy alumin Nhân Cơ có giá trị hợp đồng là 499 triệu USD, thì giao thầu phụ Việt Nam là 53 tỷ đồng (2,5 triệu USD).
Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho rằng, một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là… chính sách của chúng ta. Luật Đấu thầu đã ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp mà chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ về chất lượng thiết bị.
Luật này và các nghị định hướng dẫn thực hiện chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu hướng dẫn về hệ số quy đổi liên quan đến xuất sứ vật tư, phụ kiện hàng hóa khi xét giá đánh giá, gây nhiều khó khăn trong công tác xét thầu và vì thế chỉ chọn được nhà thầu với giá thấp.
“Cả thế giới phải thua Trung Quốc nếu chỉ xét về giá. Do đó, Trung Quốc đã thắng thầu hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam”, theo ông Thụ.
Trong khi đó, năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế, chỉ “thích” chọn phương pháp đấu thầu EPC mà ngại trong việc tách các phần công việc, để có các gói thầu phù hợp với điều kiện nhà thầu trong nước làm được.
Còn sau khi đã ký tổng thầu, công tác kiểm tra giám sát đánh giá năng lực nhà thầu của chủ đầu tư còn yếu, chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp chế tài xử lý vi phạm nhà thầu…
Một lý do nữa không kém quan trọng là vấn đề tài chính, theo đó nhiều dự án thực hiện chỉ định thầu EPC là do nhà thầu Trung Quốc thu xếp tài chính từ nguồn vay Trung Quốc, với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản.
Ông Thụ cho biết, VAMI đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp giám sát, kiểm tra, chế tài việc nhiều dự án trọng điểm quốc gia (như nhiệt điện, khai khoáng, xi măng…) do nhà thầu Trung Quốc thực hiện mà không tạo điều kiện cho thầu phụ Việt Nam, và đặc biệt là những dự án sử dụng lao động phổ thông trong công trình.
“Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã đề nghị cần phải có các chế tài mạnh mẽ để hạn chế việc nhà thầu Trung Quốc sử dụng lao động phổ thông và thiết bị phụ trợ trong nước đã sản xuất và chế tạo được”, ông kể.
“Chúng tôi luôn cho rằng phải chọn các nhà thầu có năng lực thực sự về công nghệ, bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt, cơ chế quản lý tiên tiến và có cam kết sử dụng lực lượng cơ khí trong nước tham gia chế tạo lắp đặt, để tạo điều kiện phát triển ngành cơ khí trong nước”.
Gần đây nhất, trước tình hình biển Đông dẫn đến một số dự án tổng thầu Trung Quốc làm tại Việt Nam có những trục trặc nhất định, VAMI đã gửi báo cáo lên Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do Trung Quốc đang thi công dở dang, để huy động lực lượng trong nước kết hợp với các nhà thầu nước ngoài khác hoàn chỉnh các dự án này.
“Đây là một thách thức lớn, song cũng là cơ hội để các nhà thiết kế và xây lắp trong nước vượt lên chính mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước trở thành một nước văn minh, cường thịnh, tồn tại bên cạnh nước láng giềng đầy bất trắc”, ông Thụ nhấn mạnh.
Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, các vấn đề mà VAMI nêu cũng đã được giới chuyên gia nêu lên nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng chưa được quan tâm thích đáng.
Ông hy vọng với các diễn biến gần đây, chính sách đối với lĩnh vực này sẽ có sự đổi thay cơ bản, để từ đó thay đổi được tình hình trên thực tế.
Đó là bình luận của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), khi nhìn lại 12 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.
Giá trị của ngành cơ khí năm 2013 đạt 700 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn đầu tư, thiếu công nghiệp phụ trợ, và đặc biệt là việc hầu hết dự án công nghiệp dùng cơ chế chỉ định thầu hoặc cơ chế đấu thầu giá thấp, nên đều lọt vào tay các nhà thầu Trung Quốc.
Từ năm 2003 đến 2011, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án xi măng và nhiều dự án giao thông.
Riêng về nhiệt điện, có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu.
Đa phần các dự án này bị chậm tiến độ từ 3 tháng - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số thiết bị phụ trợ chất lượng thấp thường bị thay thế.
Ở một số dự án, diễn ra tình trạng thay đổi thiết bị so với cam kết ban đầu, thay đổi tiêu chuẩn vật liệu, thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp, dẫn tới đội giá hợp đồng.
Đáng chú ý, nhiều nhà thầu đã đưa vật tư sắt thép, phụ tùng, phụ kiện có thể chế tạo tại Việt Nam và cả lao động phổ thông sang các công trình mà họ làm tổng thầu.
Tại nhà máy alumin Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu USD, giao lại cho Việt Nam 170 tỷ đồng (không được 8 triệu USD). Trong khi đó, nhà máy alumin Nhân Cơ có giá trị hợp đồng là 499 triệu USD, thì giao thầu phụ Việt Nam là 53 tỷ đồng (2,5 triệu USD).
Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho rằng, một trong những nguyên nhân đầu tiên chính là… chính sách của chúng ta. Luật Đấu thầu đã ưu tiên các nhà thầu có giá bỏ thầu thấp mà chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ về chất lượng thiết bị.
Luật này và các nghị định hướng dẫn thực hiện chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu hướng dẫn về hệ số quy đổi liên quan đến xuất sứ vật tư, phụ kiện hàng hóa khi xét giá đánh giá, gây nhiều khó khăn trong công tác xét thầu và vì thế chỉ chọn được nhà thầu với giá thấp.
“Cả thế giới phải thua Trung Quốc nếu chỉ xét về giá. Do đó, Trung Quốc đã thắng thầu hầu hết các dự án lớn tại Việt Nam”, theo ông Thụ.
Trong khi đó, năng lực của các chủ đầu tư còn hạn chế, chỉ “thích” chọn phương pháp đấu thầu EPC mà ngại trong việc tách các phần công việc, để có các gói thầu phù hợp với điều kiện nhà thầu trong nước làm được.
Còn sau khi đã ký tổng thầu, công tác kiểm tra giám sát đánh giá năng lực nhà thầu của chủ đầu tư còn yếu, chưa quyết liệt thực hiện các biện pháp chế tài xử lý vi phạm nhà thầu…
Một lý do nữa không kém quan trọng là vấn đề tài chính, theo đó nhiều dự án thực hiện chỉ định thầu EPC là do nhà thầu Trung Quốc thu xếp tài chính từ nguồn vay Trung Quốc, với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản.
Ông Thụ cho biết, VAMI đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp giám sát, kiểm tra, chế tài việc nhiều dự án trọng điểm quốc gia (như nhiệt điện, khai khoáng, xi măng…) do nhà thầu Trung Quốc thực hiện mà không tạo điều kiện cho thầu phụ Việt Nam, và đặc biệt là những dự án sử dụng lao động phổ thông trong công trình.
“Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã đề nghị cần phải có các chế tài mạnh mẽ để hạn chế việc nhà thầu Trung Quốc sử dụng lao động phổ thông và thiết bị phụ trợ trong nước đã sản xuất và chế tạo được”, ông kể.
“Chúng tôi luôn cho rằng phải chọn các nhà thầu có năng lực thực sự về công nghệ, bảo đảm chất lượng sản phẩm tốt, cơ chế quản lý tiên tiến và có cam kết sử dụng lực lượng cơ khí trong nước tham gia chế tạo lắp đặt, để tạo điều kiện phát triển ngành cơ khí trong nước”.
Gần đây nhất, trước tình hình biển Đông dẫn đến một số dự án tổng thầu Trung Quốc làm tại Việt Nam có những trục trặc nhất định, VAMI đã gửi báo cáo lên Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị cho kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do Trung Quốc đang thi công dở dang, để huy động lực lượng trong nước kết hợp với các nhà thầu nước ngoài khác hoàn chỉnh các dự án này.
“Đây là một thách thức lớn, song cũng là cơ hội để các nhà thiết kế và xây lắp trong nước vượt lên chính mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước trở thành một nước văn minh, cường thịnh, tồn tại bên cạnh nước láng giềng đầy bất trắc”, ông Thụ nhấn mạnh.
Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, các vấn đề mà VAMI nêu cũng đã được giới chuyên gia nêu lên nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng chưa được quan tâm thích đáng.
Ông hy vọng với các diễn biến gần đây, chính sách đối với lĩnh vực này sẽ có sự đổi thay cơ bản, để từ đó thay đổi được tình hình trên thực tế.