Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài
Số vụ mua bán doanh nghiệp giữa các công ty Trung Quốc và đối tác ngoại từ đầu năm đạt mức kỷ lục 217 vụ, trị giá 24,3 tỷ USD
Với tỷ giá Nhân dân tệ gia tăng cùng mối lo về việc nắm quá nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc đang mạnh tay mua lại các công ty nước ngoài, theo hãng tin CNBC.
Hãng tin này dẫn số liệu từ công ty tư vấn Dealogic cho biết, số vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các công ty Trung Quốc và đối tác nước ngoài từ đầu năm đến nay đã tăng 29% lên mức kỷ lục 217 vụ, trị giá 24,3 tỷ USD.
Đồng Nhân dân tệ thời gian qua đã tăng giá đáng kể so với USD, đạt mức tỷ giá cao kỷ lục so với bạc xanh hôm 26/7. Năm ngoái, Nhân dân tệ tăng giá 6% so với USD. Sự tăng giá của đồng tiền này làm gia tăng khả năng thâu tóm doanh nghiệp ngoại của Trung Quốc trên thị trường M&A.
Mỹ đang là thị trường mua bán doanh nghiệp được Trung Quốc chú trọng hàng đầu. Năm nay, đã có 33 thỏa thuận mua lại được các công ty Trung Quốc tiến hành ở Mỹ, trị giá 2,3 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ đối với một quốc gia nào khác. Nước có số doanh nghiệp được Trung Quốc mua lại nhiều thứ nhì là Australia.
“Trước năm 2005, Trung Quốc nắm giữ dự trữ ngoại hối chủ yếu dưới dạng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ. Sau đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa dự trữ, và M&A ở nước ngoài là một phần của xu hướng này”, ông Jim Iourio, Giám đốc điều hành công ty TJM Institution Services, cho biết.
Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất thế giới, ở mức 1,2 nghìn tỷ USD. Khối tài sản này có thể sẽ gặp rắc rối nếu Washington không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước ngày 2/8 hoặc bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm.
Ông Iuorio cũng cho rằng, không có chuyện ngẫu nhiên mà Trung Quốc hướng hoạt động thâu tóm doanh nghiệp vào các quốc gia giàu tài nguyên như Australia. Đây là cách để Trung Quốc tiếp cận với nguồn tài nguyên ở các nước này, phục vụ cho nền kinh tế trong nước đang phát triển với tốc độ cao.
Tuy nhiên, hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay còn chưa thấm vào đâu so với những gì Nhật Bản đã thực hiện trên đất Mỹ trong thập niên 1980 mà đỉnh cao là việc Mỹ định bán cả tòa nhà Rockerfeller Center cho công ty bất động sản Mitsubishi Estate Company of Tokyo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý hơn khi thâu tóm các doanh nghiệp của Mỹ.
Hãng tin này dẫn số liệu từ công ty tư vấn Dealogic cho biết, số vụ mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các công ty Trung Quốc và đối tác nước ngoài từ đầu năm đến nay đã tăng 29% lên mức kỷ lục 217 vụ, trị giá 24,3 tỷ USD.
Đồng Nhân dân tệ thời gian qua đã tăng giá đáng kể so với USD, đạt mức tỷ giá cao kỷ lục so với bạc xanh hôm 26/7. Năm ngoái, Nhân dân tệ tăng giá 6% so với USD. Sự tăng giá của đồng tiền này làm gia tăng khả năng thâu tóm doanh nghiệp ngoại của Trung Quốc trên thị trường M&A.
Mỹ đang là thị trường mua bán doanh nghiệp được Trung Quốc chú trọng hàng đầu. Năm nay, đã có 33 thỏa thuận mua lại được các công ty Trung Quốc tiến hành ở Mỹ, trị giá 2,3 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ đối với một quốc gia nào khác. Nước có số doanh nghiệp được Trung Quốc mua lại nhiều thứ nhì là Australia.
“Trước năm 2005, Trung Quốc nắm giữ dự trữ ngoại hối chủ yếu dưới dạng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ. Sau đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa dự trữ, và M&A ở nước ngoài là một phần của xu hướng này”, ông Jim Iourio, Giám đốc điều hành công ty TJM Institution Services, cho biết.
Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất thế giới, ở mức 1,2 nghìn tỷ USD. Khối tài sản này có thể sẽ gặp rắc rối nếu Washington không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước ngày 2/8 hoặc bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm.
Ông Iuorio cũng cho rằng, không có chuyện ngẫu nhiên mà Trung Quốc hướng hoạt động thâu tóm doanh nghiệp vào các quốc gia giàu tài nguyên như Australia. Đây là cách để Trung Quốc tiếp cận với nguồn tài nguyên ở các nước này, phục vụ cho nền kinh tế trong nước đang phát triển với tốc độ cao.
Tuy nhiên, hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay còn chưa thấm vào đâu so với những gì Nhật Bản đã thực hiện trên đất Mỹ trong thập niên 1980 mà đỉnh cao là việc Mỹ định bán cả tòa nhà Rockerfeller Center cho công ty bất động sản Mitsubishi Estate Company of Tokyo. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý hơn khi thâu tóm các doanh nghiệp của Mỹ.